Lễ hội chùa keo hành thiện 2023

Lễ hội chùa Keo làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng [Xuân Trường] được ghi danh trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2963/QĐ-BVHTTDL ngày 27-8-2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Lễ hội Chùa Keo Hành Thiện hàng năm diễn ra 2 kỳ vào mùa xuân và mùa thu. Lễ hội mùa xuân được tổ chức từ ngày 12 đến 15-2 âm lịch tại Chùa Đĩnh Lan [Keo ngoài] với các các nghi lễ: Dâng hương, rước kiệu, yến lão… Trong đó, đặc sắc nhất là lễ “Yến lão” - mừng thọ các cụ ông, cụ bà từ 70 tuổi trở lên vào các năm Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Đây là mỹ tục mang đậm truyền thống nhân văn, thể hiện đạo lý tôn kính người cao tuổi. Hiện nay, lễ yến lão được UBND xã Xuân Hồng tổ chức tại sân vận động xóm 7 vào ngày 14-2 âm lịch. Sau phát biểu, trao quà của lãnh đạo UBND xã Xuân Hồng, các cụ được rước lên Chùa Thần Quang [Chùa Keo trong] làm lễ dâng hương Đức Phật, Đức Thánh Tổ. Trong nhiều năm gần đây, đời sống kinh tế dân làng Hành Thiện nâng cao, lễ yến lão được làng Hành Thiện tổ chức long trọng, con cháu khắp nơi hội tụ về quê hương, gia đình để tri ân công lao dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Lễ yến lão của làng Hành Thiện là một nét đẹp văn hóa được nhân dân duy trì và phát triển, thể hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Lễ hội mùa thu trước kia được nhân dân làng Hành Thiện tổ chức từ ngày 10 đến 16-9 âm lịch. Hiện nay, các nghi lễ chính trong lễ hội được tổ chức trong các ngày từ ngày 12 đến 15-9. Lễ hội Chùa Keo Hành Thiện vẫn bảo tồn các nghi lễ cổ như: trình Phật, Thánh, Phụng nghinh, phục miều [triều y], dựng phan [phướn], Thánh đản và khoa giáo rối, lễ tạ; đồng thời duy trì nhiều trò chơi, loại hình diễn xướng dân gian như: Bơi trải, cò cốc, rước đèn kéo quân, cờ tướng, leo cầu ngô bắt vịt, múa sư tử… Trong đó độc đáo nhất là môn thể thao dân gian bơi trải đứng tổ chức giải đua diễn ra vào các ngày 12 và 15-9. Trong lễ hội, cả 15 thuyền trải của các xóm trong làng đều tham gia. Mỗi đội thuyền trải có 10 người gồm 1 người lái và 9 người chèo. Những người được tuyển chọn phải là nam giới, thạo nghề sông nước, có sức khỏe, độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi, đồng thời trong năm gia đình không có tang. Trường hợp gia đình có tang mà đội trải không có người thay thì phải chít khăn xanh, để phân biệt với các thành viên khác. Ngoài yếu tố sức khỏe, sự dẻo dai và tinh thần đoàn kết, việc sắp xếp đội hình trong bơi thuyền trải đóng vai trò quan trọng. Sau khi các trải về đích, các đội về chùa lễ tạ Phật, Thánh và nhận giải thưởng. Giải thưởng tuy chỉ là những cặp bánh dày cùng một số tiền nhỏ nhưng mỗi thành viên thi trải đều tự hào bởi được lựa chọn tham gia.

Từ xa xưa, người dân Hành Thiện luôn chú trọng giáo dục truyền thống văn hóa, quan tâm bồi dưỡng thế hệ trẻ kế thừa di sản. Điều đó được thể hiện ở hoạt động dành cho thiếu niên, trong đó có trò trải cò cốc và rước đèn. Việc tổ chức trải cò cốc nhằm tái hiện nghề chài lưới của Thánh Tổ Không Lộ, đồng thời thể hiện sự kế thừa của thế hệ trẻ là những hạt nhân tham gia bơi trải đứng trong tương lai. Hoạt động rước đèn do học sinh Trường Tiểu học A Xuân Hồng thực hiện; xuất phát từ đình làng Hành Thiện ven theo đường làng lên Chùa Thần Quang [Keo trong] quanh bờ hồ 2 vòng, sau đó tập trung ở sân chùa. Tại sân chùa, những học sinh có thành tích xuất sắc được chính quyền địa phương trao phần thưởng để động viên các cháu chăm ngoan học giỏi.

Những năm qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội Chùa Keo Hành Thiện được tổ chức trang trọng, đúng nghi thức truyền thống, thực hiện đúng Quy chế tổ chức lễ hội theo Luật Di sản văn hoá. Được sự quan tâm, chỉ đạo và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư địa phương, lễ hội ngày càng được tổ chức trang trọng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh cảnh quan môi trường được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch văn hoá tâm linh của nhân dân, tạo được ấn tượng cho khách thập phương về dự lễ hội truyền thống. Thời gian tới, các cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, hỗ trợ cộng đồng phục dựng một số nghi lễ truyền thống trong lễ hội Chùa Keo Hành Thiện. Xây dựng và triển khai chương trình kết nối các di sản văn hóa, trong đó có di tích và lễ hội Chùa Keo Hành Thiện của địa phương và trên toàn tỉnh, tạo thành các điểm đến tham quan, trải nghiệm, góp phần phát triển du lịch địa phương./.

Bài và ảnh: Viết Dư

Ngày 8/10, tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện, Ủy ban Nhân dân huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định tổ chức đón nhận Bằng chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội chùa Keo Hành Thiện năm 2019.

Theo ông Trần Lê Đoài, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định, Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện là công trình kiến trúc cổ, độc đáo có niên đại khởi dựng từ thời nhà Lý, là nơi dân làng Hành Thiện tri ân công đức đối với Đức Thánh Tổ Dương Không Lộ - một danh nhân của đất nước đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời Lý.

Việc được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ góp phần nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của chùa Keo Hành Thiện.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định yêu cầu các ngành chức năng địa phương tiếp tục nghiên cứu, kiểm kê những tư liệu lịch sử của lễ hội gắn với các tập quán, nghi lễ truyền thống và không gian tổ chức hoạt động lễ hội để nhận diện và làm phong phú thêm giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.

Đồng thời, tăng cường quản lý nhà nước về giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của lễ hội để nơi đây trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch của địa phương.

[Tuyên Quang khai mạc Lễ hội Di sản phi vật thể quốc gia năm 2019]

Chùa Keo Hành Thiện [xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường] là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam, được bảo tồn gần như nguyên vẹn, với nét kiến trúc độc đáo hơn 400 năm tuổi.

Lễ hội chùa Keo Hành Thiện gắn liền với việc thờ phụng Thiền sư, Quốc sư Dương Không Lộ, người có công cứu nước giúp dân, dạy dân nghề chài lưới, làm nông nghiệp, nghề đúc đồng, nghề làm thuốc…

Về kiến trúc, phía trước chùa có hồ bán nguyệt nước trong xanh, soi bóng tháp chuông mái cong uy nghiêm, thơ mộng.

Không gian chùa là một khu kiến trúc cổ bề thế với 13 tòa rộng gồm 121 gian nối tiếp nhau soi bóng xuống mặt hồ lung linh huyền diệu.

Hai bên đường kiệu lát gạch, kề liền hai dãy hành lang, mỗi dãy gồm 40 gian.

Bên trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ từ thế kỷ 17 thời Hậu Lê rất giá trị, đó là những án thư, sập thờ, tượng pháp, nhiều chuông, khánh, văn bia cổ, hoành phi, câu đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo...

Lễ hội chùa Keo Hành Thiện tỉnh Nam Định diễn ra đến ngày 14/10./.

Chủ Đề