Lời nói của nhân vật là gì

Giải bài tập trang 32 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Tuần 3

Tập làm văn lớp 4: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật giúp các em học sinh tham khảo, trả lời câu hỏi phần Nhận xét, Luyện tập SGK Tiếng Việt Lớp 4 tập 1 trang 32, 33 thật tốt. Qua đó thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn bài cho học sinh của mình.

Ngoài ra, còn có thể tham khảo bài Tập đọc Thư thăm bạn, Người ăn xin của tuần 3 Tiếng Việt 4 tập một. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Tập làm văn: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật - Tuần 3

Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin.

Trả lời:

Những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin.

* Những câu ghi lại ý nghĩ:

  • Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết dường nào !
  • Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

* Câu ghi lại lời nói:

  • Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Câu 2

Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?

Trả lời:

Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu là người giàu lòng nhân ái, biết thương người nghèo khó.

Câu 3

Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau?

a] - Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - ông lão nói bằng giọng khản đặc.

b] Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

Trả lời:

Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin:

  • Cách 1: Dẫn trực tiếp. Đây là nguyên văn lời của ông lão ăn xin. Vì vậy ông xưng lão và gọi cậu bé bằng cháu.
  • Cách 2: Dẫn gián tiếp. Người viết, người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão.

Hướng dẫn giải phần Nhận xét SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 32, 33

Câu 1

Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau:

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi.

Cậu thứ hai bảo:

- Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.

- Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. - Cậu thứ ba bàn.

TIẾNG VIỆT 2 [1988]

Trả lời:

- Lời dẫn gián tiếp: [Cậu bé thứ nhất định nói dối là] bị chó sói đuổi.

- Lời dẫn trực tiếp:

  • Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại
  • heo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ

Câu 2

Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp.

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.

Trả lời:

* Câu 1:

Lời dẫn gián tiếp: "Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm"

Chuyển thành lời dẫn trực tiếp:

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước:

- Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này?

* Câu 2:

Lời dẫn gián tiếp: Bà lão bảo chính tay bà têm

Chuyển thành lời dẫn trực tiếp:

Bà lão thưa:

- Tâu bệ hạ, trầu do chính già têm đấy ạ!

* Câu 3:

- Lời dẫn gián tiếp: Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm

- Chuyển thành lời dẫn trực tiếp:

Nhà vua không tin, gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật:

- Thưa, đó là trầu do con gái già têm.

Câu 3

Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp - Bác thợ hỏi Hòe:

- Cháu có thích làm thợ xây không?

Hòe đáp:

- Cháu thích lắm!

TIẾNG VIỆT 2 [1988]

Trả lời:

* Câu 1:

- Lời dẫn trực tiếp:

Bác thợ hỏi Hòe:

- Cháu có thích làm thợ xây không?

Chuyển thành lời dẫn gián tiếp:

Bác thợ hỏi Hòe có thích là thợ xây không?

* Câu 2:

- Lời dẫn trực tiếp:

Hòe đáp:

- Cháu thích lắm!

Chuyển thành lời dẫn gián tiếp:

Hòe đáp rằng hòe thích lắm

Cập nhật: 16/09/2021

Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộc các loại hình tự sự và kịch.

Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Trong tác phẩm, nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, câu mà nhân vật thích nói kể cả từ ngoại quốc và từ địa phương,… Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn còn thường trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật.

Dù tồn tại dưới dạng nào hoặc được thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát, nghĩa là một mặt, mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có “lời ăn tiếng nói” riêng, mặt khác, ngôn ngữ ấy lại phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lý, giai cấp, trình độ văn hóa,…

Ngôn ngữ nhân vật là một phạm trù lịch sử. Trong văn học trung đại, do ý niệm cá nhân chưa phát triển, nó chưa có được sự cá thể hóa sâu sắc, và chưa phân biệt với ngôn ngữ tác giả. Với chủ nghĩa hiện thực, ngôn ngữ nhân vật được coi là một đối tượng miêu tả, cá tính hóa trở thành một yêu cầu thẩm mỹ.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 8:34 Chiều ngày 17/05/2017

Câu hỏi: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Một

Trả lời :

Chọn đáp án: A

Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật.

Cùng Top lời giải tìm hiểu 2 cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật nhé!

1. Khái niệm

- Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ [lời nói bên trong] của một người, một nhân vật:

+ Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ:

Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.”

Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. [Nguyễn Thành Long]

+ Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ:

Một lần đến thăm Trường Cao đẳng Mĩ thuật Công nghiệp Hà Nội, Bác Hồ gợi ý nên phát triển đồ sứ dân tộc. Bác nói người Việt thường dùng chén chứ không dùng tách.

Thầy giáo dặn chúng tôi về ôn bài, mai có giờ kiểm tra.

2. Lưu ý khi dùng lời dẫn

- Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được sử dụng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.

- Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đứng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.

+ Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt trước lời dẫn [sau động từ trong câu].

+ Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý: thay đổi từ xưng hô cho thích họp; bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép; lược bỏ các từ tình thái [kia, nhé, này…]; có thể thêm rằng hoặc là trước lời dẫn.]

3. Đoạn văn ví dụ

Mẫu 1:

Hôm nay, cũng như mọi ngày tôi đi học trên đường đi tôi gặp một bà lão, bà nói: "Cháu ơi giúp bà qua đường với". Tôi nhìn đồng hồ đã 7 giờ kém 5 phút tôi suy nghĩ một lúc và nói "Vâng cháu sẽ đưa bà qua đường". Sau khi đưa bà lão sang đường bà cám ơn tôi, lúc đó tôi đã cảm nhận được việc tốt mà tôi đã làm. Thế là tôi chạy thẳng đến lớp khi đến cổng trường đã đóng, tôi xin bác bảo vệ cho vào cửa, lúc ấy bác bảo vệ không chịu cho tôi vào, tôi đã kể lại việc bà lão nói "nhờ cháu giúp bà qua đường" và tôi đã giúp. Bác mới hiểu và cho tôi vào.

- Lời dẫn trực tiếp: "Cháu ơi... với"!

- Lời dẫn gián tiếp: "Nhờ cháu giúp bà qua đường"

Mẫu 2:

Các bạn có lẽ không quên người thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh là biểu tượng của con người lao động trong xã hội mới. Một con người lao động hết mình, hi sinh lợi ích cá nhân vì lí tưởng, vì công việc. Một con người đã xác định được lí tưởng sống của mình là hi sinh cho đất nước. Vậy lí tưởng sống là gì? Tôi bỗng nhớ về lời có giảng: "Lí tưởng sống là lẽ sống, là cái đích của cuộc sống mà con người hoặc cộng đồng khao khát muốn đạt được". Quả thực, mỗi con người đều cần xác định cho mình mục đích sống vì cái gì? Vì ai? Mỗi thời đại đều cần có lí tưởng sống khác nhau. Chẳng hạn, ở thời chiến, biểu tượng của thanh niên Xô-viết thời ấy là Pa-ven trong Thép đã tôi thế đấy. Anh cho rằng đã sống thì nên sống sao cho sau này không phải hối hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí. Vâng mỗi người trong chúng ta lí tưởng phải thực sự xác định từ hôm nay. Riêng tôi đã xây dựng cho mình một lí tưởng sống để phấn đấu, để mỗi lần tôi lại nhớ câu thơ của Tố Hữu:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim.

- Lời dẫn trực tiếp: "Lí tưởng sống... đạt được"

- Lời dẫn gián tiếp: Anh cho rằng... sống phí

Mẫu 3:

Một hôm, tôi về quê chơi với bà. Tôi rất yêu bà tôi vì hà là người luôn dành cho cháu tất cả những gì tốt nhất và bà là một người hiền từ, nhân hậu. Tôi và bà như thường lệ, sáng nào cùng ra vườn hái quả vào nhà để ăn. Hôm đó bà dẫn tôi ra vườn và kể cho tôi nghe chuyện ngày xưa của bà và mẹ tôi. Tôi lại nhớ đến câu nói của mẹ rằng ở ngay chính tại khu vườn này có một cái hầm. Tôi băn khoăn không biết đúng hay sai nên liền hỏi bà. Bà bảo với tôi rằng: "Đúng ngày xưa ở đây có một cái hầm rất lớn để mọi người chui xuống ẩn nấp khi có báo hiệu nhưng sau chiến tranh bà phá rồi cháu ạ!". Sau đó tôi bảo bà: "Bà ơi! Mẹ cháu nói hoa quả của bà rất ngọt và thơm". Bà chỉ cười mỉm và dắt tôi vào nhà khi trời đã gần trưa nắng.

- Lời dẫn trực tiếp: Bà bảo với tôi rằng: "Đúng ngày xưa... cháu ạ!".

- Lời dẫn gián tiếp: Mẹ cháu bảo rằng ở... cái hầm.

Video liên quan

Chủ Đề