Luộc dạ dày bao nhiêu phút là chín

Dạ dày heo có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn đối với rất nhiều người vì lòng heo không dai, lại giòn sần sật rất vui miệng. Tuy nhiên, để làm sạch được dạ dày heo hay luộc dạ dày luôn trắng và giòn thì không phải chị em nào cũng biết cách. Đôi lúc, món dạ dày luộc xong bị thâm đen, dai nhách, mất đi phần hấp dẫn.

Do đó, chị em hãy tham khảo các mẹo dưới đây để có món dạ dày luộc ưng ý:

Cách làm sạch dạ dày heo

Chuẩn bị: Dạ dày heo, bột mì, chanh hoặc giấm, gừng, sả

Cách làm:

Dạ dày mua về, đem lộn trái rồi rửa trực tiếp dưới vòi nước, dùng dao cạo sạch màng nhầy. Giữ nguyên mặt trái, sau đó cho bột mỳ vào bóp kỹ các nếp gấp để dạ dày ra nhớt. Sau đó đem rửa lại bằng nước sạch. Lộn phải dạ dày rồi bóp thêm với chanh, hoặc giấm để dạ dày trắng, khử mùi hôi.

Hoặc bạn cũng có thể dùng cách đơn giản nhất là rửa qua dạ dày rồi dùng chanh hoặc giấm bóp kỹ cả mặt trái lẫn mặt phải. Vẫn phải dùng dao cạo sạch màng nhầy bên trong dạ dày rồi rửa lại vài lần dưới vòi nước cho sạch hoàn toàn.

Cũng có người mách, bạn chỉ cần rửa dạ dày sạch dưới với nước sau đó, đun sôi một nồi nước với ít gừng, sả rồi cho dạ dày vào chần qua, vớt nhanh ra rửa lại, dạ dày sẽ thơm hơn.

Lưu ý, nhiều bà nội trợ có kinh nghiệm chia sẻ rằng, chị em không cần thiết phải bóp dạ dày với muối khi rửa vì muối sẽ làm dạ dày co lại và dai.

Sau khi sơ chế, chà mặt ngoài của dạ dày với chanh hoặc bóp giấm cho dạ dày trắng, sạch [Ảnh: Lâm Anh Đào]

Luộc dạ dày

Cho dạ dày vào nồi đổ ngập nước với một thìa muối, một củ gừng đập dập, một thìa giấm, một ít rượu. Sau đó đậy vung đun khoảng 20 phút, mở vung lấy đũa xiên thử vào miếng dạ dày thấy mềm là được. Dạ dày sau khi luộc chín thì vớt ra ngâm ngay vào bát nước lạnh để dạ dày được trắng và giòn.

Sau khi luộc, cho dạ dày ngâm vào bát nước lạnh sẽ khiến dạ dày trắng, giòn hơn [Ảnh: Internet]

Hoặc bạn cũng có thể làm theo cách sau. Đun thật sôi một nồi nước rồi cho dạ dày vào luộc đến khi nước chỉ sôi lại lăn tăn thì vớt dạ dày ra ngâm vào bát nước lạnh.

Trong lúc ngâm vào bát nước lạnh, vẫn đui sôi nồi nước luộc, sau đó lại cho dạ dày vào, luộc sôi lăn tăn, lại vớt ra cho vào nước lạnh [thay bát nước lạnh mới] lần nữa. Làm đến lần thứ thì bát nước lạnh cho thêm ít đá cùng vài giọt nước chanh, chắc chắn dạ dày sẽ trắng, giòn như ý.

Bằng vài cách bảo quản đơn giản này tỏi để lâu sẽ không hỏng, bạn tha hồ yên tâm tích trữ tỏi.

Mẹo hay nhà bếp

Tin liên quan

Để rán được nem vàng ruộm, giòn giòn, vỏ nem không bị bục là điều không phải chị em nào cũng biết.

Nắm được những mẹo đơn giản này trong lúc làm, đảm bảo kim chi vừa thơm ngon, vừa giòn, hương vị vô cùng hấp dẫn.

Chỉ với vài mẹo nho nhỏ, chị em có thể nấu bất kỳ món thịt bò ngon nào mà mình muốn.

Tin bài cùng chủ đề Mẹo hay nhà bếp

Xíu mại chay là món ăn có hương vị đậm đà, béo béo cùng nước sốt chua chua ngọt ngọt, đảm bảo cả nhà ăn vào sẽ tấm tắc khen ngon.

Đặc biệt, độ giòn giòn có chút hơi dai của dạ dày là điểm thu hút người thưởng thức nhất. Trong các món đó thì luộc dạ dày là cách chế biến quen thuộc và gần gũi nhất. Món này không chỉ dân nhậu mà chị em phụ nữ cũng thích mê.

Chấm dạ dày luộc với nước mắm chua cay pha chút hành khô, hạt tiêu rồi nhâm nhi cùng vài cọng rau húng chó, mùi tàu... thì chẳng còn gì thú vị bằng.

Tuy nhiên nhiều người phải thắc mắc, vì sao mình luộc dạ dày tại nhà không được trắng thơm và giòn như ở ngoài hàng. Thậm chí có lúc luộc dạ dày còn bị thâm và dai trông kém thẩm mỹ.

Đầu bếp cho rằng, đó là do người nấu chỉ rửa sạch dạ dày rồi cho vào luộc dạ dày với nước không. Muốn dạ dày trắng, giòn, thơm cần có thêm bí quyết nữa.

Dưới đây là cách luộc dạ dày của đầu bếp các bạn hãy cùng tham khảo nhé:

Chọn dạ dày

Trước tiên, để có dạ dày luộc như ý thì bạn cần phải chọn được dạ dàu ngon. Một cái dạ dày thường có kích cỡ từ 600-800g. Bạn nên chọn những cái có kích cỡ vừa phải nhưng sờ vào thấy nặng, chắc tay thì cái đó dày và sẽ giòn hơn.

Còn những cái trông to mà sờ vào có cảm giác không chắc tay chứng tỏ nó mỏng, không ngon bằng. Nên chọn dạ dày có màu trắng đồng đều, không có các vết thâm tím, không có ung nhọt, vết loét, không bị cǎng phồng, đầy hơi, tức khí. Lưu ý, nên đi chợ sớm để mua được dạ dày tươi nhất.

Làm sạch dạ dày

Sau khi mua được dạ dày ngon, bạn cần phải sơ chế sạch sẽ. Sơ chế đúng cũng giúp dạ dày trắng và giòn hơn khi luộc.

Dùng dao sắc lọc sạch các phần mỡ thừa bám xung quanh dạ dày, rửa sạch phần bề mặt với nước. Sau đó, cho 1 thìa bột mì vào, dùng tay bóp đều dạ dày. Vì bột mì gồm nhiều hạt bột nhỏ li ti nên có thể giúp làm sạch các chất nhờn bên của dạ dày. Bạn cũng có thể thêm bột mì nếu muốn rồi bóp cho đến khi toàn bột chất nhờn của dạ dày sạch hoàn toàn.

Lộn mặt trong của dạ dày, thêm 1 thìa bột mì, tiếp tục bóp rồi thêm 3 muỗng canh dấm vào, bóp rồi để yên từ 1-2 phút, sau đó rửa sạch lại hoàn toàn với nước. Sau 2-3 lần rửa với nước, dạ dày heo đã sạch hoàn toàn. Giờ bạn chỉ việc dùng dạ dày để nấu món mình thích. Dạ dày đảm bảo trắng giòn, không còn mùi hôi.

Luộc dạ dày

Chuẩn bị: Muối, gừng, giấm, rượu trắng

Cách luộc dạ dày:

- Dạ dày sau khi làm sạch thì cho vào nồi, sau đó đổ nước lạnh vào sao cho ngập dạ dày. Thêm 1 thìa muối, một củ gừng đập dập, 1 thìa giấm, một ít rượu trắng.

Gừng có vai trò làm cho dạ dày thơm hơn. Còn giấm sẽ giúp dạ dày trắng, giòn. Rượu cũng hỗ trợ khử mùi hôi của dạ dày.

- Sau đó đậy vung đun khoảng 20 phút, mở vung lấy đũa xiên thử vào miếng dạ dày thấy mềm là được. Dạ dày sau khi luộc chín thì vớt ra ngâm ngay vào bát nước lạnh để dạ dày được trắng và giòn.

Chủ Đề