Lớp 11 có bao nhiêu cây kiểm tra 1 tiết

  1. Phần năng lượng hô hấp tạo ra ở dạng nhiệt là cần thiết để sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây.
  1. Ti thể là bào quan thực hiện quá trình phân giải kị khí
  1. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài ánh sáng.
  1. Giai đoạn chuỗi truyền electron trong hô hấp hiếu khí là tạo ra nhiều năng lượng nhất.

Câu 5. Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật , một bạn học sinh đã bố trí thí nghiệm như sau:

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  1. Đổ thêm nước sôi ngập hạt mầm vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm thì lượng kết tủa trong ống nghiệm càng nhiều.

II. Có thể thay hạt nảy mầm bằng hạt khô và nước vôi trong bằng dd NaOH loãng thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi.

III. Do hoạt động hô hấp của hạt nên lượng CO2 tích lũy trong bình ngày càng nhiều.

IV. Thí nghiệm chứng minh nước là sản phẩm và là nguyên liệu của hô hấp.

  1. 1 B. 4
  1. 3 D. 2

Câu 6. Trong quang hợp, khí oxi được sinh ra từ phản ứng

  1. Oxi hoá glucose
  1. Khử CO2
  1. Phân giải ATP
  1. Quang phân ly nước

Câu 7. Pha sáng của quang hợp không có quá trình

  1. quang phân li nước.
  1. tạo ATP, NADPH và ôxy.
  1. biến đổi trạng thái của diệp lục.
  1. khử CO2.

Câu 8. Có bao nhiêu hóa chất sau đây có thể được dùng để tách chiết sắc tố quang hợp?

  1. Axêtôn. II. Cồn 90 – 960.

III. NaCl. IV. Benzen.

  1. CH4.
  1. 3. B. 2.
  1. 4. D. 1.

Câu 9. Trong các thành phần sau, thứ tự đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ ?

[1] Lông hút [2] mạch gỗ

[3] khoảng gian bào và các tế bào vỏ

[4] tế bào nội bì [5] trung trụ

[6] tế bào chất các tế bào vỏ

  1. Con đường gian bào: [1]→[3]→[4]→[5]→[2]; con đường tế bào chất [1]→[6]→[5]→[4]→[2]
  1. Con đường gian bào: [1]→[3]→[4]→[5]→[2]; con đường tế bào chất [1]→[6]→[4]→[5]→[2]
  1. Con đường gian bào: [1]→[3]→[5]→[4]→[2]; con đường tế bào chất [1]→[6]→[4]→[5]→[2]
  1. Con đường gian bào: [1]→[4]→[3]→[5]→[2]; con đường tế bào chất [1]→[6]→[4]→[5]→[2]

Câu 10. Cho các phát biểu sau:

[1] Thực vật C4 có hai dạng lục lạp: Lục lạp của tế bào mô giậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch.

[2] Ở thực vật CAM, quá trình cacboxi hóa sơ cấp xảy ra vào ban đêm, còn quá trình tổng hợp đường lại xảy ra vào ban ngày.

[3] Trong các con đường cố định CO2, hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật đươc xếp theo thứ tự C3 > C4 > CAM.

[4] Ở các nhóm thực vật khác nhau, pha tối diễn ra khác nhau ở chất nhận CO2 đầu tiên và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.

Số phát biểu có nội dung đúng là

  1. 1 B. 2
  1. 3 D. 4

Câu 11. Khi nói về cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp người ta đưa ra một số nhận xét sau

[1]. Trên màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng

[2]. Trên màng tilacôit là nơi xảy ra phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.

[3]. Chất nền strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp

Các phát biểu đúng là

  1. 2,3 B. 1,2
  1. 1,2,3 D. 1,3

Câu 12. Có bao nhiêu chất sau đây là sản phẩm của chu trình Crep ?

  1. ATP II. Axit pyruvic

III. NADH IV. FADH2 V. CO2

  1. 2 B. 5
  1. 3 D. 4

Câu 13. Sắc tố tham gia chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH là loại sắc tố thuộc nhóm nào sau đây?

  1. Diệp lục a B. Xanthôphyl
  1. Caroten D. Diệp lục b

Câu 14. Nồng độ Ca2+ trong một tế bào là 0.3%. Nồng độ Ca2+ trong dịch mô xung quanh tế bào này là 0.2%. tế bào hấp thụ Ca2+ bằng cách nào ?

  1. Thẩm thấu.
  1. Vận chuyển chủ động.
  1. Vận chuyển thụ động.
  1. Khuếch tán.

Câu 15. Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây?

[1] Tạo lực hút đầu trên.

[2] Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.

[3] Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

[4] Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.

Phương án đúng là:

  1. [2], [3] và [4] B. [1], [3] và [4]
  1. [1], [2] và [3] D. [1], [2] và [4]

Câu 16. Vi khuẩn Rhizôbium trong nốt sần rễ cây họ đậu có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau đây?

  1. Amilaza B. Nitrôgenaza
  1. Prôtêaza D. Cacboxilaza

Câu 17. Các phương pháp nào sau đây được sử dụng để bảo quản hạt thóc giống?

[1] Bảo quản thóc giống trong túi ni lông và buộc kín.

[2] Bảo quản thóc giống trong kho lạnh.

[3] Phơi khô thóc giống cho vào bao tải để ở nơi khô, thoáng.

[4] Bảo quản thóc giống trong điều kiện nồng độ CO2 cao.

  1. [1], [2] B. [1], [3], [4]
  1. [2], [3] D. [1], [2], [3], [4]

Câu 18. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp

  1. lớn hơn cường độ hô hấp.
  1. cân bằng với cường độ hô hấp.
  1. nhỏ hơn cường độ hô hấp
  1. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Câu 19. Ở thực vật C3, chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối của quá trình quang hợp là?

  1. RiDP B. AOA
  1. PEP D. APG

Câu 20. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ?

  1. Nitơ không phải là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật.

II. Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4+ và NO3- .

III. Thiếu nitơ lá có màu vàng.

IV. Nitơ tham gia cấu tạo các phân tử prôtêin, cacbohiđrat, enzim, diệp lục

  1. 4. B. 2.
  1. 1. D. 3.

Câu 21. Nhóm thực vật nào có hoạt động đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng vào ban đêm?

  1. Thực vật C4
  1. Thực vật C3
  1. Thực vật C4 và CAM
  1. Thực vật CAM.

Câu 22. Hình bên mô tả một thí nghiệm ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Đây là thí nghiệm phát hiện quá trình quang hợp của cây qua sự thải O2.
  1. Đây là thí nghiệm phát hiện quá trình hô hấp qua sự hút khí O2.
  1. Đây là thí nghiệm phát hiện quá trình hô hấp qua sự tạo hơi nước.
  1. Đây là thí nghiệm phát hiện quá trình hô hấp qua sự thải CO2.

Câu 23. Trong những nhận định về dòng mạch rây sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

[1] Mạch rây là dòng đi lên trong cây.

[2] Tốc độ vận chuyển các chất trong mạch rây là nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ vận chuyển các chất trong mạch gỗ.

[3] Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào quang hợp và tế bào tích luỹ các chất hữu cơ trong cây là động lực duy trì dòng mạch rây.

[4] Các chất được tạo ra bởi quá trình quang hợp như saccarôzơ, hoocmôn thực vật, axit amin, một số chất hữu cơ và một số ion khoáng sử dụng lại là các chất được luận chuyên chủ yếu trong mạch rây.

[5] Sản phẩm quang hợp được dòng mạch rây vận chuyển đến các cơ quan như: củ, quả, hạt, đỉnh cành, rễ của cây.

  1. 2 B. 3
  1. 4 D. 5

Câu 24. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hô hấp ở thực vật?

[1] quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm diễn ra mạnh hơn ở hạt đang trong giai đoạn nghỉ

[2] hô hấp tạo ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.

[3] phân giải kị khí bao gồm chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp.

[4] Ở hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí, giai đoạn đường phân đều diễn ra trong ti thể.

  1. 3 B. 2
  1. 1 D. 4

Câu 25. Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử H2O.

II. Pha sáng chuyển hóa năng lượng của ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.

III. Pha sáng diễn ra trong chất nền [strôma] của lục lạp.

IV. Pha tối cung cấp NADP+, ADP+ và glucôzơ cho pha sáng.

  1. 1 B. 3
  1. 4 D. 2

Câu 26. Động lực của dòng mạch gỗ ở thực vật trên cạn là

  1. lực đẩy [áp suất rễ].

II. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.

III. lực hút do thoát hơi nước qua khí khổng ở lá.

IV. lực hút do thoát hơi nước qua cutin ở lá.

Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng?

  1. 1 B. 2
  1. 3 D. 4

Câu 27. Chất nào sau đây không được tạo ra ở chu trình Canvin?

  1. APG. B. CO2
  1. AlPG. D. RiDP.

Câu 28. Đặc điểm nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây?

  1. Có thể thay thế được bởi bất kỳ nguyên tố nào
  1. Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
  1. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
  1. Phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

Câu 29. Trong giờ thực hành chiết rút diệp lục và carôtenôit ở thực vật, bốn nhóm học sinh đã sử dụng mẫu vật và dung môi như sau:

Cho biết thí nghiệm được tiến hành theo đúng quy trình. Dự đoán nào say đây sai về kết quả thí nghiệm?

  1. Dịch chiết ở cốc thí nghiệm của nhóm II có màu vàng.
  1. Dịch chiết ở cốc thí nghiệm của nhóm III và nhóm IV đều có màu đỏ
  1. Dịch chiết ở cốc thí nghiệm của nhóm I có màu xanh lục.
  1. Dịch chiết ở tất cả các cốc đối chứng đều không có màu.

Câu 30. Sản phẩm của pha sáng gồm:

  1. ATP, NADPH
  1. ATP, NADPH VÀ CO2
  1. ATP, NADPH VÀ O2
  1. ATP, NADP+ VÀ O2

Câu 31. Ở đa số các loài thực vật, nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng mở khí khổng là:

  1. Nhiệt độ B. Nước
  1. Phân bón D. Ánh sáng

Câu 32. Từ một phân tử glucozo phân giải ra hầu hết các ATP trong

  1. Đường phân
  1. chuỗi truyền eletron hô hấp
  1. Chu trình Crep
  1. chuỗi truyền electron

Câu 33. Một trong những đặc điểm đặc biệt của thực vật CAM giúp chúng sống được ở sa mạc là:

  1. Khí khổng mở ban đêm và đóng vào ban ngày
  1. Chúng cố định cacbon ở nồng độ CO­2 thấp khi khí khổng đóng
  1. Chúng tạo CO2 qua hô hấp sáng
  1. Chúng dự trữ cacbon bằng cách chuyển hóa CO2 thành các axit hữu cơ

Câu 34. Khi phơi hoặc sấy khô một số loại thực phẩm sẽ giúp bảo quản thực phẩm vì:

  1. Dễ xảy ra quá trình lên men lactic
  1. Ức chế sự hoạt động của nấm men
  1. Tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm
  1. Sẽ hạn chế vi khuẩn sinh sản làm hỏng thực phẩm.

Câu 35. Sản phẩm của pha sáng được dùng trong pha tối của quang hợp là

  1. ATP và CO2.
  1. ATP, NADPH và O2.
  1. ATP, NADPH.
  1. NADPH, O2

Câu 36. Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

  1. Ở màng ngoài B. Ở tilacôit
  1. Ở màng trong D. Ở chất nền

Câu 37. Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng quy trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng?

  1. Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh sáng
  1. Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng giống như sử dụng nước vôi trong
  1. Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành CaCO3
  1. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi.

Câu 38. Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế nào?

  1. Thẩm thấu và chủ động
  1. Chủ động và nhập bào
  1. Thụ động và chủ động
  1. Thụ động và thẩm thấu

Câu 39. Cho 50g các hạt mới nảy mầm vào bình thủy tinh. Đậy chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U nối với ống nghiệm chứa nước vôi trong. Đây là thí nghiệm chứng minh:

  1. quá trình quang hợp ở hạt mới nảy mầm có thải ra CO2.
  1. quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có thải ra CO2.
  1. quá trình quang hợp ở hạt mới nảy mầm có thải ra O2.
  1. quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có thải ra O2.

Câu 40. Người ta phân biệt nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào loại sản phẩm cố định CO2 ổn định đầu tiên, ở nhóm C3 là APG – hợp chất có 3C; ở nhóm C4 là AOA – hợp chất có 4C.

Chủ Đề