Logo sở khoa học và công nghệ thanh hóa

Thực hiện Công văn số 2194/UBND-KGVX, ngày 22/6/2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum về việc triển khai văn bản số 1108-CV/TU, ngày 10/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chọn mẫu biểu tượng Chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” và Nhãn hiệu chứng nhận sâm Ngọc Linh Kon Tum, sáng ngày 23/06/2020, Sở Khoa học và Công nghệ [KH&CN] tỉnh Kon Tum đã tổ chức họp công bố biểu tượng Chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Kon Tum. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Thông tin- Truyền thông, Sở Công Thương, Hội sâm Ngọc Linh tỉnh Kon Tum, phóng viên Báo Kon Tum, Đài phát thanh - truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh và một số cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Chủ trì cuộc họp Ông Huỳnh Trung Kim, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

Quang cảnh buổi họp báo

Sau gần 2 năm tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu tượng [logo] Chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh và Nhãn hiệu chứng nhận sâm Ngọc Linh Kon Tum, qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, ngày 10/6/2020 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum chính thức lựa chọn biểu tượng Chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ và mẫu Nhãn hiệu chứng nhận sâm Ngọc Linh Kon Tum để đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận sâm Ngọc Linh Kon Tum cho các sản phẩm chế biến từ sâm củ Ngọc Linh đã được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý của tỉnh Kon Tum [Tại Công văn số 1108-CV/TU].

Để giới thiệu, quảng bá biểu tượng Chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Kon Tum và xúc tiến việc cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cuộc họp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng giới thiệu biểu tượng Chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” tỉnh Kon Tum đến người tiêu dùng trong và ngoài nước nhận biết về sản phẩm sâm củ Ngọc Linh tỉnh Kon Tum đã được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý, từ đó lựa chọn được sản phẩm sâm củ có nguồn gốc xuất xứ từ địa bàn 9 xã của tỉnh Kon Tum [các xã: Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp huyện Đăk Glei; các xã: Đăk Na, Măng Ri, Ngọc Lây, Ngọc Yêu, Văn Xuôi, Tê Xăng huyện Tu Mơ Rông], bảo đảm tính chất, chất lượng đặc thù theo Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý số 00049 của Cục sở hữu trí tuệ cấp theo Quyết định số 3235/QĐ-SHTT, ngày 16/8/2016 được sửa đổi theo Quyết định số 2465/QĐ-SHTT, ngày 30/7/2018.

Logo chỉ dẫn địa lý Sâm Ngọc Linh Kon Tum

Biểu tượng Chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Kon Tum thể hiện đậm nét cây Sâm Ngọc Linh - “Báu vật đại ngàn” là loài cây dược liệu vô cùng quý giá với những phẩm chất dinh dưỡng tuyệt diệu đã tạo nên một thương hiệu sản phẩm Quốc gia có giá trị cao cho tỉnh Kon Tum. Hình ảnh cây sâm Ngọc Linh nổi bật với hình dáng uốn lượn mềm mại, vươn mình đầy sức sống, tượng trưng là loài cây đặc thù, có giá trị dưỡng chất đặc biệt, tốt nhất trên thế giới. Chữ “S” [chữ cái đầu tiên của chữ “SÂM”] được tinh tế hình tượng hóa trong dáng uốn lượn quanh co của sông Đăk Bla, dòng sông chảy ngược bắt nguồn từ chân dãy núi Ngọc Linh huyền thoại. Hai khối núi hiện lên mạnh mẽ, thể hiện hình ảnh núi Ngọc Linh - nơi sinh trưởng và phát triển duy nhất của cây Sâm Ngọc Linh. Cụm hoa đỏ của Sâm Ngọc Linh bừng sáng như ánh hào quang Mặt trời, thể hiện giá trị, khát vọng và tương lai phát triển của cây sâm Ngọc Linh tỉnh Kon Tum - sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm Quốc gia của Việt Nam.

Sau hơn 2 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được 110 tác phẩm của 52 tác giả từ nhiều vùng miền trên cả nước, thậm chí từ cả Hà Lan và Hàn Quốc. Qua 3 vòng chấm độc lập, Ban giám khảo là những chuyên gia có uy tín trong ngành mỹ thuật, hội họa đã chọn ra 4 tác phẩm đáp ứng yêu cầu của Bộ.

Tác phẩm đoạt giải Nhất của họa sĩ Hồ Sỹ Khải [TP HCM] được chọn làm biểu trưng mới của Bộ Khoa học và Công nghệ. Ban tổ chức đã đăng ký sở hữu trí tuệ cho mẫu biểu trưng này.

Ngoài giải Nhất, Ban tổ chức còn trao 3 giải Ba [không có giải Nhì] cho họa sĩ, nhà thiết kết Nguyễn Phước Đức [TP HCM], họa sĩ Nguyễn Duy Lẫm [Hà Nội], nguyên Hiệu phó ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội và họa sĩ Nguyễn Công Quang, Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Quân, logo mới này thể hiện rõ hai mảng khoa học và công nghệ của Bộ: hình mẫu của hạt nhân nguyên tử, đặc trưng cho công tác nghiên cứu khoa học, còn hình bánh răng, tượng trưng cho công nghệ. Bắt đầu từ hôm nay, Bộ sẽ đưa logo này vào sử dụng.

THÔNG BÁO

LỊCH LÀM VIỆC

HOẠT ĐỘNG NGÀNH

KHOA HỌC

CÔNG NGHỆ

SỞ HỮU TRÍ TUỆ

ỨNG DỤNG CHUYỂN GIAO

THANH TRA

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG

AN TOÀN BỨC XẠ

CÁC TIN KHÁC

Chủ Đề