Bản gióng xã xuân hương huyện văn chấn yên bái

QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

© 2020 GIỮ BẢN QUYỀN BỞI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH YÊN BÁI Giấy phép số: 111/GP - TTĐT, do Cục Phát thanh, Truyền hình và TTĐT cấp ngày 08/07/2020 Giám đốc - Tổng Biên tập: Nguyễn Thanh Thủy Địa chỉ: 1 - Trần Quốc Toản - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái Điện thoại: [0216] 3.852.491, Fax: [0216] 3.853.491 Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Đài PT-TH Yên Bái MasterCMS Ultimate & Television Edition ver 3.0 2022

Là người có thâm niên trồng rừng, năm nào cũng vậy, ngay sau khi ra tết, gia đình ông Sùng Tồng Blua ở thôn Đồng Hẻo, xã Cát Thịnh lại lên đồi trồng cây. "Hàng năm sau khi khai thác, gia đình tập trung nhân lực đào hố, bón phân lót để trồng hơn 2,5 ha cây quế. Nhờ trồng rừng, cuộc sống của gia đình không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu” - ông Blua chia sẻ. Vụ xuân này, xã Cát Thịnh có kế hoạch trồng 200 ha, chủ yếu là cây quế và keo.

Đồng chí Đinh Trọng Quyết - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Để hoàn thành kế hoạch trồng rừng vụ xuân, từ trước tết Nguyên đán, xã đã họp và chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân bố trí thời gian hợp lý để trồng rừng. Nhờ vậy, đến nay toàn xã đã trồng được trên 60 ha, số còn lại phấn đấu trồng trong quý II”.

Hiểu được lợi ích từ việc trồng rừng mang lại, hàng trăm hộ dân ở xã Đại Lịch sau khi thác gỗ rừng trồng đang tích cực xử lý thực bì, cuốc hố. Đồng chí Bùi Hữu Lợi - Chủ tịch UBND xã Đại Lịch cho biết: "Tuy đã thành nếp nhưng hàng năm, xã chỉ đạo nhân dân ở các thôn thực hiện tốt các khâu như tuyển chọn giống, làm đất, trong đó khuyến cáo người dân mua cây giống tại các cơ sở được cấp phép, tuyệt đối không mua cây trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng. Nhờ vậy, đến nay, toàn xã trồng đạt 33,5/170 ha, trong đó trồng tập trung 18,5 ha, phân tán 15 ha”.

Trạm Kiểm lâm Chấn Thịnh, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hiện đang quản lý trên địa bàn 4 xã: Chấn Thịnh, Bình Thuận, Đại Lịch, Tân Thịnh với tổng diện tích tự nhiên 17.604,9 ha. Diện tích có rừng là 9.403,79 ha. Trong đó: rừng tự nhiên 4.861,31 ha; rừng tự nhiên phòng hộ 2.606 ha, rừng tự nhiên sản xuất 2.258,31 ha, rừng trồng sản xuất 4.539,48 ha. Để đảm bảo tiến độ kế hoạch trồng rừng hàng năm, từ trước tết, Trạm đã phối hợp với chính quyền địa phương các xã, chủ rừng chủ động giống cây, phân để trồng rừng.

Đồng chí Nguyễn Đức Thiện - Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Chấn Thịnh cho biết: "Để đảm bảo tiến độ kế hoạch trồng rừng hàng năm, Trạm đã chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn xây dựng kế hoạch trồng rừng tới từng thôn, tuyên truyền vận động người dân, tổ chức tích cực trồng và chăm sóc rừng. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các chủ rừng xử lý thực bì sau khai thác, chuẩn bị đất, cây giống có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo trồng rừng đạt kế hoạch được giao; đồng thời tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại đất rừng”.

Năm 2023, huyện Văn Chấn đặt mục tiêu trồng 3.200 ha rừng, tập trung chủ yếu là quế, keo, bồ đề, mắc ca… Để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng vụ xuân, ngay từ cuối năm 2022, huyện đã giao chỉ tiêu trồng rừng cụ thể cho từng xã, thị trấn tăng cường chỉ đạo trồng rừng sản xuất theo phương châm: trồng hết diện tích, trồng phân tán kết hợp với trồng tập trung, trồng đảm bảo kỹ thuật, khai thác đến đâu, trồng mới đến đó; kết hợp trồng rừng với khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng.

Cùng với đó, huyện Văn Chấn chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm huyện tăng cường cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống cơ sở tích cực đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng rừng; thành lập đoàn kiểm tra về hồ sơ giống, nguồn gốc hạt giống, kiểm kê công tác gieo ươm tại các cơ sở sản xuất cây giống trước khi xuất vườn, nhằm đảm bảo chất lượng.

Ông Vũ Đình Trường - Hạt trưởng hạt Kiểm lâm Văn Chấn cho biết: "Ngành kiểm lâm huyện Văn Chấn phối hợp với các xã, thị trấn triển khai và phổ biến kế hoạch trồng rừng năm 2023 tới từng thôn bản, người dân; tuyên truyền, vận động người dân trồng cây lâm nghiệp xã hội, các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng, phấn đấu năm nay trồng hoàn thành 3.200 ha. Đến nay, toàn huyện trồng được hơn 1.230,2 ha. Tất cả do người dân tự bỏ vốn, trong đó, trồng rừng tập trung 458,1 ha và trồng rừng phân tán 772,1 ha”.

Nhằm tiếp tục chăm sóc và theo dõi chỉ tiêu khoa học đề tài nghiên cứu tính thích ứng của giống na nhập nội tại huyện Văn Chấn, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái đã kiểm tra thực nghiệm, đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của hai giống na dai Đài Loan và na dai Thái Lan tại thôn Bu Cao, xã Suối Bu.

Sau 42 tháng trồng và chăm sóc theo Đề tài khoa học "Nghiên cứu tính thích ứng của giống na nhập nội tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”, đến nay, tổng số có 4.249 cây sống, trong đó có 905 cây na dai Đài Loan, 2.669 cây na dai Thái Lan và 675 cây na dai Việt Nam.

Giống na dai Đài Loan có chiều cao cây trung bình 175,3cm, đường kính tán 145,5 cm, đường kính gốc 4,52 cm. Trong số 905 cây na Đài Loan có 580 cây đã cho quả ổn định liên tiếp 2 năm 2022 và 2023, đạt tỉ lệ 64,08%. Số quả trung bình trên các cây theo dõi đạt từ 4-6 quả. Thời gian dự kiến thu hoạch vào cuối tháng 10, trọng lượng quả từ 500 gram/quả.

Người dân xã Suối Bu háo hức thu hoạch vụ na Thái Lan.

Giống na dai Thái Lan có chiều cao cây 158,3cm, đường kính tán 119,7cm, đường kính gốc 3,82 cm. Trong số 2.669 cây na Thái có 1.700 cây cho quả ổn định liên tiếp 2 năm 2022 và 2023, tương ứng tire lệ 63,69%. Số quả trung bình trên tổng các cây na Thái Lan theo dõi đạt từ 5-7 quả. Thời gian bắt đầu thu hoạch vào giữa tháng 9, trọng lượng từ 300-500gram/quả.

Na Đài Loan sinh trưởng, phát triển tốt tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn.

So với giống na dai bản địa, na dai nhập nội cho quả to, ngọt, thơm và có màu sắc đẹp hơn. Ngoài ra, na dai nhập nội cũng có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn, ít bị sâu bệnh tấn công.

Với những kết quả khả quan này, na nhập nội được kỳ vọng sẽ là một loại cây trồng chủ lực mới của huyện Văn Chấn trong tương lai. Để phát triển na nhập nội theo hướng hàng hóa, chính quyền địa phương cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân trồng và phát triển loại cây trồng này. Đồng thời, cần tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng quả .

Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của hai giống na nhập nội tại huyện Văn Chấn cho thấy, cả hai giống na dai Đài Loan và na dai Thái Lan đều thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên của địa phương. Đây là cơ sở để huyện Văn Chấn phát triển na nhập nội theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống của người dân.

Hoài Văn

Tags Văn Chấn Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật thông tin khoa học và công nghệ tỉnh khoa học cây na

Các nhà khoa học đã sáng tạo ra một thiết bị sạc không dây có thể được cấy dưới da. Cho đến nay, nó mới chỉ được thử nghiệm trên chuột, nhưng nếu nghiên cứu tiếp theo ở người thành công, điều đó có nghĩa là các thiết bị cấy ghép y tế sẽ loại bỏ những cục pin và hệ thống dây điện cồng kềnh đi kèm.

Theo chuyên gia Bkav, các máy chủ Linux tại Việt Nam đang có nguy cơ bị tấn công đánh cắp thông tin và trở thành mạng lưới botnet bởi hàng loạt biến thể của virus Elknot.

Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, vai trò của khoa học, công nghệ càng trở nên quan trọng hơn trong việc mở rộng tiếp thị, bán hàng đa kênh và quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Các ứng dụng mới trong lĩnh vực này không chỉ mang lại lợi ích vượt trội cho các doanh nghiệp, mà còn tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Theo các nhà khoa học Trung Quốc,khô hạn thường khiến cây chết, song một ít loài thực vật trên cạn có khả năng chống chọi, có thể khô đi song không chết và sẽ hồi sinh khi được tưới nước.

Chủ Đề