Mã số bảo hiểm xã hội gồm máy số

Mã số bảo hiểm xã hội [BHXH] rất quan trọng đối với mỗi người tham gia BHXH. Và mỗi người được cấp một mã số BHXH riêng và là duy nhất.

  • Mã số BHXH là gì?
  • Có hai mã số BHXH có sao không?
  • Số sổ BHXH và mã số BHXH có khác nhau không?
  • Mã số BHXH ở đâu trên thẻ BHYT?
  • Tra cứu mã số BHXH như thế nào?
  • Mã số BHXH dùng để làm gì?


Mã số BHXH là gì?

Câu hỏi: Tôi muốn tra cứu quá trình đóng BHXH bằng tin nhắn, nhưng trong cú pháp nhắn tin yêu cầu phải có mã số BHXH. Tôi muốn biết mã số BHXH là gì? Mã số BHXH có bao nhiêu số? - Bình An [Lâm Đồng].

Câu hỏi: Tôi chưa từng làm việc ở đâu, nhưng sau khi đi làm ở công ty mới, công ty lại thông báo tôi đã có mã số BHXH trước đó rồi, tuy nhiên bị sai một số thông tin. Tại sao lại thế và tôi phải làm thế nào? - Minh Phương [Hà Nội].

Trả lời:

Điều 2 của Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ rõ:

Mã sốBHXH: là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.

Như vậy, mã số BHXH là một dãy ký tự được cấp cho người tham gia BHXH và là mã số duy nhất của mỗi người và không trùng lặp với người khác.

Mã số BHXH có 10 chữ số tự nhiên, và được ghi trên sổ BHXH và thẻ bảo hiểm y tế [BHYT]. 

Theo Quyết định 2153/QĐ-BYT năm 2020, mã số BHXH chính là mã định danh y tế của người dân.

Từ năm 2016, cơ quan BHXH đã phối hợp với UBND xã - phường tiến hành thu thập thông tin cá nhân người dân trên địa bàn nơi trú và căn cứ dữ liệu của cơ quan BHXH để cấp mã số BHXH cho tất cả người dân. Theo đó, người đang tham gia BHXH đã có số sổ BHXH thì lấy số sổ BHXH làm mã số BHXH; người mới tham gia BHXH thì lấy mã số BHXH làm số sổ BHXH.

Trường hợp của bạn chưa đóng BHXH bất kỳ ở đâu nhưng vẫn có mã số BHXH là do cơ quan BHXH đã cấp. Nay bạn làm thủ tục tham gia BHXH lần đầu, thì sẽ lấy mã số BHXH đã được cấp để làm số sổ BHXH và mã thẻ BHYT. Nếu thông tin nhân thân trên dữ liệu có gì sai sót thì khi kê khai Tờ khai [TK1-TS] bạn đề nghị điều chỉnh khi đơn vị làm thủ tục báo tăng để dữ liệu cập nhật đúng thông tin của bạn.
 

Có hai mã số BHXH có sao không?

Câu hỏi: Hiện em có hai mã số BHXH thì có sao không?

Theo quy định tại Quyết định 595, mỗi người chỉ được cấp một mã số BHXH duy nhất.

Tuy nhiên, thời điểm trước đây, do người lao động làm việc tại nhiều nơi và sử dụng đồng thời cả Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân để đăng ký tham gia BHXH nên đã xảy ra nhiều trường hợp một người có hai hoặc nhiều mã số BHXH.

Khi sở hữu đồng thời nhiều mã số BHXH, bạn sẽ gặp khó khăn khi giải quyết các quyền lợi về BHXH. Trường hợp này, người lao động sẽ phải thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH.

- Nếu các sổ BHXH có thời gian đóng trùng nhau: Người lao động sẽ được hoàn trả tiền cho thời gian đóng trùng.

- Nếu các sổ BHXH không có thời gian đóng trùng nhau: Gộp quá trình đóng BHXH của các sổ, hủy sổ BHXH đã gộp.

Về thủ tục gộp sổ, bạn cần chuẩn bị:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHTN [Mẫu TK1-TS]

+ Các sổ BHXH đề nghị gộp [nếu có].

- Nơi nộp:

+ Đơn vị sử dụng lao động [nếu đang làm việc];

+ Cơ quan BHXH tỉnh/huyện trực tiếp thu.

- Thời gian giải quyết:

+ Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.

Bạn không phải đóng lệ phí và được cấp sổ BHXH mới, gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp...

Mã số BHXH có ngay trên bìa sổ BHXH [Ảnh minh họa]


Số sổ BHXH và mã số BHXH có khác nhau không?

Câu hỏi: Tôi vừa nghỉ việc đầu năm 2021 và hiện đã được công ty cũ trả sổ bảo hiểm xã hội. Tôi cần tìm mã số BHXH nhưng băn khoăn không biết trên sổ BHXH thì đâu là mã số tôi cần tìm? Có phải là số sổ trên bìa sổ hay không? - Hòa Minh [Cao Bằng].

Trả lời

Thực chất, mã số BHXH và số sổ BHXH là một. Trước đây, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sử dụng cụm từ “số sổ BHXH”, từ năm 2017, cơ quan này ban hành Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017, cụm từ “số sổ BHXH” được thay bằng từ “mã số BHXH” để đáp ứng yêu cầu về quản lý cơ sở dữ liệu tập trung toàn quốc và định danh cho người tham gia.

Dù có tên gọi là “số sổ BHXH” hay “mã số BHXH” thì về bản chất vẫn là số định danh cá nhân của người tham gia BHXH và là duy nhất của mỗi người.

Trên sổ BHXH, bạn có thể dễ dàng thấy mã số này ngay trên bìa sổ. Đó chính là mã số BHXH [trước đây gọi là số sổ BHXH].


Mã số BHXH ở đâu trên thẻ BHYT?

Câu hỏi: Tôi được biết mã số BHXH có ngay trên thẻ BHYT. Đó là những số nào? – Minh Anh [Hà Nội]

Trả lời:

Theo Điều 2 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.

Theo đó, đúng là mã số BHXH có ngay trên thẻ BHYT.

Trên mẫu thẻ cũ: mã số BHXH chính là 10 ký tự cuối cùng ở ô thứ 4 trên thẻ BHYT.

VD: HS 4 01 0128794501 thì 0128794501 chính là mã số BHXH 


Mã số BHXH là 10 ký tự cuối cùng trên thẻ BHYT [Ảnh minh họa]


Trên mẫu thẻ mới [phát hành từ ngày 01/4/2021]: mã số BHXH chính là 10 ký tự sau chữ Mã số.

VD: Mã số: 0128794501 thì đây chính là mã số BHXH.


Tra cứu mã số BHXH như thế nào?

Câu hỏi: Làm thế nào để tôi biết được mã số BHXH của mình, trong khi sổ BHXH của tôi đang do công ty giữ và tôi cũng không cầm thẻ BHYT bên mình? - Lam Anh [Hà Giang].

Trả lời:

Theo Điều 2 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, mã số BHXH được ghi ngay trên sổ BHXH và thẻ BHYT.

Nếu như bạn không có sổ BHXH và thẻ BHYT trong tay thì bạn có thẻ tra cứu trên website của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Truy cập tại đây: //www.baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx

Điền thông tin cần thiết gồm:

- Tỉnh/thành

- Quận/huyện

- Phường/xã

-Thôn/xóm

-CMND hoặc ngày, tháng, năm sinh.

- Họ và Tên

- Bấm xác nhận “Tôi không phải người máy” và bấm Tra cứu.


Mã số BHXH dùng để làm gì?

Mã số BHXH chủ yếu dùng để tra cứu quá trình tham gia BHXH, BHYT của người lao động. Mọi hình thức tra cứu quá trình tham gia BHXH, BHYT hiện nay như: tra cứu BHXH qua tin nhắn, tra cứu BHXH bằng CMND hay tra cứu BHXH bằng VssID đều cần phải có mã số BHXH.

Do vậy, mọi người tham gia BHXH, BHYT cần biết rõ mã số BHXH của mình.
Trên đây là giải đáp mã số BHXH là gì và các vấn đề liên quan. Nếu bạn có câu hỏi, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại

 19006199 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Cách tra cứu bảo hiểm xã hội bằng CMND đơn giản

>> Tra cứu bảo hiểm xã hội bằng tin nhắn theo cú pháp nào?

>> Cách tra cứu bảo hiểm xã hội bằng VssID như thế nào?

Vũ Ngọc Lan
Lê Hà Vy

Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?

Bởi ebh.vn - 16/07/2019

Mã số bảo hiểm xã hội và số sổ bảo hiểm xã hội có giống nhau hay không là thắc mắc mà nhiều người lao động đặt ra khi tìm hiểu về sổ BHXH. Để giải đáp về vấn đề này, eBH xin gửi đến người lao động bài viết hướng dẫn chi tiết. 

Quy định mới về mã số BHXH. 

I. Mã số bảo hiểm xã hội và số sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 về việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo mã số bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, quy định chi tiết về mã số BHXH và số sổ BHXH như sau:

  • Thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”

Ví dụ: bìa và tờ rời sổ BHXH trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”

  • Sổ BHXH được cấp mới, cấp lại theo mẫu [mới] từ ngày 01/8/2017.

Như vậy, theo mẫu sổ BHXH mới sẽ thay thế cụm từ "Số sổ:" in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”. Về bản chất thì Số sổ BHXH và Mã số BHXH là như nhau.

II. Cách tra mã số bảo hiểm xã hội

Như đã nói ở trên cụm từ “Số sổ” Bảo hiểm xã hội được thay bằng “Mã số” và mã số BHXH này là mã định danh duy nhất được cấp cho một cá nhân ghi nhận quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và các chế độ, chính sách được hưởng trọn đời. 

1. Nguyên tắc cấp Mã số BHXH

a. Mã số BHXH bao gồm 10 ký tự bằng số

b. Mã số BHXH được kết nối với dữ liệu hộ gia đình

c. Người tham gia đã có sổ BHXH thì được bảo lưu số sổ BHXH làm mã số BHXH.

d. Mã số BHXH được thể hiện trên Sổ BHXH và Thẻ BHYT

2. Cách kiểm tra số sổ bảo hiểm xã hội 

Bảo hiểm Xã Hội [BHXH] Việt Nam có thay đổi cách hướng dẫn cách tra số bảo hiểm xã hội. Và để tra cứu mã số BHXH người dùng thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam

Người lao động truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam TẠI ĐÂY và tích chọn Tra cứu trực tuyến: 

Người lao động tích chọn ‘Tra cứu trực tuyến’ tại Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam. 

Sau đó, người lao động tích chọn “Tra cứu mã số BHXH”.

Bước 2: Thực hiện tra cứu mã số BHXH 

Người lao động điền đầy đủ các thông tin của mình vào các trường có [*] như sau:

  • Tỉnh/TP:  Căn cứ vào địa chỉ đơn vị đóng BHXH

  • Họ tên

  • Ngày sinh/ Năm sinh 

  • Nhấn chọn “Không phải người máy” 

Người lao động điền đầy đủ thông tin để tra cứu BHXH. 

Bước 3: Kết quả trả về

Người lao động điền đủ 3 thông tin trên thì người lao động nhấn “Tra cứu” khi đó cơ quan BHXH sẽ trả về cho người lao động kết quả về các thông tin sau:

  • Mã số BHXH

  • Họ và tên

  • Giới tính

  • Ngày sinh 

  • Mã hộ

  • Địa chỉ

  • Trạng thái: Đã đồng bộ

Kết quả trả về từ cơ quan BHXH. 

Như vậy, bài viết trên đây bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến người lao động cách tra số BHXH và quy định mới của người lao động về thay đổi cách gọi “Số sổ” thành “Mã sổ” BHXH. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ích được cho người lao động khi tra cứu mã số BHXH.

Video liên quan

Chủ Đề