Làm thế nào để không đạp nhầm chân ga

Tai nạn do đạp nhầm chân ga và chân phanh vốn không hiếm gặp tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Theo Cơ quan An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ [NHTSA], mỗi năm có 16.000 vụ tai nạn liên quan tới vấn đề này. Tài xế dưới 20 tuổi và trên 65 tuổi là nhóm người dễ nhầm ga/phanh nhất.

Trong khi đó, năm 2019, Nhật Bản ghi nhận 6.700 vụ tai nạn, 37 người chết và hơn 9.500 người bị thương có liên quan tới lỗi nhầm chân ga và chân phanh. Tại Việt Nam, không ít tai nạn đáng tiếc đã xảy ra cũng bắt nguồn từ nguyên nhân này.

Tại sao tài xế nhầm chân ga và chân phanh?

Lỗi đạp nhầm chân ga và chân phanh có thể xảy ra với người lái cả ô tô số sàn và số tự động. Tuy nhiên, tình trạng xe vọt nhanh, mất kiểm soát đa phần xuất hiện trên xe số tự động. Lý do là xe số sàn có chân côn, thao tác đạp phanh thường được thực hiện đồng thời cùng đạp côn nên nếu nhầm lẫn thì động cơ rú lên chứ xe không di chuyển.

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến lỗi này là tâm lý hoảng loạn, mất bình tĩnh của người lái khi gặp tình huống bất ngờ. Từ đó, gây ra những phản xạ ngoài ý muốn - cụ thể là đạp nhầm chân ga và chân phanh.

Trả lời báo chí, chuyên gia ôtô Hoàng Linh cho biết trong trạng thái bất ngờ, nhiều người thường đạp nhầm ga và phanh, đặc biệt khi đi xe lạ hay từ xe số sàn sang số tự động và ngược lại. Tỉ lệ xảy ra nhầm lẫn thường thuận với kinh nghiệm cầm lái cũng như thói quen tuân thủ các nguyên tắc an toàn của tài xế.

Tư thế ngồi lái xe và để chân chưa đúng cũng có thể gây nhầm ga/phanh. Ví dụ như để chân trái lên phanh, chân phải lên ga hay đặt gót chân thẳng với bàn đạp ga.

Để số D và giữ chân phanh khi xe dừng tạm thời cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới lỗi ga/phanh. Trong một số tình huống, người lái có thể lơ đãng nhả phanh, khiến xe bất ngờ trôi đi, gây mất bình tĩnh và xử lý sai.

Bên cạnh đó, tình trạng đạp nhầm ga/phanh có thể xảy ra vì người lái dùng giày, dép không phù hợp [giày cao gót, giày đế cứng, dép xỏ ngón, chân trần], có tâm lý yếu, phản xạ kém do tuổi tác hoặc sử dụng chất kích thích [ma túy, rượu, bia…].

Những điều cần lưu ý để tránh nhầm ga/phanh

Chuyên gia ôtô Nguyễn Sơn cho biết một trong những thói quen tốt giúp người lái tránh mắc lỗi ga/phanh là “rời chân ga – rà chân phanh”.

Cụ thể, tài xế cần tuân thủ nguyên tắc không rời gót chân phải khỏi sàn xe, cố gắng chỉ xoay gót chân phải để điều khiển ga/phanh và nhanh chóng chuyển sang rà phanh mỗi khi bỏ chân ga.

Đồng thời, người lái luôn phải đặt gót chân phải thẳng hoặc gần với bàn đạp phanh để khi phanh, bàn chân nằm ở tư thế tự nhiên và thuận tiện nhất.

Song song đó, tài xế cũng cần lưu ý lựa chọn loại giày dép phù hợp, thoải mái, không sử dụng chất kích thích, uống rượu bia hay dùng điện thoại khi đang lái xe.

Chuyên gia Hoàng Linh nhận định có những nguyên tắc cầm lái rất quan trọng nhưng hay bị lơ là. Giáo viên dạy lái xe “có tâm” thường sẽ hướng dẫn học viên mới đầy đủ, thay vì chỉ tập trung vào những “mẹo” để thi đỗ giấy phép lái xe.

Việc đảm bảo những nguyên tắc an toàn này [cách cầm vô lăng, cách chuyển chân, thói quen về số khi xe dừng...] sẽ giúp hạn chế rủi ro khi có sự cố. Tuy nhiên nhiều lái mới thường chủ quan không ghi nhớ và rèn luyện.

"Nhiều lái xe cũng chủ quan cho rằng công nghệ an toàn có thể ngăn chặn tất cả rủi ro. Điều này không đúng, bởi công nghệ an toàn chỉ giúp gia tăng sự may mắn trong nguy cơ, không phải lớp áo giáp bất khả xâm phạm", ông Linh cho biết./.

Những vụ tai nạn liên hoàn trong suốt thời gian qua thường đều có cùng một nguyên nhân do lái xe bị “nhầm chân phanh và chân ga”. Vậy chúng ta cần chú ý điểm gì để không mắc phải vấn đề này?

Đối với các lái xe – dù là lái xe lâu năm hay lái mới – thì đều có thể mắc lỗi”nhầm chân phanh và chân ga” khi lơ đãng trong lúc điều khiển xe ôtô sử dụng hộp số tự động. Trong thực tế đã chứng minh, rất nhiều vụ tai nạn liên hoàn với hậu quả thảm khốc đã xảy ra trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam.

Một số vụ tai nạn với nguyên nhân “nhầm chân phanh và chân ga” có thể kể đến như vụ chiếc Audi A8L của ca sĩ Hồ Ngọc Hà do Lái xe Nguyễn Duy Tân [SN 1990 tại Nhà Bè, TP.HCM] cầm lái bất ngờ chồm lên lao vào đám đông khiến 11 người [có trẻ em] bị thương tại sân bay Tân Sơn Nhất. Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vào ngày 22/10 tại huyện Ea H’leo [Đắk Lắk], nữ tài xế Lưu Thị Thanh Tuyền [26 tuổi, ở thị trấn Ea Đrăng] đã đạp nhần chân phanh thành chân ga Và mới đây nhất chính là vụ chiếc Land Rover Discovery Sport đã đâm xuyên qua vòng xoay Dân Chủ tại Sài Gòn gây tai nạn liên hoàn với 4 chiếc xe máy trước khi lao thẳng vào một đại lý bán xe máy…

Để đảm bảo an toàn cho bản thân người lái xe, an toàn cho chiếc xe và cả an toàn cho những người tham gia giao thông khác, chúng ta sẽ phải lưu ý những điểm sau để hạn chế lỗi “nhầm chân phanh và chân ga”.

1. Chân không rời sàn

Khi điều khiển một chiếc xe ôtô với hộp số tự động AT thì người lái xe cần chú ý điều chỉnh ghế lái và vị trí ngồi sao cho thoải mái nhất, chân phanh và chân ga luôn nằm trong tầm đạp của chân,… điều này sẽ giúp cho người lái có thể tư thế ngồi thoải mái và chân điều khiển phanh/ga linh hoạt không bị “cứng” khi xử lý tình huống.

Vị trí gót chân thẳng hàng với bàn đạp phanh và người lái xe chỉ xoay cổ chân để sử dụng bàn đạp ga hoặc bàn đạp phanh.

Tiếp theo đó, lái xe cần giữ vững nguyên tắc gót chân không rời sàn xe, chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh. Lúc này, gót chân phải để ở vị trí thẳng hàng với bàn đạp phanh và chỉ sử dụng nửa bàn chân phía trước xoay qua xoay lại giữa 2 bên chân phanh và chân ga. Việc giữ vững gót bàn chân dưới sàn giúp vị trí của chân luôn đúng, tránh tình trạng nhầm giữa chân phanh/ga và đặc biệt là có thể dễ dàng điều chỉnh lực ga hay lực phanh.

2. Rời chân ga – Rà chân phanh

Nhấc chân ra khỏi chân ga ngay lập tức chuyển sang chân phanh để tạo thói quen kiểm soát tốc độ của xe.

Các lái xe nên giữ thói quen “rời chân ga – rà chân phanh” – có nghĩa là ngay khi nhấc chân phải khỏi chân ga thì ngay lập tức xoay chân phải sang chân phanh để hình thành thói quen luôn sẵn sàng phanh trong mọi tình huống. Hành động này nên được tập thành thói quen ngay cả khi không có tình huống nguy hiểm vì nó giúp tài xế luôn trong tình trạng sẵn sàng phanh, thay vì nhấn ga.

3. Về số N hoặc P khi dừng đỗ xe

Tạo thói quen về số N hoặc số D khi dừng đỗ xe.

Nhiều lái xe khi dừng/đỗ xe thường vẫn giữ nguyên hộp số ở D và đạp chân phanh. Tuy nhiên, chỉ cần một chút lơ là không chú ý, rất có thể các lái xe sao nhãng và buông chân phanh. Và khi phát hiện ra thì nhiều lái xe lại trở nên”luống cuống” và tiếp tục đạp vào chân ga dẫn đến việc chiếc xe “rồ lên” và lao vào những người đi phía trước. Chính vì thế, trong những tình huống dừng đỗ xe, các lái xe nên chú ý về số N hoặc P để chiếc xe không bị lực kéo của động cơ đẩy về phía trước.

4. Tạo thói quen kéo phanh tay khi dừng đỗ

Kéo phanh tay khi dừng đỗ xe.

Thói quen kéo phanh tay cũng rất cần thiết để hạn chế những vụ tai nạn do”nhầm chân phanh và chân ga”. Trong một số trường hợp thực tế được ghi nhận, nhiều lái xe khi dừng đỗ bất ngờ gặp “ảo giác” là xe mình đang bị trôi về phía sau do thấy xe 2 bên đang tiến về phía trước nên vội vàng đạp ga. Nhưng thực tế lại do “tính tương đối” khi bạn đứng im và các xe khác di chuyển sẽ dễ sinh ra nhầm lẫn rằng xe mình đang bị trôi.

Chính vì thế, việc kéo phanh tay cũng sẽ giúp các bạn chủ động hơn khi biết chắc chắn rằng không phải xe bị trôi, từ đó bình tĩnh hơn trong việc xử lý giữa chân phanh và chân ga.

5. Tập trung và bình tĩnh khi điều khiển ôtô

Cần sự tập trung và bình tĩnh trong khi lái và ngay cả khi đã dừng xe.

Quan trọng nhất người lái xe ôtô chính là cần sự tập trung và bình tĩnh trong khi lái và ngay cả khi đã dừng xe. Sự tập trung sẽ giúp người lái xe luôn kiểm soát được bản thân cùng chân ga và chân phanh, giúp cho việc điều khiển chiếc xe nhuần nhuyễn, an toàn hơn. Bên cạnh đó, sự bình tĩnh sẽ giúp các lái xe không bị “cà cuống” rồi nhầm lẫn phanh và ga khi gặp tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông.

Chủ Đề