Luật dạy nghề là gì

Có thể nói dạy nghề và việc làm luôn luôn đi liền với nhau. Người lao động nếu được học những chương trình dạy nghề tốt, có trình độ chuyên môn cao thì rất dễ kiếm được công việc tốt, phù hợp với khả năng của mình. Ngược lại nếu ngay từ khâu đào tạo nghề đã không được chú trọng thì rất khó có thể tìm được công việc tốt. Do đó, việc dạy nghề và học nghề được xem như là gốc rễ của một cái cây vậy, gốc có tốt thì cây mới có thể phát triển nhanh được. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cần thiết về vấn đề dạy nghề và việc làm.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Lao động 2019,

– Luật VIệc làm 2013,

– Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014

– Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.

1. Một số khái quát chung về việc làm và dạy nghề

Hoạt động kiếm sống là hoạt động quan trọng nhất của thế giới nói chung và con người nói riêng. Tuy nhiên, đối với con người, kiếm sống không chỉ là hoạt động sinh vật đơn thuần mà qua đó còn cải tạo con người, biến con người thành sinh vật xã hội có ý thức, tham gia các quan hệ xã hội, hình thành xã hội. Hoạt động kiếm sống của con người được gọi chung là việc làm. Việc làm trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân , xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của cá nhân. Con người vì muốn thoả mãn các nhu cầu của bản thân nên tiến hành các hoạt động lao động nhất định.

Như vậy xét về phương diện kinh tế-xã hội có thể hiệu việc làm là các hoạt động tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho người lao động được xã hội thừa nhận.

Xem thêm: Việc làm là gì? Phân tích vai trò và ý nghĩa của việc làm?

Có thể thấy lao động là quyền và nghiã vụ của công dân, Nhà nước và xá hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động.

Luật Việc Làm 2013 đã khẳng định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.” Như vậy ta có thể hiểu việc làm được cấu thành từ ba yếu tố

+ Là hoạt động lao động: Đây là hoạt động thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, hoạt động lao động chỉ là dấu hiệu của việc làm chứ không đồng nhất lao động với việc làm. Mọi người đều có hoạt động lao động nhưng không có nghĩa đều có việc làm. Yếu tố lao động trong việc làm khác với lao động thông thường ở chỗ nó phải có tính hệ thống, tính thường xuyên và tính nghề nghiệp. Vì vậy, người có việc làm thông thường phải là những người thực hiện các hoạt động lao động trong phạm vi nghề nhất định và trong thời gian tương đối ổn định.

– Tạo ra thu nhập: Thu nhập ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là khoản thu nhập trực tiếp mà còn bao hàm cả khả năng tạo ra thu nhập.

– Hoạt động đó phải hợp pháp: Không phải mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập đều được coi là việc làm. Hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng phải hợp pháp, phải được pháp luật thừa nhận hay không trái pháp luật mới được coi là việc làm. Tuỳ theo điều kiện kinh tế – xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức của từng nước mà pháp luật có sự quy định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động được coi là việc làm.

Ngoài ra tại Khoản 2, Điều 9, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định: ‘Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.”

Về các cơ chế chính sách cụ thể, Nhà nước đã có những chính sách và hỗ trợ tài chính , cho vay vốn hoặc giảm miễn thuế, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho những tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài [ bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài ] đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động; gắn chương trình việc làm với các chương trình dự án phát triển kinh tế – xã hội, hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ở nước ngoài; phát triển hệ thống dịch vụ việc làm. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển kinh tế – xã hội sử dụng nhiều lao động, ưu tiên sử dụng lao động tại chỗ, lao động là người Việt Nam.

Về phía người sử dụng lao động, cùng với quyền tuyển chọn , tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm đảm bảo việc làm cho người lao động theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng lao động, đảm bảo bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động trong trường hợp chấm dứt hợp đồng đối với người lao động vì lí do kinh tế…

Xem thêm: Những mẫu đơn xin việc làm viết tay chuẩn và hay nhất năm 2022

Theo quy định tại Điều 4 của Bộ luật Lao động 2019 cũng đã đề cập: “Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.”

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Mục tiêu của dạy nghề được xác định là đào tạo nhân lực kỹ thuật trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Dạy nghề và việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có nghề nghiệp [ tay nghề ] là điều kiện tiên quyết đối với người lao động để có thể nhanh chóng tìm được việc làm và có chỗ làm ổn định. Trước đây, do quan niệm đào tạo nghề chỉ là vấn đề giáo dục và đào tạo, chưa thấy được sự cần thiết phải gắn đào tạo nghề với vấn đề giải quyết việc làm nên nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo nghề thuộc Bộ giáo dục và đào tạo. Hiện nay, nhiệm vụ này đã được chuyển giao cho Bộ lao động – thương binh và xã hội nhằm thực hiện sự gắn kết liên thông vấn đề đào tạo nghề với nhu cầu của sản xuất, của thị trường lao động nhằm giải quyết việc làm. Chính phủ cũng đã thành lập Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ lao động – thương binh và xã hội .

Một bên trong quan hệ dạy – học nghề bao giờ cũng là doanh nghiệp và doanh nghiệp này khi thực hiện việc dạy nghề không bị ràng buộc bởi các điều kiện đặt ra như đối với các cơ sở dạy nghề thông thường khác. Có được điều kiện thuận lợi này là do việc dạy nghề trong trường hợp này không phải là lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp; một doanh nghiệp đang hoạt động thì điều kiện tối thiểu đảm bảo cho việc dạy nghề và học ngề thường dễ dàng đạt được trên thực tế.

2. Những quy định mới nhất của pháp luật về dạy nghề và việc làm

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu nâng cao tay nghề thì có rất nhiều trung tâm dạy nghề được thành lập và Nhà nước ta cũng khuyến khích điều này. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp là cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động theo quy định của Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Căn cứ vào quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với trình độ sơ cấp; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn và phê duyệt chương trình đào tạo trình độ sơ cấp để sử dụng làm chương trình đào tạo của trung tâm mình.

Ngoài ra, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp: tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình; duyệt giáo trình để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập của trung tâm. Giáo trình đào tạo phải cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô-đun, môn học trong chương trình đào tạo, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Đồng thời, trung tâm giáo dục nghề nghề nghiệp sẽ thực hiện tuyển sinh theo quy định của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục nghề nghiệp hiện hành. Cùng với đó, trung tâm chủ động phối hợp với gia đình người học để làm tốt công tác giáo dục đối với người học nhằm phát triển toàn diện nhân cách của người học.

Xem thêm: Chính sách việc làm là gì? Vai trò và vị trí của chính sách việc làm

Bên cạnh những trung tâm dạy nghề thì người lao động còn có thể tham gia xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật.  Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 đã quy định: “ Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về.” Đồng thời, Nhà nước, cũng như các doanh nghiệp tổ chức đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài có trách nhiệm bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài để có kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cơ bản về pháp luật và kiến thức cần thiết khác phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước.

Hơn thế nữa thì Nhà nước ta cũng khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia vào hoạt động này để giúp cho người lao động có thể đáp ứng được những yêu cầu mà nhà tuyển dụng nước ngoài yêu cầu. Tuy nhiên thì người lao động phải chịu các chi phí liên quan tới việc học nghề, giáo dục định hướng trước khi đưa theo sự tính toán của doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên cơ sở pháp luật  Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết liên quan đến dạy nghề và việc làm, những thông tin sẽ cung cấp cho bạn đọc phần nào đổi mới của pháp luật về dạy nghề. Tuy nhiên để có thể tìm hiểu kỹ hơn thì các văn bản pháp luật hiện hành như Bộ luật Lao động 2019, Luật Việc làm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn.

Video liên quan

Chủ Đề