Lễ đôn ta là lễ gì của người khơ me

Trong một năm người miền Tây có 3 cái Tết lớn, đó là Chol Chnam Thmay [Tết mừng năm mới theo lịch cổ truyền của người Khmer], lễ Ok Om Bok [lễ cúng trăng] và lễ hội Sen Dolta.

Một khung cảnh trong lễ hội Sen Dolta của đồng bào Khmer. Ảnh: TL/Báo Dân tộc.

Lễ hội Sen Dolta [còn gọi là Ph’chum-Banh] là một nghi lễ truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer. Lễ hội bắt đầu tổ chức vào ngày 29/8 âm lịch hàng năm và kéo dài trong vòng 3 ngày. Theo tiếng của người Khmer, “Sen” có nghĩa là cúng, Dol có nghĩa là “bà”, Ta có nghĩa là “ông”. Lễ Sen Dolta có ý nghĩa giống với lễ Vu Lan của người Việt. Lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân; thể hiện thái độ tạ ơn đối với những người đã khuất, cầu mong cho gia đạo được bình an.

Người Khmer thực hiện các nghi lễ trong dịp lễ Sen Dolta. Ảnh: vov.

Ảnh: Báo Tổ quốc.

Theo nghi lễ truyền thống, lễ hội Sen Dolta được tổ chức trong suốt ba ngày hàng năm, từ ngày 29/8 đến 1/9 âm lịch. Trong ba ngày tiến hành lễ, những người dân thường tuân theo nghi thức truyền thống sau:

Ngày đầu tiên

Trước tiên, mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ, trang hoàng lộng lẫy. Sau đó, dọn bốn chén cơm ngon trên mỗi bàn, đốt đèn rồi mời mọi người trong gia đình cùng cúng. Mọi người cùng nhau khấn vái và rót trà để mời linh hồn những họ hàng đã quá cố về nhà ăn uống, nghỉ ngơi. Đến chiều, họ tắm rửa sạch sẽ, cúng linh hồn ông bà và sau đó mời ông bà cùng họ đi vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước. Tại chùa, phần lễ sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức, hoạt động khác mang tính hội hè như du kê, Lò-khol Bác-sắc, múa Lâm-thol…

Khuôn viên chùa được dọn dẹp cẩn thận và khang trang chuẩn bị cho lễ Sen Dolta. Ảnh: Báo Dân tộc.

Ngày thứ hai

Sau khi đã ở chùa suốt một ngày – đêm, đến chiều mọi người cùng nhau rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và mời ở nhà chơi với con cháu đến khi lễ kết thúc mới trở lại chùa.

Ảnh minh họa.

Ngày thứ ba

Mỗi gia đình lại chuẩn bị thức ăn, bánh trái như ngày đầu để cúng ông bà tại nhà trước khi tiễn linh hồn người quá cố ra đi. Vì vậy, buổi cúng này gọi là “cúng tiễn đưa”. Khi mọi nghi thức cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc lễ Dolta xem như kết thúc.

Nghi thức thả ghe đưa ông bà tổ tiên về cội nguồn. Ảnh: Báo Tổ quốc.

Kết thúc lễ Dolta là nghi lễ đưa tiễn ông bà. Do cuộc sống gắn với miền sông nước nên người Khmer thường chế tác thuyền đưa tiễn ông bà từ bẹ chuối với hình nộm người chèo lái. Trong thuyền còn được đặt nhiều vật dụng như lộ phí, bánh trái, nước ngọt được làm bằng giấy.

là một nghi lễ truyền thống lớn mang đậm văn hóa của người Khmer. Lễ Sen Dolta có ý nghĩa giống với lễ Vu Lan của người Kinh Việt Nam. Lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân; thể hiện thái độ tạ ơn đối với những người đã khuất, cầu mong cho gia đạo được bình an.

Lễ hội Sen Dolta – một nghi lễ truyền thống lớn trong văn hoá của người Khmer

Lễ Đôn-ta tổ chức vào thời gian nào?

Lễ hội Sen Dolta bắt đầu tổ chức vào ngày 29/8 âm lịch hàng năm và kéo dài trong vòng 3 ngày. Theo tiếng của người Khmer, “Sen” có nghĩa là cúng, Dol có nghĩa là “bà”, Ta có nghĩa là “ông”. Ngoài ra từ “Pchum” còn mang ý nghĩa là cuộc gặp gỡ, hội ngộ. Người Khmer tin rằng có sự liên hệ và gắn bó giữa tổ tiên con cháu, người sống và người đã khuất. Thế nên những linh hồn sẽ tìm đến người thân của mình để chuộc lại những lỗi lầm từ kiếp trước của họ qua các nghi thức đặc biệt.

Năm 2023, Lễ Hội Sen Dolta sẽ diễn ra từ ngày 13/10 đến ngày 16/10/2023.

Lễ hội Sen Dolta bắt nguồn từ đâu?

Truyền thuyết kể rằng vào thời Đức Phật còn tại thế, một hôm vào lúc nửa đêm, trong hoàng cung của vua Tần Bà Sa La có tiếng rên la than khóc. Nhà vua sợ hãi ra lệnh cho mời các nhà tiên tri đến để xem quẻ.

Những nhà tiên tri thưa rằng: “Tiếng kêu khóc này là do các Ngạ quỷ chết oan ức, không gia đình người thân, từ lâu không ai cúng cho họ ăn, nay họ đến xin được ăn uống. Nếu Hoàng thượng không cúng cho họ, thần lo e sợ sẽ có chuyện bắt 100 người nam, 100 người nữ và 100 con vật để làm lễ cúng tế”.

Nghe xong, hoàng hậu can gián: “Nếu Hoàng thượng làm như vậy, thì sẽ 200 con người và 100 con vật bị chết oan ức, những thân nhân của họ càng phẫn uất và oán trách Hoàng thượng, sẽ càng tổn hại đến vương quốc.

Đức Phật là thầy của chư thiên và phàm dân, vậy mình đem việc này bạch với Đức Phật xem ngài có dạy bảo gì không?”.

Sau khi nghe Hoàng hậu, vua đến chùa bạch với Đức Phật, Đức Phật nghe xong, dạy rằng: “Đây là Ngạ quỷ thuộc dòng dõi quý tộc, là thân nhân quốc thích của nhà vua khi họ còn tại ở dương gian từ nhiều đời nhiều kiếp, do phạm phải lỗi lầm nên bị đọa xuống âm phủ, hiện họ đang thiếu ăn thiếu mặc đến cầu xin đức vua. Nhưng Ngạ quỷ không ăn trực tiếp được, mà phải dâng cúng đồ ăn cho các vị giới đức rồi nhờ các vị đó tụng kinh hồi hướng, thì các ma quỷ đó mới thọ hưởng được”.

Đêm đầu tiên sau khi thực hành theo lời Phật dạy, nhà vua không nghe ma quỷ rên khóc nữa. Nhưng đến đêm thứ hai nhà vua lại tiếp tục nghe tiếng rên khóc nữa. Sáng sớm hôm sau, nhà vua lại đến chỗ Đức Phật xin chỉ giáo. Đức Phật dạy rằng: “Đêm trước là do đã được ăn no nên họ không rên la nữa. Đêm sau họ khóc là do bị rét lạnh vì không có quần áo để mặc”. Nhà vua nghe xong, về chuẩn bị y áo cùng vật thực làm lễ dâng cúng cho chư tăng và nhờ chư tăng hồi hướng.

Sau khi làm lễ, nhà vua không còn nghe tiếng Ngạ quỷ rên khóc nữa. Từ đó về sau mỗi năm cứ đến ngày này là nhà vua lại thỉnh các vị chư tăng đến cúng dường và hồi hướng cho Ngạ quỷ và những người quá cố.

Từ đó về sau, cứ đến ngày 29/8 đến ngày 01/9 âm lịch hàng năm, người Khmer lại tổ chức làm lễ hồi hướng cho những người thân đã mất và cả những người đã mất mà không phải họ hàng. Đến ngày nay đã trở thành một lễ hội truyền thống của người Khmer.

Để trải nghiệm trọn vẹn ngày lễ Sen Dolta cùng với bàn con địa phương hãy tham gia cùng Saigon Star Travel trong hành trình Tour Campuchia 3 ngày 2 đêm, khởi hành ngay ngày 13/10 này bạn nhé! Link chương trình chi tiết: Tour Campuchia 3 Ngày 2 Đêm – Núi Tà Lơn – Biển Kép

Các nghi thức quan trọng trong lễ hội Sen Dolta

Theo nghi lễ, lễ Đôn ta được tổ chức trong suốt 3 ngày, trong những ngày tiến hành lễ, người dân thường tuấn theo các nghi thức truyền thống sau

Ngày 1

Đầu tiên, mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà của khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ. Sau đó, dọn bốn chén cơm ngon trên mỗi bàn, đốt đèn rồi mời mọi người trong gia đình cùng cúng. Mọi người cùng nhau khấn vái và rót trà để mời linh hồn những họ hàng đã quá cố về nhà ăn uống, nghỉ ngơi. Buổi cúng đầu ngày gọi là cúng tiếp đón.

Đến chiều, họ tắm rửa sạch sẽ, cúng linh hồn ông bà và sau đó mời ông bà cùng họ đi vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước. Tại chùa phần lễ sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức, hoạt động khác mang tính hội hè như du kê, Lò-khol Bác-sắc, múa Lâm-thol…

Ngày 2

Sau khi đã ở chùa suốt một ngày – đêm, đến chiều mọi người cùng nhau rước linh hồn ông bà từ chùa về nhà để mời cơm và mời ở nhà chơi với con cháu đến khi lễ kết thúc mới trở lại chùa.

Ngày 3

Mỗi gia đình lại chuẩn bị thức ăn, bánh trái như ngày đầu để cúng ông bà tại nhà trước khi tiễn linh hồn người quá cố ra đi. Vì vậy, buổi cúng này gọi là “cúng tiễn đưa”. Khi mọi nghi thức cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc lễ Đôn-ta xem như kết thúc.

Chủ Đề