Mac gi khi len thuyet trinh đối với học sinh

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:

  • Cần tìm việc làm gấp tại Hà Nội
  • Tuyển dụng ngân hàng Đà Nẵng
  • Tuyển dụng việc làm Bắc Ninh

Bạn sắp có một buổi thuyết trình quan trọng và bạn đã chuẩn bị rất cẩn thận cho những điều mình sắp nói. Nhưng đừng quên, một yếu tố cũng rất quan trọng tạo nên sự tự tin và góp phần đáng kể vào thành công màn thuyết trình, đó chính là vẻ ngoài của bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm công việc mới có thể tham khảo những việc làm hot hiện nay: shopee tuyển dụng, giám sát an toàn,việc làm tiếng Nhật, cộng tác viên, việc làm Bình Dương, việc làm online,...


Mặc gì để thuyết trình?

Trong mọi trường hợp, bạn chỉ có 90 giây để tạo cho người khác ấn tượng tốt về mình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 93% ấn tượng đầu tiên đó được tạo nên bởi những tín hiệu không lời như: Cách chúng ta nói, vẻ bề ngoài và cách cư xử. Vì thế, để có thể tự tin đứng trước đám đông thính giả, bạn cần bảo đảm rằng vẻ bề ngoài của mình gửi đi những tín hiệu thích hợp nhất, tạo ấn tượng tốt nhất.

Hãy suy nghĩ và xác định xem: Bạn muốn vẻ bề ngoài nói lên điều gì về chính bản thân mình. Hãy liệt kê 5 đặc tính của công ty bạn, và xem liệu bạn đã ăn mặc hợp với đặc điểm và phong cách của công ty hay chưa. Nếu công ty bạn:

Thân thiện và dễ tiếp cận: Không nên mặc trang phục quá trịnh trọng
Năng động, mới mẻ: Nên mặc đồ thông dụng, hợp mốt. Nghiêm túc và lịch sự, để ý tới cả những tiểu tiết trên trang phục.

Sáng tạo: Trang phục có cá tính.

Hiệu quả: Đơn giản, lịch sự.

Sau đây là những quy tắc mà bạn nên áp dụng:

Hãy nhìn tổng thể vẻ ngoài của bạn, từ đầu đến chân:

Tóc: Đã được cắt tỉa gọn gàng chưa, hay đang ở tình trạng "đầu bù tóc rối"? Nếu vậy, hãy tới hiệu cắt tóc mà bạn thường cắt và có thể tin tưởng được về tay nghề để cải thiện kiểu tóc hiện tại.

Trang phục: Hãy chọn bộ trang phục mà bạn cảm thấy thoải mái và hoàn toàn tự tin khi mặc, bởi tất cả ánh mắt của thính giả sẽ tập trung vào bạn. Hãy chọn bộ trang phục phù hợp với nội dung bài nói, tránh những trang phục quá chật, khó cử động, bởi nó sẽ khiến người nghe bớt chú ý đến những gì bạn nói, mà chú ý đến vẻ không thoải mái của bạn. Một bộ trang phục vừa người, hoặc hơi rộng chút ít sẽ khiến bạn trông có vẻ thoải mái hơn.

Nếu bạn hơi có vấn đề về trọng lượng, đừng làm gì có thể khiến người ta chú ý đến nó. Với nam giới, một bộ vest vừa người, có cài khuy sẽ là cách tốt nhất để giấu đi cái bụng hơi to. Còn với phụ nữ, nên tránh những kiểu áo khoác mở nút trước. Một điều cũng rất nên làm, nếu có thể, đó là kiểm tra xem sân khấu hay bục mà bạn sẽ đứng nói có màu sắc như thế nào, để bạn có thể chọn một bộ trang phục với màu sắc tương phản, hoặc một màu gì đó tôn bạn lên. Làm thế, bạn sẽ tránh được trường hợp: Màu trang phục của bạn hòa vào màu nền sân khấu.

Ngoài ra, màu trang phục còn phải hợp với màu da và màu tóc, cũng như không "nuốt chửng" thân hình bạn. Nếu bạn có vóc người bé nhỏ thì những trang phục sáng màu sẽ khiến bạn nổi bật hơn trước đám đông thính giả.

Trước khi lên nói, kiểm tra lại vẻ bên ngoài, bỏ hết các thứ trong túi quần áo và những thứ có thể đung đưa hay phát ra tiếng kêu khi bạn di chuyển. Đánh bóng đôi giày để hoàn tất vẻ ngoài lịch sự.

Kính: Nếu bạn đeo kính, hãy bảo đảm là nó không phải mắt kính phản quang, để bạn có thể tiếp xúc với khán giả bằng ánh mắt.

Luôn mang theo một bộ trang phục dự phòng, bởi bạn có thể gặp một sự cố bất ngờ, chẳng hạn như bạn sẽ phải nói sau bữa ăn trưa hay tối, mà trong bữa ăn tình cờ bạn làm rớt chút gì đó lên cà vạt.

Đừng bao giờ mặc bộ đồ mà bạn định mặc lên diễn thuyết để đi một quãng đường dài. Nó có thể trở nên nhàu nát, và không gì tệ hơn một diễn giả bước lên bục với một bộ đồ trông như...đồ ngủ.

Cuối cùng, hãy cân nhắc xem bạn sẽ phải đứng nói trước những người như thế nào, và họ sẽ ăn mặc theo phong cách nào, điều này sẽ giúp bạn chọn lựa trang phục thích hợp hơn.

  [Theo Netmode]

Thuyết trình – kỹ năng cần thiết trong công việc và học tập. Nhưng để có thể thực hiện một cách hoàn hảo thì rất ít người có thể làm được

Trong cuộc sống với sự phát triển ngày càng cao của mạng xã hội, mọi người đa phần đều giao tiếp thông qua các ứng dụng ảo Facebook, Zalo,.. Khiến cho sự kết nối bên ngoài giữa người với người trở nên khó khăn hơn. Con người không thích ngồi nói chuyện với nhau, mà chỉ đa phần muốn nhắn tin, lướt web. Làm cho mối quan hệ giữa mọi người trở nên xa cách. Người nói ít truyền tải được các thông điệp hơn.

Vì thế mà thuyết trình trở thành một kỹ năng thực sự cần thiết trong thời đại công nghệ số hiện nay. Giúp cho người dùng truyền tải được nhiều thông tin hơn tới mọi người. Đó có thể là lời giới thiệu, chia sẻ, thuyết phục.

Vậy để có một bài thuyết trình hiệu quả, bạn phải chuẩn bị những gì? Để có thể tự tin trước đám đông, bạn cần phải trau dồi cho mình kiến thức thế nào? Và sinh viên cần tránh những lỗi gì để truyền tải được thông điệp đến mọi người một cách hoàn hảo nhất? Hãy theo dõi bài viết sau đây, sẽ giải đáp được mọi thắc mắc từ bạn.


Đầu tiên, để có thể làm tốt được một việc, ta phải hiểu rõ xem đó là việc gì, cần làm ra sao. Vậy thuyết trình được định nghĩa như thế nào?

Thuyết trình được hiểu là hình thức giao tiếp, trình bày trước nhiều người. Bạn có thể sử dụng lời nói, ngôn ngữ cơ thể, hình ảnh để biểu đạt được ý của mình. Nhằm mục đích truyền tải nội dung, giới thiệu, thuyết phục mọi người

Vì sao trong học tập hay làm việc mọi người đều cần có kỹ năng thuyết trình?

Trong công việc, không thể thiếu vào các cuộc họp, trò chuyện với đối tác và khách hàng. Nếu bạn có một kỹ năng thuyết trình tốt, sẽ giúp bạn dễ dàng thuyết phục được mọi người. Công việc của bạn sẽ trở nên suôn sẻ và thuận lợi hơn, có được sự tín nhiệm cao hơn. Nếu ý tưởng của bạn hay, nhưng lại không biết cách diễn giải để thuyết phục cấp trên thì coi như không có giá trị

Trong học tập, kỹ năng thuyết trình là bắt buộc với hầu hết sinh viên hiện nay, ở bất kì môn nào. Đồng thời ở môi trường đại học thì là cơ hội của sinh viên luyện tập. Để sinh viên rèn luyện khả năng trình bày ý kiến trước đám đông. Cơ hội để trau dồi cho sinh viên những kỹ năng cần thiết làm hành trang khi ra trường.

Tầm quan trọng của thuyết trình trong cuộc sống

Thuyết trình tốt sẽ giúp bạn chia sẻ và thuyết phục được mọi người, từ đó có thể mang thông điệp đến cho người nghe. Không những vậy, kỹ năng này còn giúp bạn có được sự tín nhiệm từ thầy cô, bạn bè hoặc cấp trên. Tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Thay vì truyền tải thông tin bằng văn bản, sẽ có người hiểu và có người không hiểu. Việc diễn giải bằng lời nói kết hợp với ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp mọi người tiếp nhận trực tiếp thông tin mà bạn mang lại một cách ngắn gọn, đầy đủ.

Bên cạnh đó, thuyết trình còn giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình. Điều này sẽ rất có lợi cho bạn, giúp bạn dễ dàng ứng biến được các vấn đề xảy ra trong học tập và công việc. Ngoài ra thuyết trình còn tạo điều kiện để bạn rèn luyện sự tự tin trước đám đông. Dám nghĩ, dám làm và dám đưa ra ý kiến cá nhân của mình.


2. Một số kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Để có được một bài thuyết trình trước đám đông, thì bạn cần cải thiện cho mình những điều còn thiếu. Bên cạnh đó cố gắng phát huy những mặt tích cực của bản thân. Vận dụng tốt ngôn ngữ cơ thể. Không ai sinh ra đã có sẵn kỹ năng thuyết trình tốt. Vậy để đạt được hiệu quả cao, bạn cần rèn luyện thêm.

Giọng điệu tích cực, nhấn nhá phù hợp sẽ không làm người nghe cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ.

Chuẩn bị tốt kiến thức giúp cho người nói truyền tải được thông tin một cách đúng đắn và khách quan hơn. Bên cạnh đó, người nói cần phải chuẩn bị tốt về mặt tình thần. Không quá căng thẳng hay hồi hộp, điều đó làm cho bài bạn muốn diễn giải trơn tru dễ hiểu.

Tập dượt trước. Điều này sẽ làm cho bạn nói lưu loát hơn và tự tin hơn.

Lập luận chặt chẽ. Đây là một điều cực quan trọng vì khi bạn thuyết trình mà không có lập luận thì sẽ để lộ ra rất nhiều sơ hở. Điều đó khiến bạn dễ bị bắt bẻ, người nghe sẽ đưa ra nhiều câu hỏi khoáy sâu vào chỗ hở đó.

Tự tin vào bản thân mình. Cho dù bạn không nói tốt, nhưng với một tâm thế tự tin thì sẽ được đánh giá cao hơn, Vì vậy hãy luôn tin tưởng vào bản thân mình, tin rằng mình sẽ hoàn thành tốt nhất có thể.

Ngôn ngữ cơ thể là việc không thể thiếu khi thuyết trình. Nói kết hợp cùng với cử chỉ tay, ánh mắt, nét mặt,.. luôn truyền đạt thông tin hiệu quả nhất. Qua đó còn giúp lôi cuốn, thu hút người nghe.


3. Những điều sinh viên cần lưu ý khi thuyết trình

Sinh viên hay mắc phải những lỗi rất nhỏ nhưng lại khiến người nghe khá khó chịu như: trang phục, trình bày,…

Để có một bài thuyết trình hiệu quả, hút mắc, sinh viên cần lưu ý:

  • Ăn mặc chỉnh chu, gọn gàng
  • Tránh lạm dụng slide quá nhiều
  • Chỉ toàn đọc mà không biểu đạt ý kiến của mình
  • Đứng yên như pho tượng, không có sự kết hợp ngôn ngữ cơ thể
  • Mở đầu và kết thúc một cách nhạt nhẽo, không thu hút

Trên đây là những thông tin bổ ích cung cấp cho bạn về kỹ năng thuyết trình. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng của mình. Rèn giũa để có thể thuyết trình một cách hiệu quả và hoàn hảo nhất.

Nguồn bài viết: //alyngan.com/thuyet-trinh-la-gi-nhung-dieu-sinh-vien-can-luu-y-khi-thuyet-trinh/

Chủ Đề