Lời thoại này được vũ nương nói trong hoàn cảnh nào quạ đó, nhân vật muốn khẳng định phẩm chất gì

Trong bài người con gái nam xương lớp 9 ngữ văn tập 1 từ đoạn "Qua năm sau,.....gỡ ra được"
1.Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên
2. Đó là lời nói hay ý nghĩa của nhân vật nào?
3.Tác giả đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để làm rõ phẩm chất của nàng, đó là những cảnh nào?

a, Trong tác phẩm , lời thoại trên là lời độc thoại . Vì vũ nương nói  với ai đó được tưởng tượng và hư cấu lên , hình thức đúng với lời đối thoại nhưng '' ngửa mặt lên trời than'' => 'trời' không phải là người cũng không thể trả lời vũ nương . b, lời thoại được Vũ nương nói khi uất ức vì bị chồng nghi oan , bị dồn vào đường cùng không lối thoát , thất vọng đau khổ lên vũ nương đã ra bến hoàng giang mà nói .                                                                bài lam Đọc đoan văn trên ta thấy Vũ nương là người vợ thủy chung , yêu chồng tha thiết . Khi bị chồng nghi oan nàng nàng đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng của mình, nàng con nói đến thân phận mình và nghĩa tình vợ chồng để bày tỏ tấm lòng trong trắng , xin chồng không nghi oan cho mình , nghĩa là đã hết lòng tìm cách hàn gắn gd đg có nguy cơ tan vỡ . Nàng nhảy xuống sông hoàng giang để bày rõ là người phụ nữ "đoan trang giữ tiết , trinh bạch gìn son" . Mãi soi tỏ với đời ''vào nước xin làm ngọc Mị nương, xuống đất xin lm cỏ ngu mĩ".Ở dưới thủy cung tuy còn oán trách trươn g sinh nhưng nàng vẫn thương nhớ chồng con , khao khát đc phục hồi danh dự. 

c, CÁC YẾU TỐ KÌ ẢO : ❤ Phan lang bị bão , đắm thuyền được linh phi ở dưới thủy cung cứu , phan lang đc gặp vũ nương ở dưới thủy cung .  ❤ Khi trương sinh lập đàn giải oan , vũ nương hiện về lỗng lẫy , uy nghi giữa dòng sông , nói lời từ tạ và rồi dần dần biến mất trong màn sương mờ ảo

-Hoàn cảnh : Vũ Nương bị chồng là Trương Sinh nghi oan không chung thủy khi mình đi lính, Trương Sinh đã ruồng bỏ Vũ Nương. Vũ Nương nói lời này trước khi nhảy xuống sông tự vẫn để khẳng định sự trong sạch của bản thân.

-Phẩm chất : nàng là một người sống tốt đẹp như thế, nết đảm đang, lòng hiếu thảo, đức hy sinh, thủy chung son sắt, lòng bao dung, vị tha to lớn.

 Vũ Nương là một người vợ hiền lại đảm đang việc nhà hết lòng yêu thương chồng. Coi mẹ của Trương sinh như mẹ ruột, hết lòng chăm con. Vì thương con nên mới dỗ con bằng cách nói cái bóng là cha của nó. Đứa con còn trẻ dại tưởng thật nên kể với Trương Sinh. Vốn chàng là người hay ghen tuông, đã gán cho vợ mình cái mác ngoại tình. Từ đó, Vũ Nương đã chịu sự hiểu lầm không thể nào giải thích được. Cái chết của Vũ Nương không phải là hành vi bộc phát mà nàng đã có tính toán bởi nàng đã tắm sửa sạch sẽ để tìm đến cái chết như một cách thức minh oan duy nhất.  Tuy có những phẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng Vũ Nương đã phải chịu một số phận cay đắng, oan nghiệt. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công phi lí đương thời chà đạp lên hạnh phúc của con người. Nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn đáng quý của người phụ nữ xưa, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số phận bất hạnh của họ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người phụ nữ. 

a, lời thoại trên là độc thoại vì nhân vật chỉ nói với chính mình mà không có sự hiện diện , trả lời của nhân vật thứ hai

b, lời thoại được nhân vật nói trong hoàn cảnh bị chồng nghi oan cho tội ngoại tình , vì quá đau khổ mà nghĩ  tới cái chết . Trước khi chết nàng thề nguyền mong trời đất chứng dám cho tấm lòng trong sạc của mình. Qua đó khẳng định phẩm chất  thủy chung son sắt của nàng

c, 

chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện

- vũ nương tự vẫn nhưng rồi lại được ling phi cứu giúp

- vũ nương hiện về khi trương sinh lập đàng giải oan : cờ hoa, võng lọng rực rỡ , lúc ẩn lúc hiện , bóng loang loáng , mờ dần [ đặc sắc nhất]

[GDVN] - Sáng nay, ngày 22/6, hơn 80.000 thí sinh dự thi truyển sinh vào lớp 10  khu vực Hà Nội thi môn đầu tiên: Ngữ văn, theo hình thức tự luận với thời gian 120 phút.

{iarelatednews articleid='5368'}

Dưới đây là toàn văn đề bài và gợi ý cách làm :

Đề bài:

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NĂM HỌC 2011 - 2012

MÔN THI : NGỮ VĂN – Hà Nội

Ngày thi : 22 tháng 6 năm 2011

Thời gian làm bài : 120 phút
---------

Phần I [6 điểm]
 

Đọc đoạn thơ sau:
           

… “Người đồng minh thương lắm con ơi     

Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc” …

            [Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010]

1.    Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. “Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là những ai?

2.    Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?

3.    Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm rõ những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha đối với con, trong đó có sử dụng câu ghép và phép lặp [gạch dưới câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp].

Phần II [4 điểm]

Dưới đây là một đoạn trong Chuyện người con gái Nam Xương [Nguyễn Dữ]:

… “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

_ Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”…

[Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2010]

1.    Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?

2.    Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn [khoảng 6 câu] suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật.

3.    Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Nêu 2 chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương

BÀI GIẢI GỢI Ý

Phần I:

1.    Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm “Nói với con” của tác giả Y Phương [ tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày]
“Người đồng mình” : người vùng mình, người miền mình; người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.

2.    Thành ngữ trong đoạn thơ trên: “lên thác xuống ghềnh”. Nó được dùng để ví cảnh gian truân, vất vả

3.    Học sinh phải viết một đoạn văn nghị luận đáp ứng đủ các yêu cầu của câu hỏi: khoảng 10 câu, theo cách lập luận tổng – phân – hợp, nội dung nói về đức tính cao đẹp của “người đồng mình”, đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép lặp. Sau đây là một đoạn văn tham khảo:

[1] Đoạn thơ là lời tâm tình của người cha với con về đức tính cao đẹp của “người đồng mình.[2] Đó là những người mạnh mẽ, khoáng đạt.[3] Đó là những người “cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”. [4] Cuộc sống chốn núi rừng khó khăn, nghèo khổ, thiếu thốn. [5] Đó là cuộc sống “trên đá” “gập ghềnh”, “trong thung” “nghèo đói”. [6] Đó là cuộc sống gian truân , vất vả “như sông, như suối”, “lên thác xuống ghềnh”. [7] Nhưng người đồng mình vẫn luôn gắn bó, thủy chung: người đồng mình vẫn không chê đá gập ghềnh, không chê thung nghèo đói. [8] Điệp ngữ “không chê” đã tô đậm lên đức tính thủy chung, cao đẹp đó. [9] Đoạn thơ còn thể hiện mong muốn tha thiết của người cha với người con: Hãy nhận thức được phẩm chất cao đẹp của nhân dân và sống nghĩa tình, xứng đáng với nhân dân. [10] Lời dặn dò này, cùng với đức tính cao đẹp của người đồng mình đã để lại nhiều ngân vang trong lòng người đọc.

Phần II:

1.    Lời thoại trên là lời độc thoại. Tuy tác phẩm viết: “nàng … ngửa mặt lên trời mà than rằng” nhưng thực chất đây là lời Vũ Nương tự nhủ với chính mình.

2.    Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh: Vũ Nương bị Trương Sinh nghi ngờ, ghen tuông, la mắng và một mực không tin tưởng lòng thủy chung của nàng dù nàng đã tha thiết phân trần, hàng xóm minh oan khiến nàng tuyệt vọng và quyết định quyên sinh. Qua lời độc thoại của Vũ Nương, ta thấy nàng muốn khẳng định nết đoan trang, lòng trong trắng và thủy chung của nàng đối với chồng.

Học sinh viết một đoạn văn ngắn gọn, khoảng 6 câu nói lên suy nghĩ của bản thân về phẩm chất ấy của nhân vật. Sau đây là một đoạn văn gợi ý:

[1]Vũ Nương là người phụ nữ cao quý. [2] Cô đoan trang, trong trắng, thủy chung. [3] Chồng đi đánh trận, cô ở nhà nuôi con và chờ đợi. [4] Cô hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, khiến mọi người đều biết. [5] Thế mà, cô lại bị nghi oan, phải quyên sinh để chứng minh lòng chung thủy. [6] Vì vậy, không ai không xúc động.

3.   Toàn bộ phần cuối cùng của tác phẩm mang tính chất kì ảo. Từ phần cuối đó, ta có thể kể 2              chi tiết sau:

_ Phan Lang chết đuối nhưng được Linh Phi ở thủy cung cứu sống.

_ Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng sông, theo sau có đến năm mươi chiếc xe, cờ tán, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn, lúc hiện khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng.

Nguyễn Hữu Dương [Trường THPT Vĩnh Viễn - TP.HCM]

Video liên quan

Chủ Đề