Luyện tập Phong cách ngôn ngữ chính luận

1. Tìm hiểu văn bản chính luận [SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 96]

a. Tuyên ngôn.

   + Thể loại: Tuyên ngôn

   + Mục đích: Tuyên bố, khẳng định với thế giới và các thế lực thù địch về chủ quyền, độc lập của dân tộc.

   + Thái độ, quan điểm: Người viết đứng trên nguyện vọng của dân tộc để viết nên bản tuyên ngôn lịch sử.

b. Bình luận thời sự

   + Thể loại: Bình luận thời sự

   + Mục đích: Tổng kết lại cao trào kháng Nhật cứu nước

   + Thái độ, quan điểm : Đứng trên lập trường của dân tộc để tổng kết với quan điểm khách quan và trung thực

c. Xã luận

-Thể loại: Xã luận- bàn luận về vấn đề quan trọng của xã hội

-Mục đích: Phân tích thành tựu và khẳng định vị thế của Việt Nma và triển vọng đất nước

-Thái độ, quan điểm: Niềm vui,, sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng cả dân tộc nhân dịp đầu năm mới.

2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận [SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 98]

II.Luyện tập

Bài 1: [SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 99]

- Phân biệt chính luận và nghị luận:

* Nghị luận:

   + Là một phương thức biểu đạt; một kiểu làm văn trong nhà trường [nghị luận văn học, nghị luận xã hội].

   + Có thể sử dụng ở tất cả các lĩnh vực khi cần trình bày.

*Chính luận:

   + Là một phong cách ngôn ngữ độc lập với phong cách ngôn ngữ khác.

   + Chỉ trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị.

Bài 2: [SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 99]

- Đây là đọan bình về vấn đề tai nạn giao thông hiện nay vì:

   + Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao về lòng yêu nước nhân dân ta.

   + Dùng nhiều từ ngữ chính trị: xâm lăng, lũ bán nước, lũ cướp nước,…

   + Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có thể dùng câu dài [câu thứ ba].

   + Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm nhờ :

Lập luận chặt chẽ, hình ảnh so sánh cụ thể [tinh thần yêu nước-“làn sóng mạnh mẽ”].

Dùng nhiều từ ngữ chính trị [Tổ quốc, xâm lăng,...

Câu văn mạch lạc, chặt chẽ.

Bài 3 [SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 99]

- Tình thế nào buộc chúng ta phải chiến đấu?

   + Tập trung trong đoạn: “Chúng ta.. đứng lên”⇒ sử dụng lớp từ chính trị: hoà bình, cướp nước, hi sinh, mất nước, nô lệ.. Một bên kẻ thù lấn tới, một bên là quyết tâm của dân tộc ta ⇒ chúng ta phải chiến đấu.

- Chúng ta chiến đầu bằng vũ khí gì?

   + Tập trung trong đoạn: “Bất kì đàn ông… giữ gìn đất nước” ⇒ Các từ ngữ: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc khẳng định chúng ta đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay

- Niềm tin chiến thắng như thế nào?

   + Tập trung trong đoạn: “Dù phải gian lao kháng chiến… muôn năm” ⇒ những từ ngữ như “nhất định thắng lợi, độc lập, thống nhất” đã khẳng định niềm tin của dân tộc

1. Các phương tiện diễn đạt

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

Luyện tập [SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 108]

Bài 1: [SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 108]

Biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận là:

-Nghệ thuật điệp ngữ:Ai có... dùng ....⇒ khẳng định, nhấn mạnh vai trò của mỗi người trong sự nghiệp đấu tranh dân tộc

-Liệt kê, điệp: : súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc⇒ khẳng định chúng ta sẽ đánh địch bằng tất cả những gì mình có

- Ngắt câu dài-ngắn phối hợp với các phép tu từ trên tạo cho đoạn văn có giọng điệu dứt khoát và mạnh mẽ.

Bài 2: [SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 108]

Cần xác định vấn đề cụ thể cần chứng minh: Tầm quan trọng của học tập với thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước

Đề cương:

- Khẳng định tính đúng đắn trong câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh

- Chứng minh “công học tập” của học sinh ảnh hưởng đến tương lai đất nước:

   + Học tập nâng cao nhận thức và tầm hiểu biết, chỉ có sự hiểu biaats mới có thể giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp

   + Học tập giúp ta có đủ trình độ tiếp nhận, ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiến bộ trên thế giới

   + Học tập biến lí thuyết thành thực tiễn

   + Học tập giúp trẻ em trở thành những người có đạo đức, có nhân cách, biết ứng xử…

        - Dẫn chứng một số tấm gương học tập ngay từ nhỏ đem vinh quang về cho đất ngước: Đỗ Nhật Nam, các kì thi hsg quốc tế….

        - Bàn luận mở rộng vấn đề

        - Liên hệ bản thân và mọi người

Bài 3 [SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 108]

Có thể sẽ nhiều lúc, ta tự mặc định rằng yêu nước là phải làm được những gì thật lớn lao, vĩ đại cho đất nước, nhưng sự thật, yêu nước, chỉ đơn giản là chúng ta biết cách “yêu người thân”, “yêu nơi chôn rau cắt rốn…”. Yêu nước là yêu người thân, vì người thân trước hết là những người cùng đất nước, sâu sa hơn, đó là những người sinh ra, bên cạnh, thân thuộc nhất với ta: ông bà, bố mẹ, vợ chồng, con cháu…Chúng ta yêu người thân tức là chúng ta giữ cho mái ấm gia đình hạnh phúc. Đất nước bình yên hạnh phúc thì lại được tạo ra từ những mái ấm bình yên như thế. Yêu “nới chôn rau cắt rốn” là yêu nước vì mỗi vùng quê nhỏ bé ta được sinh ra, ta sống, ta gắn bó hằng ngày là nới chứng kiến biết bao vui buồn của tuổi thơ ta, mỗi vùng đất quê hương dù nhỏ bé ấy cũng là một phần lãnh thổ của quốc gia rộng lớn. Những điều lớn lao luôn bắt nguồn từ những gì nhỏ nhặt bởi vậy, yêu đất nước, chỉ đơn giản trước hết là chúng ta yêu người thân và mảnh đất quê hương mình.

II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

1. Phương tiện diễn đạt

a, Về từ ngữ

b, Về ngữ pháp

c, Về biện pháp tu từ

2. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận

a, Tính công khai về quan điểm chính trị

b, Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

c, Tính truyền cảm, thuyết phục

LUYỆN TẬP

Bài 1 [trang 108 sgk ngữ văn 11 tập 2]:

Biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận:

- Điệp ngữ: Ai có... dùng...

Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc [ Cách liệt kê giáng bậc, từ lớn đến nhỏ, từ vũ khí đến dụng cụ thô sơ]

- Ngắt đoạn câu phối hợp với các phép tu từ tạo cho đoạn văn giọng điệu dứt khoát, mạnh mẽ

Bài 2 [trang 108 sgk ngữ văn 11 tập 2]:

Đề cương bài nói chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thư gửi học sinh”

Có thể trình bày một số luận điểm và luận cứ:

- Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng đóng góp, gánh vác trách nhiệm với đất nước

- Thanh niên là thế hệ trẻ, trụ cột của nước nhà

- Thanh niên có sức khỏe, có ý chí, có khao khát dấn thân, cống hiến, sáng tạo

→ Những phẩm chất cần có của con người trong thời đại mới

Luận chứng:

Thanh niên trong cuộc Cách mạng tháng Tám gánh trên vai sứ mệnh giải phóng dân tộc

- Thanh niên thời kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ anh dũng chiến đấu, chịu nhiều khó khăn, thậm chí nhiều người hi sinh tuổi trẻ, tính mạng cho vận mệnh dân tộc

- Thế hệ thanh niên ngày nay ra sức học tập, góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa, trong thời kì hội nhập

c, Thanh niên cần xác định nhiệm vụ, phải học tập, rèn luyện để dựng xây đất nước giàu mạnh, tiến bộ

Bài 3 [Trang 108 sgk ngữ văn 11 tập 2]:

Viết đoạn văn:

Tình yêu nước cũng gắn bó, gần gũi và bắt nguồn từ những điều bình dị, thân thuộc “Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu người thân, yêu nơi chôn rau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên”. Tình yêu nước không phải điều gì xa lạ, lớn lao, mà nó xuất phát, hình thành từ chính tình thân: tình yêu thương cha mẹ, ông bà, anh chị em, tình cảm gia đình là nguồn cội để xây đắp tình yêu nước.

Tình yêu nước còn bắt nguồn và hợp thành từ tình cảm với quê hương, với nơi mình sinh ra và lớn lên. Bởi lẽ, sự gắn bó trong từng hơi thở, hoạt động, quê hương là nơi nuôi dưỡng ta, vì thế yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn cũng chính là yêu nước. Từ nguồn tình cảm nhỏ bé, bình dị, thiết tha đó đã hợp thành tình cảm thiêng liêng luôn chan chứa, thường trực trong mỗi con người.

Yêu nước luôn gắn với ý thức về nghĩa vụ bảo vệ, xây dựng, tạo nền tảng vững chắc hình thành tình yêu nước, yêu tổ quốc.

Hình minh họa

Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận [tiếp theo]

Trong bài viết trước các bạn đã làm quen với phong cách ngôn ngữ chính luận, bài học ngày hôm nay sẽ làm rõ hơn các đặc trưng của phong cách này. Tech22h sẽ tóm tắt nội dung và hướng dẫn soạn bài chi tiết. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn!

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1.Các phương tiện diễn đạt

  • Về từ ngữ: văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: độc lập đồng bào, tự do, quyền lợi,...
  • Về ngữ pháp: câu văn thường là câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán lôgíc trong một hệ thống lập luận, diễn đạt trong một mạch suy luận.
  • Về biện pháp tu từ: Ngôn ngữ không phải lúc nào cũng mang tính công thức, ước lệ, khô khan. Ngược lại, nó có thể rất sinh động do sử dụng nhiều các biện pháp tu từ.

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

  • Tính công khai về quan điểm chính trị
  • Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
  • Tính truyền cảm, thuyết phục

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Luyện tập

Bài tập 1: Trang 108 sgk ngữ văn 11 tập 2

Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau: "Ai có súng dùng súng... cứu nước".

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập 2: Trang 108 sgk ngữ văn 11 tập 2

Viết một đề cương bài nói để chứng minh cho câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không...công học tập của các em".

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập 3: Trang 108 sgk ngữ văn 11 tập 2

Viết một đoạn văn chứng minh nhận định sau: Lòng yêu nướcbắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn nhau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên.

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài: " Phong cách ngôn ngữ chính luận [tiếp theo]". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận [tiếp theo]

Video liên quan

Chủ Đề