Liên đoàn Điền kinh Việt Nam Việt tất là gì

Để được tư vấn về vấn đề nêu trên, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn Pháp luật [24/7]: 1900 6198

Cùng với Liên đoàn bóng đá, Liên đoàn bóng chuyền, thì Liên đoàn điền kinh Việt Nam hiện nay cũng đang là một trong số những Liên đoàn, hiệp hội thực hiện tốt công tác xã hội hóa và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thành tích vang dội cho đất và sự phát triển của xã hội.

Liên đoàn điền kinh Việt Nam là gì?

Liên đoàn điền kinh Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, nơi tập hợp nhiều nhà chuyên môn giỏi của Điền kinh nước nhà. Trải qua 48 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành qua nhiều năm tháng, đến nay Liên đoàn điền kinh Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, cố gắng nỗ lực vì sự phát triển của không chỉ Điền kinh Việt Nam nói riêng mà còn đối với thể thao Việt Nam nói chung.

Hãy cùng tìm hiểu thêm về điền kinh qua bài viết này nhé!

Để được tư vấn về vấn đề nêu trên, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn Pháp luật [24/7]: 1900 6198

Liên đoàn điền kinh Việt Nam được thành lập vào năm nào?

Liên đoàn điền kinh của Việt Nam đã được thành lập từ khá lâu đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào năm 1962 với mục đích nhằm rèn luyện sức khỏe của chiến sỹ và nhân dân nên đã cùng phối hợp với Báo Tiền Phong tổ chức giải chạy Việt. Với khẩu hiệu “vai ngàn cân, chân vạn dặm” được thực hiện xuyên suốt, nhiều vận động viên đã trưởng thành từ phong trào này và đã tham gia quân đội phục vụ tiền tuyến. Tính đến thời điểm hiện nay, giải Việt dã Tiền Phong đã trở thành một giải nằm trong hệ thống thi đấu chính thức thường niên của Tổng cục Thể dục thể thao – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong thời kỳ hòa bình, Liên đoàn Điền kinh của Việt Nam đã cùng phối hợp với Bộ môn Điền kinh – Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Điền kinh và Bộ môn Điền kinh các tỉnh, thành phát triển phong trào tập luyện điền kinh trong cả nước bằng cách tổ chức các giải chạy Việt dã tại các địa phương, kết hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các cuộc thi như “Đi bộ vì người nghèo”, “Đi bộ vì hòa bình”… Khi tổ chức các giải như vậy, tạo điều kiện cho các vận động viên điền kinh được có cơ hội tiếp xúc, giao lưu trao đổi kinh nghiệm cùng với nhau. Cứ như vậy, duy trì đều đặn hàng năm, Liên đoàn đều giúp đỡ các địa phương, ngành tổ chức các giải thi đấu truyền thống như: giải Điền kinh cho các thanh, thiếu niên; giải báo Thiếu niên, nhi đồng; giải Việt dã báo Tiền Phong; Giải Điền kinh các lực lượng vũ trang, giải Điền kinh Người khuyết tật toàn quốc, giải thể thao gia đình toàn quốc…

Chính bởi những cố gắng không ngừng đó mà những năm gần đây bộ môn điền kinh tại Việt Nam đã gặt hái được không ít những thành công rực rỡ, góp phần to lớn vào thành tích chung của đoàn thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực và châu lục. Mốc đánh dấu sự phát triển vô cùng to lớn của điền kinh tại Việt Nam chính là tại SEA Games 22, các vận động viên điền kinh Việt Nam giành được tới 8 giải huy chương vàng. Đây có thể xem là thành công mang tính đột phá của Điền kinh nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung.

Nếu bạn đang quan tâm các vấn đề về điền kinh Việt Nam thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

Liên đoàn điền kinh Việt Nam có địa chỉ ở đâu?

Liên đoàn điền kinh tại Việt Nam hiện nay đang có địa chỉ tại 36 Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Liên đoàn mở cửa làm việc các ngày trong tuần từ 08h-17h từ thứ hai đến thứ sáu.

Liên đoàn điền kinh Việt Nam đang phấn đấu đạt được gì trong năm 2022?

Điền kinh tại Việt Nam đang là một môi trường vô cùng tiềm năng, mục tiêu của Điền kinh Việt Nam chính là giữ vững ngôi nhất toàn đoàn [giành từ 17 đến 19 huy chương vàng] tại các giải SEA Games trong những năm tới và hướng tới vòng loại Olympic vào những năm tiếp theo.

Qua các cuộc tổng duyệt môn điền kinh đã cho thấy, thành tích tuyệt vời đáng nể của các vận động viên trọng điểm vẫn giữ phong độ ổn định với sự vượt trội trên đường đua, bên cạnh đó là sự vươn lên của các thế hệ kế cận.

Tuy nhiên, để các vận động viên trẻ có điều kiện cí thể tiếp cận thành tích tại SEA Games tiếp theo thì cần rất nhiều yếu tố, đặc biệt là việc tích cực tham gia vào các giải đấu quốc tế để cọ xát có thêm kinh nghiệm: “Khó khăn nhất thời điểm hiện tại là các giải đấu quốc tế đều hoãn, cả các vận động viên chủ lực và trẻ rất cần thi đấu. Các chân chạy trẻ cừ khôi và tiềm năng của chúng ta đang có những thành tích khả quan, nhưng kinh nghiệm thi đấu ở giải lớn thì chưa có nhiều. Do đó cần phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng thi đấu”.

Điều đáng nói là do tình hình dịch Covid-19, khiến các giải điền kinh ở châu Á đã đóng băng, trì hoãn từ đầu năm 2020, chính vì thế đến thời điểm hiện tại các kế hoạch tham dự giải vòng loại Olympic của Điền kinh Việt Nam vẫn chưa có. Vì vậy, để chuẩn bị tích cực cho các nhiệm vụ sắp tới trong bối cảnh không thể đi tập huấn hoặc tham gia các giải đấu mang tầm cỡ quốc tế thì Liên đoàn cũng rất nỗ lực, cố gắng tạo điều kiện phối hợp với các đơn vị để tổ chức các giải đấu nội bộ. Đây đều là phương án tối ưu nhất giúp duy trì phong độ của các vận động viên có cơ hội để tập luyện.

Mời bạn đọc xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác trên trang trọng tài

Sáng nay, tại Trung tâm đào tạo VĐV cấp cao Hà Nội, Liên đoàn điền kinh Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đồng thời đón huân chương Lao động hạng nhì.

Những tài năng trẻ như Quách Thị Lan vẫn là của hiếm của điền kinh Việt Nam

Tới dự lễ kỷ niệm có ông Nguyễn Duy Biên- Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, ông Vương Bích Thắng- Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, ông Hoàng Vĩnh Giang- Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban Olympic QG, đại diện các thế hệ lãnh đạo của Liên đoàn điền kinh Việt Nam, đông đảo HLV, VĐV của điền kinh Việt Nam.

Qua quá trình 50 năm phát triển, điền kinh Việt Nam từng bước khẳng định được sức mạnh của mình, vươn lên trở thành một đối thủ đáng gờm trong khu vực và châu lục.

Những VĐV tiêu biểu của điền kinh Việt Nam như Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng, Vũ Văn Huyện đã đạt tới trình độ châu lục và là các gương mặt đáng chú ý ở các giải thi đấu quốc tế.

Trong các kỳ SEA Games, Asiad và Olympic sắp tới, điền kinh Việt Nam tiếp tục được xác định là mũi nhọn của TTVN. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, Liên đoàn điền kinh VN đã và đang lên kế hoạch chuẩn bị, xây dựng lực lượng để phát hiện được nhiều tài năng hơn nữa cho Thể thao nước nhà.

TTK LĐ điền kinh Việt Nam, Hoàng Mạnh Cường cho biết: "Không chỉ VĐV, chúng ta cần đầu tư mạnh mẽ cho trang thiết bị, đội ngũ huấn luyện, chương trình tập huấn thi đấu sao cho đồng bộ và khoa học".

Theo Chí Lâm [TTVH]

[HNM] - Với việc hai VĐV không tham dự Giải Điền kinh Grand Prix Châu Á 2013, Việt Nam sẽ chỉ có một VĐV duy nhất dự giải đấu có sự góp mặt của các VĐV hàng đầu châu lục này là Đỗ Thị Thảo [chạy 800m]. Liên quan đến việc này, không chỉ đối mặt nguy cơ bị phạt, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam còn khó tránh khỏi bị ảnh hưởng về uy tín trong mối quan hệ với Hiệp hội Điền kinh Châu Á.
Thông tin "nóng" trong sáng 24-4 chính là chuyện hai VĐV hàng đầu của điền kinh Việt Nam là Vũ Thị Hương và Dương Thị Việt Anh không tham dự Giải Điền kinh Grand Prix Châu Á 2013. Đáng quan tâm, bởi đây là một cơ hội cọ xát đỉnh cao rất quý với VĐV trong quá trình chuẩn bị cho các giải đấu lớn. Vả lại, đây là lần thứ hai liên tiếp điền kinh Việt Nam rút số người tham dự giải này. Trước đó, Việt Nam có đến 6 VĐV đủ tiêu chuẩn dự giải, bao gồm Vũ Thị Hương [100m], Quách Thị Lan [400m], Đỗ Thị Thảo [800m], Dương Thị Việt Anh [nhảy cao], Nguyễn Văn Lai [5.000m] và Nguyễn Văn Hùng [nhảy 3 bước]. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí và lý do đây là sân chơi quá tầm, số lượng VĐV được cử tham dự bị rút xuống còn 3 người, bao gồm Hương,Việt Anh và Thảo.

VĐV Vũ Thị Hương

Nhưng nay, lại thêm 2 VĐV rút khỏi danh sách. Vì sao vậy? Trả lời phóng viên Báo Hànộimới, Trưởng bộ môn Điền kinh Việt Nam Dương Đức Thủy cho biết: "Cả Hương và Việt Anh đều bị chấn thương, không bảo đảm thể lực để tham dự giải. Bàn về chuyện này, Phó TTK, Chánh văn phòng Liên đoàn Điền kinh Việt Nam Nguyễn Văn Hùng bày tỏ: "Từ 6 rút xuống 3 đã là chuyện "cực chẳng đã", nay lại tiếp tục rút xuống, chỉ còn 1 VĐV dự giải! Nguy cơ bị phạt đã đành, nhưng ngại nhất là uy tín và mối quan hệ quốc tế của Liên đoàn sẽ phần nào bị ảnh hưởng". Nói rõ hơn về chuyện không để Hương và Việt Anh dự giải, ông Dương Đức Thủy phân tích: Thứ nhất, đây là một giải đỉnh cao quốc tế, nhưng là giải mời, VĐV thi đấu lấy tiền giải thưởng. Tại 3 chặng trong hệ thống thi đấu tại Grand Prix Châu Á năm nay, BTC chỉ lo chi phí ăn, ở cho các VĐV, không lo các khoản đi lại và di chuyển. Một khi đã biết VĐV của ta không bảo đảm thể lực, dù có tham dự cũng chẳng có giải, vậy thì đi để tốn kinh phí Nhà nước?! Thứ hai, giả thiết là Liên đoàn bị phạt, theo lệ thường, mỗi VĐV vắng mặt bị phạt 1.000 USD. Với 2 VĐV không dự giải, cộng thêm 1 HLV đi cùng, tức là ta vắng tất cả 3 người, bị phạt khoảng 3.000 USD. Trong khi đó, chi phí di chuyển, đi lại ta phải chi ra nếu đi cả 3 VĐV [cùng HLV], chắc chắn phải vượt con số 5.000 USD. Nếu xét về tính hiệu quả, có lẽ chịu nộp phạt sẽ hợp lý hơn". Phân tích của ông Thủy rõ ràng không sai về mặt chuyên môn, bởi suy cho cùng, đã là giải mời thì ta có thể tham dự, hoặc không, nhất là khi liên quan đến cái khó về kinh phí. Vả lại, đích đến quan trọng nhất của các VĐV trong năm nay vẫn là Giải VĐ Châu Á và SEA Games 27.

Tuy nhiên, dù gì thì việc bỏ lỡ cơ hội tranh tài cùng các VĐV hàng đầu châu lục cũng là rất thiệt thòi đối với các VĐV. Việc Liên đoàn đối diện nguy cơ bị phạt tiền, ảnh hưởng uy tín cũng là rất đáng tiếc. Trong chuyện này, có yếu tố không may [VĐV bị chấn thương]. Nhưng mặt khác, không thể không đặt dấu hỏi về sự phối hợp giữa các bên [Liên đoàn, bộ môn, HLV] trong việc bàn bạc, lựa chọn người dự giải, cũng như việc quan tâm hơn đến giáo án, chu kỳ huấn luyện của HLV đối với các VĐV trọng điểm. Một bài học đắt giá!

Video liên quan

Chủ Đề