Lì xì nghĩa là gì

Hương Lê   -   Thứ ba, 01/02/2022 09:27 [GMT+7]

Theo sách "Lễ tục trong gia đình người Việt" của tác giả Bùi Xuân Mỹ được NXB Hồng Đức phát hành, mừng tuổi đầu năm là một dịp để những người thân thiết quan tâm đến nhau về quyền lợi vật chất, nhưng là một thứ vật chất được thông qua tình cảm nên có ý nghĩa.  

Nguồn gốc của tục lệ mừng tuổi [lì xì] đầu năm mới

Lì xì là một tên gọi của tục lệ trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước Á Đông và Việt Nam, đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu vàng son rực rỡ để mừng tuổi trẻ em. 

Tục lệ lì xì đầu năm mới đã có từ thời xa xưa, xuất xứ từ Trung Quốc. Tương truyền, có một con yêu quái chuyên xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu những đứa trẻ đang ngủ ngon giấc làm chúng bị sốt cao hoặc trở nên ngớ ngẩn. Vì thế những gia đình có con nhỏ phải thức cả đêm để canh không cho yêu quái làm hại con mình.

Một lần, 8 vị tiên đi ngang thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng cũng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái. Không ngờ phép lạ ấy lại thật sự hữu dụng. Khi con quái vật đến, những đồng tiền lóe lên khiến nó sợ phải bỏ chạy.

Lì xì hay còn gọi là mừng tuổi đầu năm mới. Ảnh: Anh Tú

Câu chuyện này nhanh chóng lan truyền khắp nhân gian. Từ đó, mỗi lần Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, để trẻ chóng lớn và khỏe mạnh và hành động đó chính là lì xì, hay còn gọi là mừng tuổi đầu năm mới.

Ý nghĩa phong tục lì xì ngày Tết

Lì xì đầu năm là một phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt với mong muốn những điều tốt đẹp may mắn sẽ đến từ những ngày đầu năm mới. 

Lì xì không chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể lì xì trong suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài đến tận những ngày mùng chín, mùng mười của Tết.

Theo phong tục của người Việt cứ vào sáng mùng Một Tết, tất cả mọi người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để dùng cơm và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp, sau đó cùng nhau đi đến từng gia đình để chúc Tết.

Trong ngày này bố mẹ, ông bà mừng tuổi cho con cháu, con cháu chúc thọ bố mẹ, ông bà, bạn bè, những người thân thiết mừng tuổi cho nhau. 

Khi con cháu họ hàng cũng như con cháu bạn bè, nếu còn nhỏ tuổi, đến nhà đều được chủ nhà cho tiền mừng tuổi, nhiều ít tùy tình tuỳ cảnh. Ngược lại, khách cũng mừng tuổi cho con cháu còn nhỏ của chủ nhà. 

Ngày Tết, con cháu chúc Tết ông bà, bố mẹ và ông bà, bố mẹ sẽ mừng tuổi lại con cháu. Ảnh: CMH

Tiền mừng tuổi thường cho số lẻ, ngụ ý tiền đó sẽ dư mãi ra. Có thể mừng tuổi bằng tiền hoặc bằng quà, nhưng phải chú trọng đến mặt hình thức, vì ngày Tết ai cũng thích đẹp. Người già khăn áo chỉnh tề ngồi trang trọng trên giường, trên ghế để con cháu đến mừng thọ. Ngược lại, con cháu cũng nhận được ở người trên những lời khuyên ân cần trong cuộc sống. 

Lì xì cùng cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh,... vốn là những điều không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Người Việt quan niệm, lì xì tượng trưng cho những điều may mắn mà ta có thể trao cho nhau, cầu mong mọi sự bình yên, hạnh phúc thuận lợi trong năm mới. Tuy nhiên, những phong bao lì xì đỏ ẩn chứa những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết.

Tục lệ lì xì đầu năm mới đã có từ thời xa xưa và xuất xứ từ Trung Quốc. Tương truyền: Có một gia đình nhà nọ ngoài 50 tuổi mới sinh được một mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà biết rằng chú bé này sẽ gặp họa với yêu quái nên biến thành 8 đồng tiền đồng, cha mẹ chú đem gói vào một mảnh giấy đỏ, đặt bên cạnh gối đứa bé. Khi con quái vật đến, những đồng tiền lóe lên khiến con quái vật hoảng sợ phải bỏ chạy. Từ đó lì xì được coi như "lá bùa" trừ tà ma, yêu quái trong đêm giao thừa.

Chữ lì xì có nghĩa gì?

Lì xì là phiên âm của từ "lợi thị" trong tiếng Trung, có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Do đó, tiền lì xì là tiền đem lại cái may mắn, điều lành, điều tốt cho trẻ em dịp đầu năm.

Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mừng mà quan trọng là ở thiện ý, ý nghĩa tốt đẹp của hành động. Tiền lì xì thường là những món tiền nhỏ, gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn. Người nhận được tiền lì xì vô cùng thích thú.

Tại sao lì xì đặt trong phong bao màu đỏ?

Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm. Ngoài ra, đó cũng được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn. Người được nhận lì xì luôn tin rằng những phong bao này sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm.

Quan niệm khác nhau về lì xì giữa các quốc gia châu Á

Tại Singapore, lì xì không chỉ là những đồng tiền mới có mệnh giá từ 2-20 Đô Sing, mà có thể chứa cả voucher, coupon, vé xe tháng, tem, ngân phiếu, tiền xu hay một vé du lịch, phiếu ăn nhà hàng. Điều này thể hiện tinh thần hiện đại hòa chung trong không khí truyền thống của ngày Tết trên đất Sing.

Trong khi mọi nơi đều ưa chuộng phong bao đỏ thì riêng ở Nhật Bản người ta lại dùng bao lì xì màu trắng có in hoa văn hoặc những hình trang trí ngộ nghĩnh, trên đó còn ghi tên của người nhận.

Những người Mã Lai theo đạo Hồi sinh sống ở Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore cũng sớm tiếp nhận tục lệ mừng tuổi người già và trẻ nhỏ trong Tết Eid al-Fitr của người Hồi giáo. Tuy vậy, thay vì dùng phong bao đỏ, họ dùng phong bao xanh lá cây.

Lì xì bao nhiêu là đủ

Qua thời gian, tục lệ lì xì đã phần nào mất đi những nét đẹp vốn có, khiến câu hỏi "lì xì bao nhiêu là đủ?" trở thành những đắn đo chung trong ngày Tết. Ấy vậy mà có thể bạn chưa biết, trong khi người Hoa xa xưa thường dành tặng một vòng đỏ xâu 100 cắc tiền đồng, biểu hiện cho lời chúc sống lâu trăm tuổi và có một tên gọi khác là tiền mừng tuổi.

Còn người Việt thường bỏ vào phong bao đỏ những tờ tiền mới màu đỏ hồng như 500 đồng, 10.000 đồng [hai mệnh tiền giấy này ngày trước có màu đỏ]... với ý nghĩa cầu mong khỏe mạnh, may mắn và an lành cho con cháu.

Huỳnh Phúc

Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.

Mỗi lần về Tết tôi phải lì xì mất 5.000 USD

Tại sao Việt kiều phải khổ sở vì quà cáp, tiền lì xì tết?

Phụ nữ cần biết phong tục lì xì – mừng tuổi ngày tết nguyên đán thế nào cho đúng nghĩa

Tâm lý trong những ngày tết, ai cũng muốn cầu một chút lộc, được lì xì, mừng tuổi để mong được may mắn  từ những ngày đầu năm mới. Lì xì, mừng tuổi là phong tục, là tập quán là truyền thống cũng như nét văn hóa vô cùng độc đáo và ý nghĩa của dân tộc Việt Nam; tiền lì xì, mừng tuổi là tiền lộc, tiền may mắn; người đời có câu “Của cho không bằng cách cho", đây là nghệ thuật sống đẹp và mang tính nhân văn rất cao, nên cần phải khéo léo cho đúng nghĩa...

Theo quan niệm của người Hoa, thì lì xì là người trên ban phát cho dưới, người lớn tuổi ban phát cho người ít tuổi, không có ngược lại; nếu con cái lì xì bố mẹ là không đúng; truyền thống xưa trọng người có tuổi, thêm tuổi tức là thọ; mừng tuổi bằng bao lì xì để chúc ông bà thọ lâu, đồng thời cũng có ý nghĩa để ông bà có thêm tiên tiêu vặt.

 Đối với trẻ em, mỗi chúng ta nên có thái độ yêu thương và trân trọng trẻ; trước tiên, chúng ta mua phong bao màu đỏ có in hình cây mai, cây đào, câu liển đối, những câu chúc Tết và một số hình ảnh sinh động khác và bỏ tiền mới vào phong bao, vì phong bao đỏ tươi biểu hiện cho sự vui vẻ, may mắn, phát đạt. Khi đưa phong bao lì xì cho trẻ em thì cần phải đợi câu chúc của  trẻ em trước, điều này rất quan trọng vì nó mang tính giáo dục rất cao cho thế hệ trẻ; sau khi trẻ em đã chúc xong, chúng ta đưa phong bao và rồi chúc trẻ phấn đấu học giỏi, ngoan, chăm chỉ, nghe lời ba mẹ, ông bà, thầy cô…

 Do đó, cha mẹ cần chú ý dặn con trẻ phải ứng xử lại lễ phép, mặc dù câu chúc tết của trẻ không phải để bắt phép gì cả, nhưng nó thể hiện sự kính trọng, lễ phép, quan tâm đến người lớn.

 Đối với ông bà, cha mẹ, chúng ta mừng tuổi [không thể gọi là lì xì]; khi đưa phong bao mừng tuổi nên thể hiện tấm lòng thành kính, hiếu thảo, trân trọng; tiền  it nhiều không quan trọng, còn tùy vào hoàn cảnh nhưng cái chính vẫn là tình cảm và thái độ của của chúng ta đối với ông bà, cha mẹ.

 Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng quá truyền thống đẹp mà làm xấu đi ý nghĩa nhân văn của nó. Hiện nay vẫn còn nhiều ông bố, bà mẹ còn “dạy” cho con để con biết cách gợi ý tiền lì xì của khách. Khi khách đến nhà chúc Tết, các cháu chạy ra, áp sát khách, vòng tay chào thật to, rồi đứng chờ bên cạnh… khách buộc phải lì xì, mừng tuổi và các cháu bóc bao lì xì ra ngay, thấy ít tiền thì tỏ thái độ không vui…; Hoặc có những bà mẹ cười khi con có thái độ gợi ý khách, hoặc còn khoe: cô A, bác B ở cơ quan vừa lì xì cho cháu 100.000đ, cháu bảo để giành để góp tiền mua điện thoại…

Làm cha, mẹ chúng ta nên chú ý dạy con biết lẽ phải, biết trân trọng tình cảm của người lớn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà bằng những lời nói việc làm có ý nghĩa nhân văn cao đẹp; tránh những tình trạng nêu trên để không làm hoen ố tâm hồn con trẻ và mất đi nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc./.

Tuyết Minh

Video liên quan

Chủ Đề