Lời an tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch Chống nói tục

“Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Ngay từ xa xưa, câu ca đó đã được dân gian ta nói ra như một lời dăn dạy đối với bất cứ ai. Lời ăn tiếng nói chính là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ, tư cách của con người. Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hiểu như thế nào về bài học đó để biết được rằng: Đâu là lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch?

Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động không thể thiếu trong xã hội loài người. Nó là một biểu hiện để phân biệt con người, một sinh thể tiến hóa và phát triển ở trình độ cao nhất so với các loài động vật khác. Nhờ có lao động, con người sáng tạo ra ngôn ngữ. Và rồi, họ sử dụng thứ ngôn ngữ sáng tạo ra đó như một phương tiện đắc lực để giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ trở thành một phần không thể thay thế trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, trở thành một tiêu chí để đánh giá con người. Từ đó nảy sinh vấn đề: con người phải làm thế nào để có thể sử dụng ngôn ngữ đó một cách hiệu quả nhất? Làm thế nào để nó thực sự trở thành một phương tiện giao tiếp tối ưu? Lời ăn tiếng nói chỉ thực sự phát huy hết tác dụng của chúng khi con người biết sử dụng đúng nơi, đúng chỗ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Và thực hiện điều ấy thì không hề đơn giản.

Đối với một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, lời ăn tiếng nói thế nào cho phù hợp là một trong những điều kiện quan trọng để trở thành một học sinh văn minh, thanh lịch. Đó là một trong những nét văn hóa ứng xử đặc biệt quan trọng. Lời nói của một người học sinh văn minh thanh lịch trước hết thể hiện qua việc người đó biết sử dụng lời nói một cách phù hợp, đúng nơi đúng chỗ. Đó là người biết nói ra những lời lễ phép, kính trọng với người trên tuổi mình; là người biết đưa ra những lời hòa nhã, chân thành với những người đồng trang lứa; là người biết đưa ra những lời yêu thương gần gũi với những người kém mình lứa tuổi. Văn minh, thanh lịch không chỉ là việc không nói ra những lời nói tục tĩu, thiếu văn hóa. Đó còn thể hiện ở việc người đó biết cách lựa chọn và sử dụng từ ngữ một cách phù hợp, tế nhị trong từng điều kiện và hoàn cảnh. Dễ nhận thây, những người như vậy sẽ nhận được rất nhiều tình cảm thân thiện của người khác.

Một thực trạng đáng buồn trong giới học sinh, sinh viên hiện nay là tình trạng yếu kém về văn hóa giao tiếp. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi muốn được thể hiện và khẳng định mình kèm theo môi trường tiếp xúc nhiều khi không lành mạnh khiến cho những người trẻ tuổi thường hay “xông pha” vào những lĩnh vực mới. Và thể hiện cá tính của mình trong môi trường giao tiếp là một trong những biểu hiện của mong muốn đó. Không phải là hiếm khi trong môi trường này, chúng ta bắt gặp rất nhiều những ngôn ngữ “tiếng lóng” - ngôn ngữ riêng chỉ có trong giới; nói tục, chửi bậy như một biểu hiện của phong cách và cá tính. Đó là một quan niệm sai lầm. Trong một xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, văn hóa ứng xử của con người luôn được đề cao và coi trọng. Bởi vậy, mỗi chúng ta muôn bắt kịp với những nhu cầu, đòi hỏi mới của thời đại cần phải luôn biết tự rèn luyện cho mình một thói quen ăn nói có văn hóa. Ngay từ thời xa xưa, cha ông ta cũng đã từng răn dạy: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Trước khi nói điều gì phải suy nghĩ thật kỹ xem điều đó đúng hay sai? Nên nói hay không nên nói và nếu nói thì nên nói như thế nào cho phù hợp, cho đạt hiệu quả và dễ đi vào lòng người nhất? Không chỉ hướng tới việc nói đúng những điều cần nói, cao hơn nữa, người học sinh cần phải rèn luyện cho mình thói quen diễn đạt một cách ngắn gọn, cô đọng và thuyết phục nhất những điều cần nói. Tránh diễn đạt vấn đề một cách thô thiển, vòng vo, không lô-gic, gây phản cảm cho người khác.

Lời ăn tiếng nói đối với con người nói chung và học sinh nói riêng là vô cùng quan trọng, bởi vậy lúc nào mỗi chúng ta cũng phải có ý thức trong viêc tự rèn luyện bản thân mình. Hãy để những lời bạn nói ra là những lời nói khiến cho người khác phải mỉm cười...

Hàng ngày, chúng ta giao tiếp với nhau thông qua từng lời ăn, tiếng nói. Với học sinh, việc nói năng sao cho phải, cho đúng phù hợp với đạo đức xã hội để khi đánh giá, nhìn nhận về giới trẻ học đường , ta có được cái nhìn tốt đẹp nhất.

Bạn đang xem: Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch

Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức , hàng ngày các bạn học sinh cũng như bao con nguời bình thường khác tiếp xúc , giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những lao động khác, lao động dưới hình thức học tập của học sinh diễn ra trong môi trường học đường, môi trường mang tính giáo dục cao. Được sống, được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học, bậc học vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện, đúng mực hơn. Đánh giá một con người, trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời ăn, tiếng nói của người đó. Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh , thanh lịch được đánh giá qua những chuẩn mực nào . Truớc hết , đó là những lời nói không bậy bạ , sai trái , không văng tục chửi thề "Văn minh" là hội nhập theo cái mới, cái đúng đắn hiện có mà hàng ngày con người, xã hội đang từng bước hoàn thiện. Để lời ăn, tiếng nói thực sự là của một học sinh văn minh, thanh lịch thì chính bản thân học sinh đó trước tiên phải tự ý thức về suy nghĩ về lời nói của bản thân mình. Suy nghĩ dẫn dắt lời nói vì thế phải nghĩ sao cho đúng để xưng hô , nói năng cho phù hợp .Nếu như khi giao tiếp với thầy cô, giáo sẽ khác như khi giao tiếp với gia đình, bạn bè; mỗi giao tiếp sẽ có những chuẩn mực riêng. Bằng nhận thức của bản thân cùng với lợi thế là hàng ngày sống, học tập trong môi trường, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh , thanh lịch hàng ngày.


Phân tích lí do và tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ khi cố thức để đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện nghèo

Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Anh [chị] hãy trình bày những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm trên
Nghị luận xã hội: "Tiền có thể mua được tất cả, trừ hạnh phúc”
Nghị luận xã hội: "Lòng hiếu thảo”
Bình luận lời ăn tiếng nói của học sinh văn minh thanh lịch

Xem thêm: Đặc Điểm Nào Sau Đây Không Đúng Với Ngành Công Nghiệp ?

Tưởng tượng 20 năm sau về thăm trường xưa vào 1 ngày hè, hãy viết thư cho 1 bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. [Bài 5]


Đọc đoạn ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu [Ngữ văn - Lớp 9]

1 trả lời

Đọc đoạn ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu [Ngữ văn - Lớp 9]

1 trả lời

Tổng hợp những bài làm văn bình luận về  lời ăn tiếng nói của học sinh hay nhất của học sinh giỏi đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn bình luận về lời ăn tiếng nói của học sinh thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Bình luận về lời ăn tiếng nói của học sinh – Bài làm 1

Hàng ngày, chúng ta giao tiếp với nhau thông qua từng lời ăn, tiếng nói. Với học sinh, việc nói năng sao cho phải, cho đúng phù hợp với đạo đức xã hội để khi đánh giá, nhìn nhận về giới trẻ học đường, ta có được cái nhìn tốt đẹp nhất.

Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức, hàng ngày các bạn học sinh cũng như bao con nguời bình thường khác tiếp xúc, giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những lao động khác, lao động dưới hình thức học tập của học sinh diễn ra trong môi trường học đường, môi trường mang tính giáo dục cao. Được sống, được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học, bậc học vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện, đúng mực hơn. Đánh giá một con người, trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời ăn, tiếng nói của người đó.

Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch được đánh giá qua những chuẩn mực nào. Truớc hết, đó là những lời nói không bậy bạ, sai trái, không văng tục chửi thề 

"Văn minh" là hội nhập theo cái mới, cái đúng đắn hiện có mà hàng ngày con người, xã hội đang từng bước hoàn thiện. Để lời ăn, tiếng nói thực sự là của một học sinh văn minh, thanh lịch thì chính bản thân học sinh đó trước tiên phải tự ý thức về suy nghĩ về lời nói của bản thân mình. Suy nghĩ dẫn dắt lời nói vì thế phải nghĩ sao cho đúng để xưng hô, nói năng cho phù hợp.Nếu như khi giao tiếp với thầy cô, giáo sẽ khác như khi giao tiếp với gia đình, bạn bè; mỗi giao tiếp sẽ có những chuẩn mực riêng. Bằng nhận thức của bản thân cùng với lợi thế là hàng ngày sống, học tập trong môi trường, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh, thanh lịch hàng ngày.

Bình luận về lời ăn tiếng nói của học sinh – Bài làm 2

Là một học sinh, là một thế hệ trẻ của đất nước, đang được ngày ngày hưởng thụ, tiếp thu những văn hóa của nhà trường, của cả những sự tiếp xúc, giao lưu với sự phân hóa trong xã hội trong quãng thời gian dài, họ đang dường như bị cuốn theo, nhưng nên biết cách thông minh làm thế nào để dung hòa, phân biệt cái nào tốt, cái nào không nên để ta theo đuổi đến một hình tượng hoàn thiện,con người chuẩn mực hơn.  

Như chúng ta cùng thống nhất với nhau rằng, việc đánh giá con người là một thang điểm nhiều nấc nhưng đầu bảng luôn là lời ăn, tiếng nói, ngoại hình thể hiện trước mắt đã. Chính lời ăn, tiếng nói là bước đầu để xem người ta có văn hóa, có lịch sự, văn minh không, có khiến cho người ta có cảm tình, muốn tiếp xúc lần nữa hay không. Đặc biệt là với người học sinh, họ cũng có chuẩn mực về cả đạo đức, một người học sinh văn hóa, giỏi giang, chăm ngoan, gương mẫu, thanh lịch chính là hình tượng lý tưởng của chính bản thân mỗi người học trò, những người làm cha, làm mẹ, những người thầy cô và toàn xã hội hướng đến.

Ở họ, nào có khái niệm nói tục chửi bậy, nào có xưng hô, thái độ vô lễ với người lớn, tự chủ bản thân để không thể hiện những trong chính đầu óc non nớt kia những suy nghĩ bậy bạ sai trái dù cho hoàn cảnh xung quanh có khắc nghiệt đến cỡ nào.

Mỗi mối quan hệ xung quanh họ, không đòi hỏi họ phải quá thiên biến vạn hóa bản thân để ứng xử, nhưng cũng là lúc họ cần giữ thái độ, giao tiếp với từng đối tượng từ  giao tiếp với thầy cô, giáo sẽ khác như khi giao tiếp với gia đình, bạn bè, người lạ cần thể hiện sao cho phù hợp, nhưng luôn nêu ý thức của một con người có học, có giáo dục lên hàng đầu.

Ta có thể thấy một vấn đề còn tồn tại là những ngôn từ tiếng việt vốn đã có nền lịch sử lâu đời, đã là một thứ quốc ngữ đầy tự hào của dân tộc, nó đồng hành với biết bao nhiêu thế hệ, giờ đây khi xã hội bước vào nền hội nhập, công nghệ thông tin đã xuất hiện trong cộng đồng người trẻ những ngôn ngữ tuổi teen, khó mà hiểu được nếu không được dịch bởi chính họ, sự viết tắt là không kể hết. Nó là một sự tiếp thu không tích cực chút nào, nó ảnh hưởng như một thói xấu không thể đảm bảo những yêu cầu của người chủ tương lai sau này. Người ta nói “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”, nhưng không, vẫn còn những thế hệ trẻ sinh hoạt tùy tiện, không biết chắt lọc những cái tốt, cái đẹp…từ internet đến các ấn phẩm, phim ảnh…đã khiến cho giới trẻ đang ngày một mất đi nét văn minh thanh lịch. 

Vậy nên, việc ý thức của chúng ta là rất quan trọng, ta được học những điều tốt, ta nên trân trọng. Trong những trang văn học và lịch sử của nước ta cũng chứa đầy tính nhân văn, tình yêu thương và cả sức mạnh của dân tộc, chứa đựng những lối sống, lẽ sống, đạo đức…mà chúng ta cần học hỏi… chắt lọc đi những cái lỗi thời, lạc hậu để chúng ta phát triển đúng hướng, làm một con người chân chính, có ích, có văn hóa. Chắc có lẽ chẳng ai có thể quên được bài học như “lời chào cao hơn mâm cỗ”, “đi thưa về gửi” là cả một quá trình rèn luyện tích cực,…Có thể nói mỗi lời ăn tiếng nói phát ra là không thể sửa được, phải cân nhắc “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Phong cách sống của một học sinh cần phải có tấm lòng, phải biết yêu thương đồng loại, kính trọng cha mẹ, thầy cô, lễ độ trong giao tiếp….Chắc hẳn ta đã nghe câu nổi tiếng có dạy rằng cần: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, nuôi dưỡng sự ham học hỏi và có ý thức phấn đấu, biết tiếp thu ý kiến để sửa chữa có lẽ chính những thế hệ học sinh ngày nay sẽ chạm tay dần đến những giá trị của sự văn minh, lịch sự tinh hoa của nhân loại.

Từ trong đời thường, trong chính cách ăn uống, giao tiếp, đến khi ra đường, hay ăn uống,…trong một xã hội ngày càng phức tạp như hiện nay, chỉ cần từ hành động nhỏ của ta đều đọng lại trong mọi người sự quý mến, một lời đánh giá, một lời khen đã giúp tôn vinh cái giá trị của bản thân, mà cũng chính là lúc thêm rạng danh, làm tự hào thêm cho gia đình.

Chúng ta đều có cách lựa chọn để phát triển bản thân mình từng ngày, đặc biệt mỗi người học sinh cần thể hiện được sao cho phù hợp với bản thân, với kì vọng của xã hội. Có thể nói việc giáo dục lời ăn,tiếng nói là chuyện không phải công việc riêng của mỗi cá nhân nào, mà nó là nhiệm vụ của toàn xã hội, đều cùng đáp ứng và tạo nên một thế hệ học sinh vừa áp dụng được tài vừa áp dụng được đạo đức để đưa xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại hơn.

Bình luận về lời ăn tiếng nói của học sinh – Bài làm 3

Ông cha ta có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Thế hệ học trò ngày nay trưởng thành trên nền “thế giới phẳng” liệu có còn biết “lựa lời” hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và bàn luận về lời ăn tiếng nói của học sinh.

Trước hết, ta cần hiểu “lời ăn tiếng nói” là gì. “Nói” là phương tiện giao tiếp hằng ngày. “Lời ăn tiếng nói” tức là lời nói, thái độ và cách ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với mọi người. Với học sinh, “lời ăn tiếng nói” thường được đặt trong quan hệ giao tiếp với bạn bè, thầy cô và nhân viên trong trường học.

Người Việt Nam từ xưa tới nay đều coi trọng lễ nghĩa:

“Tiên học lễ, hậu học văn”

Ở nước ta, từ gia đình tới nhà trường luôn chú trọng giáo dục đạo đức cho con trẻ. Học nói phải học “Dạ”, “Vâng” trước rồi học chào hỏi, tạm biệt. Đến trường phải học “Chào thầy”, “Chào cô”, “Chào bạn” rồi mới học bảng chữ cái A, B, C…

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, nếp sống và nếp nghĩ truyền thống có nhiều thay đổi. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nước ta tăng cường hội nhập với thế giới khiến nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp bị băng hoại. Thế hệ trẻ cũng bị cuốn vào xu thế đó, nhất là học sinh. Và đương nhiên, “lời ăn tiếng nói” của học sinh thời cách mạng số cũng thay đổi hoàn toàn.

Sự ảnh hưởng từ phim ảnh khiến ngôn ngữ của học sinh thời nay bị “lai căng” hóa. Phim Hàn Quốc, Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam có sức ảnh hưởng cực kì lớn. Thế hệ học trò nay không còn những câu từ chân chất, thơ ngây trong sáng như trước kia mà thay vào đó là những câu nói “nửa Tây nửa Ta” như “Hello mày”, “Xem phim của Oppa chưa?”, “Đi check in đi”,… Mặt khác, sự phổ biến của Internet và mức sống ngày càng cao nên học sinh có thể dễ dàng tiếp xúc với văn hóa phẩm đồi trụy. Phim ảnh, tin tức, ca nhạc mang tính bạo lực hay sex khiến giới trẻ bị lệch lạc trong suy nghĩ và hành động. Học sinh thường xuyên sử dụng hoặc thường xuyên nghe thấy những câu nói mang tính bạo lực cao, câu chửi thề, câu mang tính chất nhạy cảm về tình dục…

Không chỉ giữa bạn bè với nhau, “lời ăn tiếng nói” của học trò hiện đại với giáo viên cũng có nhiều thay đổi. Xã hội ngày càng văn minh, dân chủ hơn. Theo đó, giáo viên không còn là người có quyền lực lớn nhất trong lớp nữa. Thay vì “cô dạy trò phải nghe” như trước, quan niệm ngày nay là: học sinh mới là người kiến tạo nên giáo viên, nhờ có học sinh giáo viên mới được “đứng lớp”. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ suy nghĩ lệch lạc, cho rằng giáo viên phải phục vụ học sinh. Từ đó, chúng không còn tôn trọng giáo viên như một “người chèo đò” nữa. Vì lẽ đó, học sinh quên đi những câu như:

“Tôn sư trọng đạo”

“Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”

“Không thầy đố mày làm nên

Học sinh quên cách cúi chào thầy cô khi bất chợt gặp trong trường. Học sinh quên cách chào chú bảo vệ khi ra về. Học sinh quên rằng phải lễ phép với cô lao công. Chúng quên luôn cách xin lỗi khi không hoàn thành bài tập.

Nói đi cũng phải nói lại, đó chỉ là một bộ phận. Rất nhiều học sinh, kể cả nông thôn hay thành thị, vẫn luôn giữ lễ nghĩa đúng mực. Học sinh Việt Nam vẫn không ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân, biết “lựa lời mà nói”, biết tri ân những người đáng được tri ân. Hàng năm, vào ngày Nhà giáo Việt Nam, hàng ngàn bông hoa tươi, hàng ngàn lời chúc tốt đẹp từ nhiều thế hệ học trò vẫn luôn được gửi gắm tới thầy cô giáo. Đó là điều rất đáng tự hào.

Xã hội có lẽ ngày càng văn minh hơn. Nhưng văn minh không phải là câu nói đầy vẻ trí thức “tôi có quyền”, văn minh phải là những lời chào hỏi thanh lịch và chuẩn mực. Để từ đó, “lời ăn tiếng nói” của học trò Việt Nam đều là những “Lời hay ý đẹp”!

Bình luận về lời ăn tiếng nói của học sinh – Bài làm 4

Khi cuộc sống xã hội ngày càng phát triển con người phải rèn luyện tu dưỡng những phẩm chất đạo đức để ngày càng hoàn thiện hơn.Đặc biệt là trong lời ăn tiếng nói để trở thành một nữ sinh thanh lịch thể hiện ra bên ngoài là một người hiểu biết, có văn hóa có giáo dục.

Những lời ăn tiếng nói từ xưa tới nay là điều hết sức quan trọng trong văn hóa ứng xử của con người. Chính vì vậy, ông bà ta thường nói rằng "Học ăn học nói học gói học mở" hay câu "Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Lời nói chính là phương tiện, ngôn ngữ giao tiếp giữa con người với con người với nhau. Thể hiện một con người có khả năng giao tiếp, biết đối nhân xử thế, những lời nói khi phát ra cần được suy nghĩ nghiêm túc rèn luyện, ngôn ngữ lựa lời, đi sâu vào lòng.

Chính vì thế con người luôn đề cập những người có khả năng giao tiếp, những người có thanh lịch, bởi họ có khả năng nói những lời ngọt ngào, những nông ngữ phát ra sẽ có tác động trực tiếp tới người khác, khiến cho người nghe cảm thấy được người nói có thiện cảm, có phông văn hóa tốt, là một người biết cư xử, thanh lịch.

Những lời nói nhẹ nhàng, ngọt ngào luôn khiến cho người nghe dễ dàng tiếp nhận, cảm thấy thích thú khi được nói chuyện cùng một người dịu dàng dễ nghe. Những lời ăn tiếp nói của con người khi phát ra thể hiện tính cách cũng như khả năng ứng xử, văn hóa, tầm nhận thức của người đó tới đâu.

Chính vì thế người xưa cũng thường dạy dỗ con cháu mình phải biết lựa lời để nói, biết kính trên nhường dưới, lễ phép yêu quý người lớn tuổi hơn mình, hòa nhã thân thiện với bạn bè cùng trang lứa. Đúng như câu nói "Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe"

Trong cuộc sống xã hội hiện đại, khi cơ sở khoa học kỹ thuật, nền kinh tế ngày càng hiện đại con người không chỉ cần có tài năng, học vấn, học vị mà cần phải có khả năng giao tiếp tốt thì mới có thể đạt được thành công trong sự nghiệp. Những người có khả năng giao tiếp hoạt bát, linh hoạt thường dễ dàng ký kết được các hợp đồng kinh tế, được đối tác yêu quý thân thiện, nên những người thanh lịch, có khả năng ngôn ngữ sẽ có khả năng thuyết phục người khác cao hơn.

Mỗi chúng ta cần phải tu dưỡng tính cách đạo đức cũng như khả năng đứng trước đám đông, khả năng thuyết trình của mình thật tốt để tạo nên kỹ năng mềm cho cuộc sống đáp ứng được sự phát triển của một xã hội ngày càng văn minh, giàu đẹp và hiện đại hơn.

Những lời nói ngôn ngữ của con người chính là thứ dùng để giao tiếp trong cuộc sống việc lựa chọn ngôn ngữ chính là cơ hội để chúng ta phát triển bản thân mình mỗi ngày đem lại cho con người những cá tính riêng, bản lĩnh sống riêng.

Khả năng giao tiếp của chúng ta tạo nên được những điều vô cùng có lợi, hữu ích thực tế mang lại cho mỗi cá nhân con người những giá trị vô cùng cao đẹp cho bản thân của mỗi con người chúng ta.
Con người ai cũng thích nghe được những lời nói ngọt ngào dễ nghe, muốn tiếp thu những điều hay lẽ phải một cách đúng đắn chính vì vậy khi chúng ta lựa lời nói sẽ làm giảm đi sự tổn thương sát khí trong mỗi câu nói của mình tới người khác.

Phải luôn tìm cách phát triển hoàn thiện bản thân mình qua mỗi ngày, biết tu dưỡng phát triển những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm để có thể tạo ra những mối quan hệ tốt trong cuộc sống.

Lời nó là một khả năng phát huy giá trị bản thân nó chính là một điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Mỗi lời nói cần phải cân nhắc rèn giũa trước khi nói ra bên ngoài và truyền đạt tới tai người khác

Khi một lời nói ta nói ra nó chính là người điều khiển ta chính vì vậy, phải suy nghĩ thật kỹ trước khi nói tránh làm tổn thương tới người khác, gây ra những hiểu lầm mâu thuẫn không đáng có trong cuộc sống.

Lời ăn tiếng nói hàng ngày có những ý nghĩa vô cùng to lớn quan trọng với tất cả chúng ta, chính vì thế chúng ta cần biết trân trọng những gì mình nói ra cần rèn luyện sự kìm chế, nhẫn nại cân nhắc trước khi nói.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong những bài làm văn bình luận về lời ăn tiếng nói của học sinh hay nhất. Chúc các bạn viết một bài văn hay bình luận về  lời ăn tiếng nói của học sinh đạt kết quả cao.

Video liên quan

Chủ Đề