Làm thế nào để chó hiền

Nuôi hay tiếp xúc với một chú chó hung dữ ở bất kỳ giống loài nào cũng dễ khiến bạn sợ hãi. Thậm chí còn khiến bạn gặp nguy hiểm như bị cắn, bị tấn công, ở một số giống chó lớn như Pitbull, Rottweiler, Becgie, Doberman,

Chờ chút!

Có thể bạn cần xem:

Cách huấn luyện chó Pitbull tại nhà không gây nguy hiểm

Hơn hết, một điều đáng sợ hơn là khi chú cún ngoan ngoãn và thân thiện của bạn bỗng một ngày đột nhiên trở nên hung dữ,gầm gừ, nhe răng cắn phá đồ đạc, tấn công con vật khác và tấn công cả bạn.

Vậy, bạn nên làm gì khi cún trở nên hung dữ?

Làm thế nào để huấn luyện một chú chó hung dữ?

Trước hết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân khiến chú chó của bạn trở nên hung dữ!

Contents

  • 1. Tại sao chó lại tỏ ra hung dữ?
    • 1.1. Chó bị bệnh hoặc bị thương tích
    • 1.2. Nỗi sợ khiến chó trở nên hung dữ
    • 1.3. Bản năng sở hữu của chó
    • 1.4. Chó trở nên hung dữ khi thể hiện sự thống trị
    • 1.5. Sự thất vọng của chú cún
  • 2. Làm thế nào để ngăn chặn sự hung dữ ở chó
    • 2.1. Một số dụng cụ giúp kiềm chế khi chó hung dữ
      • 2.1.1. Rọ mõm
      • 2.1.2. Vòng kẹp cổ [dây xích cổ có ngạnh]
      • 2.1.3. Vòng cổ điện tử dành cho chó
    • 2.2. Điều cần tránh khi đối phó với một chú chó hung dữ
      • 2.2.1. Dùng hình phạt bạo lực thân thể để răn đe một chú chó hung dữ
      • 2.2.2. Hình phạt tinh thần cũng không được sử dụng khi kiềm chế một chú chó hung dữ
      • 2.2.3. Phớt lờ các biểu hiện của sự hung dữ khi cún còn nhỏ
      • 2.2.4. Phớt lờ những dấu hiệu nhỏ nhặt
    • 2.3. Cách ngăn chặn sự hung dữ ở một con chó
      • CHỦ CHÓ NÊN LÀM GÌ ĐẦU TIÊN?
      • 2.3.1. Tình huống 1: Chó của bạn chỉ hung dữ với người lạ
      • 2.3.2. Tình huống số 2: Chó hung dữ khi đang ăn
      • 2.3.3. Tình huống 3: Chú chó hung dữ do bị bạo hành trong quá trình nuôi
      • 2.3.4. Tình huống 4: Chó của bạn đột nhiên hung dữ với bạn [chủ của nó]
      • 2.3.5. Tình huống 5: Chó đột nhiên hung dữ khi có người lạ tấn công bạn [chủ của chó]
  • 3. Làm thế nào để huấn luyện một chú chó hung dữ
    • 3.1. Lưu ý trong huấn luyện một chú chó hung dữ
    • 3.2. Nơi huấn luyện một chú chó hung dữ
    • Có thể bạn quan tâm:

1. Tại sao chó lại tỏ ra hung dữ?

Biết lý do tại sao con chó của bạn lại hành động hung hăng là điều quan trọng để tìm ra phương án tốt nhất nhằm ngăn chặn hành vi đáng sợ này.Có một số nguyên nhân phổ biến gây ra sự hung dữ ở chó như sau:

1.1. Chó bị bệnh hoặc bị thương tích

Nguyên nhân này thường phổ biến với những chú chó chưa từng hung dữ những lại đột nhiên tỏ ra giận dữ, cáu kỉnh.

Một trong những loại bệnh nguy hiểm nhất ở chó là bệnh dại. Chó bị dại thường có biểu hiện:

  • Cắn khi không bị trêu chọc, dễ bị kích động
  • Chán ăn hoặc ăn những thứ khác thường
  • Chạy mà không có lý do rõ ràng
  • Thay đổi trong âm thanh: sủa khàn và gầm gừ, sủa không ra tiếng
  • Tiết quá nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép
  • Không phân biệt được chủ lẫn người lạ khi bệnh trở nặng, tự cắn bản thân hoặc bất cứ vật hay người lại gần.

Bệnh dại tiến triển nhanh và gây tử vong ở chó, và cũng dễ lây lan sang người nếu bị chó cắn. Vì vậy, lúc cún bị bệnh này bạn cần nhốt chúng ở nơi an toàn cho gia đình, gọi bác sĩ thú y đến nếu có điều kiện, đừng cố lại gần vuốt ve hay âu yếm vì chúng đã mất kiểm soát bản thân rồi.

Cách tốt nhất là hãy tiêm phòng dại ngay từ khi mang chó về nuôi bạn nhé.

Nếu cún đã phòng dại đầy đủ nhưng bỗng trở nên hung dữ, hãy xem xét một số bệnh khác như sau:

Các bệnh khiến cún bị đau như: viêm khớp, gãy xương, chấn thương nội tạng, các khối u, vết rách, Đau là một nguyên nhân đặc biệt phổ biến gây ra sự hung dữ ở chó bởi nó khiến chúng khó chịu và căng thẳng cũng giống như con người vậy.

Nếu chó bạn bị đau và bạn vẫn có thể tiếp xúc với nó hãy kiểm tra vết thương nằm ở đâu, còn không hãy đưa chó đến bác sĩ thú ý. Tìm ra nguyên nhân gây đau thì mới chữa cho cún được.

Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc của người về cho cún uống đặc biệt là thuốc giảm đau, nhiều loại thuốc của người sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới bao tử của cún.

Một số thương tích ở chó có thể dễ dàng nhận thấy được gây ra bới các nguyên nhân như: Chúng vừa cắn nhau với con chó khác, chúng vừa bị đánh đập bởi người lạ, vừa bị ngã [té],

1.2. Nỗi sợ khiến chó trở nên hung dữ

Một con chó sợ hãicó thể dễ dàng phát triển hành vi hung hăng.

Nỗi sợ hãi khiến chó cảm thấy rằng chúng đang gặp nguy hiểm, không thể trốn thoát và cần phải tự vệ.

Ví dụ, điều này có thể xảy ra nếu một con chó bị lùi vào một góc không có lối thoát hoặc nếu nó nghĩ rằng một bàn tay giơ lên ​​trên đầu nó có nghĩa là nó sẽ bị đánh.

Nếu bạn nhận nuôi một chú chó lớn có biểu hiện hung hăng hoặc sợ hãi hơn mức bình thường, nó có thể đã bị ngược đãi, bị bỏ rơi, trải qua một sự kiện đau buồn hoặc khôngđược hòa nhập xã hội đúng cách như một con chó con.Bất kỳ thông tin nào bạn có thể nhận được từ nơi bạn nhận nuôi con chó có thể giúp bạn xác định cách tốt nhất để xử lý tình huống này.

Một số trường hợp xảy ra khi kết thúc một khóa huấn luyện chó nào đó mà cún bạn tham gia. Lúc này, nguyên nhân chó hung dữ có thể do chúng bị người huấn luyện đánh đập, đối xử tàn nhẫn. Cho nên hãy luôn tìm hiểu kỹ nơi huấn luyện chó trước khi gửi gắm cún cưng vào học bạn nhé.

1.3. Bản năng sở hữu của chó

Sự hung hăng chiếm hữuhay sở hữu của các giống chó có bản năng này chính là lý do chúng được dùng để giữ nhà, bảo vệ chủ hay tấn công kẻ thù. Tuy nhiên, một số con chó thể hiện sự chiếm hữu một cách thái quá khiến chúng mất kiểm soát, tỏ ra hung dữ khi bảo về một thứ gì đó như: đồ ăn, đồ chơi của chúng,

Một con chó có biểu hiện hung hăng chiếm hữu có thể gầm gừ nếu ai đó đến gần bát thức ăn của nó hoặc đến quá gần khi nó đang nhai một món đồ chơi yêu thích.

Một con chó cũng có thể cắn một người lạ bước vào nhà của bạn, vì nó cho rằng đó là lãnh thổ của nó và bản năng bảo vệ lãnh thổ được phát huy.

Mức độ gây hấn có thể khác nhau từ con chó này sang con chó khác và giữa các đối tượng.Ví dụ, con chó của bạn có thể không quan tâm nếu bạn ngồi xuống và cưng nựng nó khi nó nhai đồ chơi bằng cao su, nhưng nó có thể quay lại và ngoạm vào bạn khi bạn làm điều tương tự trong khi nó nhai thức ăn.

1.4. Chó trở nên hung dữ khi thể hiện sự thống trị

Những con chó đôi khi cư xử hung dữ để thể hiện sự thống trị.Điều này thường hướng đến những con chó khác, nhưng nó cũng có thể xảy ra với người.

Điều quan trọng là phải hiểu rằng sự thống trị là mộthành vi, không phải là một đặc điểm tính cách.

Những con chó biểu hiện hành vi thống trị cảm thấy rằng chúng phải chứng minh rằng chúng có khả năng xử lý tình huống.Tiếng gầm gừ, gầm gừ hoặc cắn xé xảy ra khi chúng cảm thấy vị trí của mình đang bị thách thức.

Thật không may, mọi người thường nhầm nguyên nhân gây ra sự hung dữ của chó là hành vi liên quan đến sự thống trị khi có thể có một nguyên nhân khác.Trên thực tế, hành vi gây hấn thống trị gần như không phổ biến như các nguyên nhân gây hấn khác.

1.5. Sự thất vọng của chú cún

Bạn đừng nghĩ rằng chỉ có con người mới thất vọng, chú cún của bạn cũng có đấy. Sự hung hăng gây ra bởi sự thất vọng thường xảy ra khi một con chó thất vọng vì không thể tiếp cận một cái gì đó. Kiểu hung dữ này thường gặp ở những con chó hay bị xích, bị nhốt, Ví dụ, một con chó bị xích trong sân có thể dành cả ngày căng thẳng với một con chó sống bên kia đường được thả tự do. Con chó bị kiềm chế thường sủa và gầm gừ dữ dội hơn khi sự thất vọng ngày càng lớn.Khi chủ nhân đến gần, con chó có thể chuyển hướng thất vọng và cắn chủ.

Sự thất vọng cũng dễ xảy ra khi bạn đột nhiên mang một chú cún hay con vật nuôi khác về nhà và cưng nựng chúng hơn chú cún của mình. Lúc này cún có thể trút giận lên con vật bạn vừa mang về.

Hãy cẩn thận để không hiểu sai về sự hung dữ của chú cún nhà bạn.Tìm được nguyên nhân chính xác thì mới giải quyết được vấn đề hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Huấn luyện Doberman trở thành chú chó thông minh bậc nhất

2. Làm thế nào để ngăn chặn sự hung dữ ở chó

Trước hết, bạn có thể tham khảo một số dụng cụ giúp làm giảm sự hung dữ ở chó, và đảm bảo độ an toàn cho người hay vật xung quanh bạn khi chú chó của bạn đột nhiên tấn công.

2.1. Một số dụng cụ giúp kiềm chế khi chó hung dữ

2.1.1. Rọ mõm

Rọ mõm là một công cụ tuyệt vời để sử dụng nếu bạn có một con chó cắn hoặc đe dọa các động vật khác.Một chú chó bị rọ mõm không thể gây nguy hiểm bằng cách cắn được nữa nên bạn có thể yên tâm, đặc biệt khi bạn dắt chúng ra ngoài đi dạo.

Để huấn luyện chó đeo rọ mõm, hãy đặt rọ mõm cho chó khoảng một giờ trước một hoạt động thú vị như ăn uống hoặc chơi.Điều này giúp chú chó nhận thấy việc đeo rọ mõm không có gì đáng sợ và mỗi lần đeo có nghĩa là nó sắp được ăn hoặc chơi.

2.1.2. Vòng kẹp cổ [dây xích cổ có ngạnh]

Khác với dây xích thông thường, loại vòng kẹp cổ hay còn gọi là vòng ngạnh này được thiết kế đặc biệt để khống chế những con chó đặc biệt hung dữ.

Nguyên lý hoạt động của vòng kẹp cổ là: Khi một con chó được đeo vòng kẹp cổ, những chiếc ngạnh chỉ đơn giản là chạm vào da của con chó;tuy nhiên, khi con chó bắt đầu kéo căng dây buộc ở cổ thì vòng kẹp cổ sẽ siết chặt lại.Khi các liên kết kéo chặt, các ngạnh ở mặt sau của cổ áo sẽ kẹp cổ chó và gây ra cảm giác khó chịu buộc chúng phải lùi lại để giảm độ căng của dây xích.

Lưu ý: Bạn chỉ nên sử dụng dụng cụ này nếu là người có kinh nghiệm trong việc nuôi và huấn luyện chó. Còn nếu không, dụng cụ này có thể gây tổn thương ở vùng cổ của cún nếu dùng sai hoặc lắp đặt sai.

Hầu hết các huấn luyện viên sử dụng dụng cụ này dành cho những chú chó lớn, đặc biệt hung dữ như pitbull, becgie, rottweiler, doberman, để kiềm chế sự hung dữ của chúng.

Trên thực tế, cónhiều con chó sẽ kéo dây xích ở mức độ cao khiến cho cổ chúng bị thắt đột ngột, gây đau đớn và chúng lại càng hung dữ hơn nếu bạn không biết cách xử lý. Vì vậy, chúng tôi không khuyến khích bạn tự sử dụng dụng cụ này tại nhà.

2.1.3. Vòng cổ điện tử dành cho chó

Tất cả các loại vòng cổ huấn luyện chó từ xa, thường được gọi là vòng cổ điện tử, vòng cổ chống sốc từ xa, hoặc đơn giản là vòng cổ điều khiển từ xa, đều bao gồm các thành phần giống nhau:máy phát cầm tay, máy thu vòng cổ và đầu dò vòng cổ.

Bạn đặt thiết bị phát của mình thành loại [âm sắc, rung động hoặc sốc tĩnh] và cường độ của các kích thích, sau đó thiết bị phát sẽ gửi tín hiệu vô tuyến đến thiết bị thu của chú chó nhà bạn.

Cách này giúp cho việc bạn giữ chó bình tĩnh lại ở một khoảng cách đủ để đảm bảo an toàn cho bạn. Bạn chỉ cần dùng điều khiển để điều chỉnh hành vi của cún mà không cần phải lại gần và tiếp xúc trực tiếp với cún. Dụng cụ này cũng giúp ích rất nhiều trong việc huấn luyện một chú chó hung dữ.

2.2. Điều cần tránh khi đối phó với một chú chó hung dữ

2.2.1. Dùng hình phạt bạo lực thân thể để răn đe một chú chó hung dữ

Hình phạt bạo lực không chỉ không nên với những chú chó bình thường mà còn cần tránh đối với một chú chó hung dữ. Đặc biệt là những chú chó vì bị bạo hành mà trở nên hung dữ.

Việc đánh đập, bỏ rơi chúng bằng cách nhốt hay xích lại chỉ khiến tình trạng thêm tồi tệ mà thôi. Chúng sẽ trở nên càng nhạy cảm và mất khả năng kiểm soát hành vi.

2.2.2. Hình phạt tinh thần cũng không được sử dụng khi kiềm chế một chú chó hung dữ

Có nhiều người chủ chọn cách bỏ rơi, không quan tâm đến chú chó của mình khi chúng đột nhiên hung dữ như: không chơi với chúng nữa, bỏ đói chúng, hoặc chỉ vứt ít thức ăn mà không đếm xỉa gì tới cún, không vuốt ve, âu yếm cún nữa, Ban đầu có thể hình phạt này có chút tác dụng nhưng về lâu dài, sự gắn kết giữa bạn và cún sẽ trở nên nhạt dần, dẫn đến cún sẽ không còn nghe lời bạn nữa.

Một khi cún không nghe lời chủ, thì chúng sẽ tự ý phát triển những hành vi xấu và trở nên hung dữ hơn.

2.2.3. Phớt lờ các biểu hiện của sự hung dữ khi cún còn nhỏ

Ngay khi chú cún của bạn bắt đầu có dấu hiệu trở nên hung dữ, hãy quan tâm nó nhiều hơn. Theo dõi để biết nguyên nhân và tìm cách khắc phục chứ không thể bỏ mặc nó được. Chỉ cần bạn bỏ qua sự hung dữ vài lần ở cún thì nó sẽ ngày càng làm tình hình thêm trầm trọng.

Nhiều người chủ cho rằng một vài hành vi như cún con giành đồ ăn từ con chó con khác bằng cách gầm gừ, sủa, hay thậm chí cướp đồ ăn từ tay chủ và không cho chủ chạm vào đồ ăn trong miệng chúng là chuyện bình thường, thậm chí trong còn khá dễ thương. Nhưng bạn sẽ nhận thấy hậu quả ngay khi cún lớn lên, đó là việc cún sẵn sàng cắn bất cứ ai kể cả bạn khi chúng cảm thấy bị giành đồ ăn.

2.2.4. Phớt lờ những dấu hiệu nhỏ nhặt

Với tư cách là thủ lĩnh bầy đàn của bạn, chú chó của bạn sẽ có cơ chế phòng thủ tự nhiên để giữ cho bạn an toàn trước bất cứ thứ gì mà nó cho là mối đe dọa.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hung dữ nào ở con chó đã được thuần hóa bình thường của mình, bạn nên điều tra nhanh về môi trường xung quanh.

Khứu giác và thính giác của con chó của bạn lớn hơn nhiều so với con người, vì vậy chúng sẽ có thể nhận ra nguy hiểm nhanh hơn nhiều.

Cho dù đó là một kẻ xâm nhập vào nhà bạn hay một động vật hoang dã xung quanh, dấu hiệu hung hăng của con chó của bạn thực sự chỉ có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho bất kỳ mối nguy hiểm nào tồn tại để tránh xa.

2.3. Cách ngăn chặn sự hung dữ ở một con chó

CHỦ CHÓ NÊN LÀM GÌ ĐẦU TIÊN?

Ill german shephers lying on medical table while vet commenting its x-ray image to owner

Trước hết,hãy đưa chó của bạn đến bác sĩ thú yđể chắc chắn rằng cún không có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào gây ra hành vi hung hăng của nó.

Thứ hai,đề phòng.Nếu cần, hãy nhốt chó, xích và dùng rọ mõm để cún không thể gây nguy hiểm cho bất cứ ai.

Thứ ba,không chochó tiếpxúcvới các tình huống có thể gây ra phản ứng hung hăng.

Trên đây chỉ là những biện pháp tạm thời để giữ an toàn cho cún của bạn và các động vật hoặc người khác cho đến khi tình hình được kiểm soát hoàn toàn.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, việc tìm ra nguyên nhân chính xác khiến chó trở nên hung dữ mới dễ dàng tìm ra biện pháp thích ứng để khống chế chú chó của bạn.

Dưới đây là một số biện pháp đối phó với một chú chó hung dữ dựa trên một vài nguyên nhân đã nêu ra ở phần đầu tiên.

2.3.1. Tình huống 1: Chó của bạn chỉ hung dữ với người lạ

Tìm hiểu kỹ vấn đề: Muốn ngăn chặn sự hung hăng của chó đối với người lạ, trước hết hãy bắt đầu bằng việc xác định chính xác tình huống mà hành vi bắt đầu.

Đó có phải là mọi người lạ, hoặc một người có đặc điểm cụ thể như : đàn ông, phụ nữ, trẻ em, những người mặc đồng phục, v.v.?Con chó của bạn có trở nên hung dữ khi có người lạ đến nhà bạn hoặc khi họ nhìn thấy chúng trên đường phố không?Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân của vấn đề và kiểu gây hấn của chó.Đôi khi chúng chỉ gây hấn với một người có đặc điểm cụ thể nào đó, bởi chúng có thể từng bị bạo hành bởi người có đặc điểm giống vậy.

Việt Nam chúng ta có câu chó thù dai, khi từng bị đánh hoặc bị la bởi một người lạ thường là hàng xóm của bạn thì cho tận tới lúc chúng già chúng sẽ vẫn ghét người đó.

Giải pháp khắc phục:

Nếu chú chó của bạn chỉ hung dữ với một người cụ thể, hãy cho người đó làm quen với chú chó nhiều hơn và từ từ theo thời gian cũng như khoảng cách. Trong mọi trường hợp, bạn luôn phải giám sát để đảm bảo sự an toàn. Cách làm quen tốt nhất là bắt đầu với thức ăn mà chú cún yêu thích, khi chú cún bớt hung dữ hoặc thân thiện hơn, hãy bắt đầu tỏ ra yêu thương, gần gũi chú cún hơn bằng cách như vuốt ve, chơi đùa cùng nó.

Nếu chú chó của bạn hung dữ với tất cả những người hay vật lạ, chứng tỏ chúng ít được tiếp xúc với những nhiều người hoặc vật khác. Vậy thì, cách tốt nhất là thực hiện xã hội hóa như khi huấn luyện chó.

Tất nhiên, đối với chú chó hung dữ việc xã hội hóa sẽ khó khăn hơn nhiều. Bạn hãy bắt đầu bằng việc cho cún tiếp xúc với 1 người hoặc vật lạ ở khu vực an toàn đầu tiên như nhà bạn hoặc sân vườn có hàng rào bảo vệ. Dùng thức ăn làm phần thưởng nếu chúng ngoan ngoãn không tỏ ra hung dữ nữa. Trong trường hợp chúng vẫn hung dữ, hãy để cún có thêm thời gian hít, ngửi để làm quen mùi của người hoặc vật lạ, sau đó để chúng cảm nhận rằng người hoặc vật lạ kia không có khả năng đe dọa đến sự an toàn của cún, chúng sẽ bớt hung dữ hơn. Khi chúng bớt hung dữ bạn hãy vuốt ve, khen ngợi và thưởng đồ ăn cho cún. Thực hành hàng ngày, và gia tăng khoảng cách tiếp cận người hoặc vật lạ, khi cún không cảm thấy lạ ở nơi ít người hãy cho chúng tiếp cận dần với nơi đông người hơn.

Trường hợp với những giống chó lớn và có khả năng gây nguy hiểm như Pitbull, Becgie, Rottweiler, Doberman, Malinois, chúng tôi khuyên bạn nên đưa chúng đến trung tâm huấn luyện để huấn luyện viên điều chỉnh hành vi của cún. Đã có nhiều trường hợp chó lớn cắn người nghiêm trọng nên đừng xem nhẹ một chú chó to lớn, khỏe mạnh bạn nhé.

Tham khảo thêm: Cách xã hội hóa trong huấn luyện chó.

2.3.2. Tình huống số 2: Chó hung dữ khi đang ăn

Hiểu kỹ vấn đề: Chú chó của bạn hung dữ khi đang ăn với bạn [chủ của nó] hay với những người khác ngoài bạn?

Thường những chú chó biểu hiện này bởi chúng có tính chiếm hữu cao, không thích chia sẻ đồ ăn hay đồ chơi, bất cứ vật nào mà chúng cho là của chúng.

Giải pháp khắc phục: Ở trường hợp này bạn cần giúp chó nhận ra rằng không ai đang cố lấy đi thức ăn của chúng.

Bắt đầu từ từ, bằng cách đứng gần chúng trong khi chúng ăn, cho đến khi chúng cảm thấy đủ thoải mái để bạn có thể vuốt ve chúng trong bữa ăn.Làm như vậy nhiều lần, trong thời gian dài để chúng cảm nhận được độ an toàn tuyệt đối.Tuyệt đối không cố giành hay cất đồ ăn của chúng khi chúng hung dữ trong lúc ăn.

2.3.3. Tình huống 3: Chú chó hung dữ do bị bạo hành trong quá trình nuôi

Tìm hiểu kỹ vấn đề: Những chú chó bị bạo hành trong quá trình nuôi thường hung dữ do quá sợ hãi bị đánh đập. Nếu bạn nhận nuôi một chú chó trưởng thành từ một hội hay trung tâm cứu trợ chó mèo điều này rất dễ xảy ra. Hãy hỏi kỹ nơi bạn nhận nuôi để tìm cách khắc phục vấn đề nhanh nhất.

Giải pháp khắc phục: Tình thương của bạn là trên hết. Những chú chó bị bạo hành chúng cần tình thương yêu từ người chủ mới. Chỉ cần bạn chịu khó tiếp xúc dần dần, vuốt ve, âu yếm chúng, chăm sóc chúng thì theo thời gian, cún sẽ cảm thấy an toàn và không sợ hãi nữa.

Trên thực tế có nhiều chú chó rất khó tiếp cận ngay từ đầu. Cách tốt nhất bạn hãy dùng thức ăn. Cho chúng ăn hàng ngày, trong lúc cho ăn, giữ một khoảng cách đủ an toàn cho bạn, ngồi lại và trò chuyện với chú chó của bạn, chúng sẽ cảm nhận được tình yêu thương từ bạn. Khi cún đã quen dần, bạn rút ngắn khoảng cách từ từ với cún.

Có nhiều chú chó sẽ trở nên vui vẻ hơn khi được chơi cùng đồng loại, vì vậy bạn cũng có thể thử cách này, kiếm thêm một người bạn đồng hành để chơi đùa cùng cún nhà bạn.

2.3.4. Tình huống 4: Chó của bạn đột nhiên hung dữ với bạn [chủ của nó]

Tìm hiểu kỹ vấn đề: Nếu một ngày chú cún ngoan ngoãn của bạn đột nhiên hung dữ với chính bạn [chủ của nó] thì phần lớn nguyên nhân do chúng bị đau, bị thương hay bệnh tật. Nếu bạn chắc chắn 100% đã loại được nguyên nhân bệnh tật ra khỏi trường hợp này thì cần phải tìm hiểu kỹ hơn. Ví dụ như: Bạn có đột nhiên mặc một bộ đồ hay đeo một thứ gì lạ khiến chú cún cảm thấy nguy hiểm không? Bạn có đột nhiên âu yếm cưng nựng một chú chó hay một con vật khác khiến cún cưng của bạn cảm thấy bị soán ngôi không? Chó là loài vật cực kỳ trung thành với chủ vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân cún đột nhiên hung dữ với bạn.

Giải pháp khắc phục: Trường hợp này hãy để ý kỹ và tìm nguyên nhân cụ thể như chúng tôi nêu trên thì bạn mới giải quyết được vấn đề.

Trường hợp đặc biệt: Đối với những giống chó đặc biệt như Pitbull người nuôi cần có kinh nghiệm chăm sóc chó dữ và dòng chó này cần được huấn luyện bài bản, bởi nếu không biết chăm sóc kỹ, chúng có khả năng tấn công lại cả chủ của mình.

2.3.5. Tình huống 5: Chó đột nhiên hung dữ khi có người lạ tấn công bạn [chủ của chó]

Hiểu kỹ vấn đề: Trường hợp này thường xảy ra nhất là với dòng chó nghiệp vụ, chó bảo vệ như: Pitbull, Rottweiler, Becgie, Malinois, Doberman, hoặc một số dòng chó nhỏ hơn nhưng cũng biết bênh chủ như chó ta, Shiba Inu, Sở dĩ chúng trở nên hung hãn bởi chúng nghĩ bạn bị tấn công, đang gặp nguy hiểm và cần được bảo vệ. Từ đó, thúc đẩy hành vi tấn công của cún đối với người khiến bạn gặp nguy hiểm, với dòng chó lớn, chúng sẵn sàng lao vào cắn, quật ngã đối phương.

Một vài giống chó còn cực kỳ hung hãn khi bảo vệ phần mà chúng xem là lãnh thổ của chúng như nhà bạn, cho nên nếu người lạ vào chúng cũng có thể tấn công.

Giải pháp khắc phục: Đối với chó nhỏ bạn có thể dễ dàng giữ chúng khi chúng hung dữ. Nhưng đối với chó lớn, bạn không nên mạo hiểm. Khi đi ra ngoài luôn phải có dây xích và rọ mõm chó cẩn thận. Đây là khả năng bảo vệ của cún, khả năng này sẽ rất tốt nếu bạn thật sự gặp nguy hiểm. Nhưng trong trường hợp, vài người có ý trêu đùa giả vờ tấn công bạn khiến chú chó không thể phân biệt được mà lao vào tấn công, nếu không phòng bị kỹ rất có thể cún sẽ gây ra vết thương nghiêm trọng cho người bị tấn công. Bạn luôn phải cẩn thận nhất là dòng chó Pitbull hay Rottweiler bởi bản năng chó chiến đấu có sẵn trong chúng. Thực tế, Pitbull đã gây ra khá nhiều vụ án thương tích nghiêm trọng cho người, thậm chí gây ra thương vong. Khi tấn công, nếu không có kỹ năng, kinh nghiệm bạn sẽ không thể khiến Pitbull ngừng cắn được.

3. Làm thế nào để huấn luyện một chú chó hung dữ

3.1. Lưu ý trong huấn luyện một chú chó hung dữ

Bước đầu tiên để huấn luyện một con chó hung dữ là xác định xem chúng hung dữ với ai.Con chó của bạn có dấu hiệu hung dữ với một thành viên gia đình hoặc bạn bè cụ thể, người lạ hoặc động vật khác không?Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân chính xác khiến chó hung dữ.

Một khi bạn đã biết nguyên nhân gây ra sự hung dữ của con chó và biết chắc khó có thể xử lý vấn đề. Cách tốt nhất, hãy tìm một huấn luyện viên chó chuyên nghiệp.

Giống như trẻ em, chó cần được huấn luyện để điều chỉnh hành vi ngay từ ban đầu và giảm bớt sự hung hăng của chúng.Một chút yêu thương và kiên nhẫn có thể giúp cún trở nên ngoan ngoãn hơn.

Cuối cùng, không bao giờ trừng phạt con chó của bạn vì sự hung hăng.Chó không hiểu hình phạt và do đó có nhiều khả năng sẽ hành động hoặc hành động hung dữ hơn khi hình phạt được áp dụng.Thay vào đó, cách tốt nhất để rèn luyện hành vi hung hăng là khen thưởng những hành vi tốt.

3.2. Nơi huấn luyện một chú chó hung dữ

Huấn luyện chó Pitbull tại Trường huấn luyện chó Sài Gòn 125

Như đã nói ở trên, bạn không nên tự huấn luyện một chú chó dữ tại nhà bởi chúng có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào. Cho nên, chúng tôi mong rằng nếu bạn đang có một chú chó dữ hãy tìm đến một trung tâm huấn luyện chó uy tín.

Trường huấn luyện chó Sài Gòn 125 đã và đang huấn luyện rất nhiều giống chó khác nhau, và cả những chú chó dữ. Cho nên, chúng tôi tự tin có đủ kinh nghiệm để giúp bạn biến những chú chó dữ thành những chú chó ngoan ngoãn và có ích.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại đây:KHÓA HUẤN LUYỆN CHÓ

Nếu có nhu cầu huấn luyện chó Doberman, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn:

Tên của bạn [bắt buộc]

Địa chỉ Email [bắt buộc]

Số điện thoại[bắt buộc]

Tiêu đề:

Thông điệp

THAM KHẢO CÁC LỆNH HUẤN LUYỆN CHÓ CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG

Ngồi, ngồi chào, ngồi yên tại chỗVượt chướng ngại vật
Đứng, đứng yên tại chỗĐi vệ sinh đúng chỗ
Nằm, nằm yên tại chỗHuấn luyện chó không chạy theo xe ngoài đường
Bò trên mặt đất, bò qua chướng ngại vậtKhông cắn phá đồ đạc bừa bãi
Gọi lại gần chủ, đi cạnh chủHuấn luyện chó đi cạnh chủ
Bắt tayHuấn luyện chó giữ đồ cho chủ
Tìm đồ vật cắp mang vềHuấn luyện chó bảo vệ chủ, tấn công kẻ thù
Dạy chó sủa và ngừng sủaLệnh bổ sung: Dạy chó ngồi xe máy, giả chết, xoay vòng,

Có thể bạn quan tâm:

5 lời khuyên của trường huấn luyện chó sài gòn 125 khi huấn luyện chó Becgie
Làm thế nào để huấn luyện chó Doberman hiệu quả
Làm thế nào để dạy chó nằm xuống?
Khóa huấn luyện chó cơ bản tại trường huấn luyện chó sài gòn 125
Huấn luyện chó Becgie như thế nào cho đúng?
Huấn luyện chó Rottweiler đúng cách tại nhà
Tweet Pin It

Video liên quan

Chủ Đề