Mẫu kế hoạch xây dựng mô hình Dân vận khéo

Ngày 19/4/2021, Ban Dân vận Tỉnh uỷ đã ban hành Hướng dẫn xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, giai đoạn 2021-2025. Hướng dẫn đã nêu cụ thể nội dung xây dựng, các tiêu chí, tiêu chuẩn, công nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. Cụ  thể:

1. Về nội dung xây dựng mô hình “Dân vận khéo”: Các cơ quan, đơn vị, địa phương lựa các nội dung xây dựng mô hình cụ thể để thực hiện trên 4 lĩnh vực cơ bản sau: Lĩnh vực kinh tế; Lĩnh vực văn hoá - xã hội; Lĩnh vực Quốc phòng - An ninh; Xây dựng hệ thống chính trị.

2. Tiêu chí: Có tên, địa chỉ cụ thể; nội dung thực hiện mô hình thuộc một trong 4 lĩnh vực nêu trên. Phải gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và đăng ký với cơ quan phát động, triển khai; có sự phối hợp và huy động được nhiều lực lượng cùng tham gia; có sức lan tỏa lớn, mang lại hiệu quả thiết thực. Mô hình được các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng tham gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ quan, đơn vị, địa phương. Giải quyết được những khó khăn, cấp bách, những nhiệm vụ chính trị mà cấp ủy, chính quyền đã có chủ trương và đang tập trung tổ chức thực hiện. Được cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức hội, các ban ngành liên quan công nhận, có tính bền vững, sức lan tỏa, kế thừa và phát triển.

3. Về tiêu chuẩn mô hình ở các cấp

- Mô hình “Dân vận khéo” cấp cơ sở: Là những mô hình tập thể hoặc cá nhận đăng ký xây dựng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa phương, đơn vị ở cơ sở nhằm tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận cao để cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các thành viên trong tổ chức và nhân dân thực hiện tốt công tác dân vận trên các mặt đời sống xã hội; phải thể hiện quá trình phấn đấu từ khó khăn, yếu kém vươn lên đạt hoặc vượt các nội dung, tiêu chí đăng ký; có sáng kiến hay, cách làm sáng tạo, tác dụng tốt, có sức lan tỏa trong địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Mô hình “Dân vận khéo” cấp huyện: Là những mô hình tiêu biểu được chọn ra từ các mô hình tiêu biểu cấp cơ sở đăng ký với ban dân vận huyện, thị, thành ủy và được chấp nhận. Kết quả phải đạt hoặc vượt các nội dung, tiêu chí do tập thể hoặc cá nhân đăng ký; có hiệu quả thiết thực, được nhân rộng trong phạm vi toàn huyện và phát huy tác dụng động viên mọi người làm theo.

- Mô hình “Dân vận khéo” cấp tỉnh: Là mô hình tiêu biểu được chọn từ những mô hình được biểu dương cấp huyện và các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh đăng ký với Ban Dân vận Tỉnh ủy và được chấp nhận. Kết quả phải đạt hoặc vượt các nội dung, tiêu chí do tập thể hoặc cá nhân đăng ký; có hiệu quả thiết thực, được nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh và phát huy tác dụng động viên mọi người làm theo.

 * Mô hình “Dân vận khéo” các cấp phải đảm bảo các tiêu chí theo bản tự đánh giá, chấm điểm [theo mẫu].

4. Về tiếp nhận đăng ký:

- Khối Dân vận Đảng ủy cấp xã tiếp nhận đăng ký của chi bộ, các cơ quan thuộc cấp ủy quản lý, ban công tác Mặt trận, thôn, tổ dân phố, khu dân cư, Chi đoàn, Chi hội, tổ, đội, nhóm ... và các cá nhân đang sinh sống, công tác, học tập, lao động trên địa bàn.

- Ban dân vận các huyện, thị, thành ủy tiếp nhận đăng ký của lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội cấp huyện; các phòng, ban, ngành huyện; cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội ở xã, phường, thị trấn [cấp xã] và những cá nhân đang công tác, lao động, học tập và sinh sống trên địa bàn.

- Ban Dân vận Tỉnh ủy tiếp nhận đăng ký của tập thể và cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị sau: Các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; các sở, ban, ngành; Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, các tổ chức hội cấp tỉnh; các huyện, thị, thành ủy [qua ban dân vận cấp huyện].

* Thời gian thực hiện đăng ký mới, nhân rộng và công nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo”:

Nội dung đăng ký xây dựng mới, nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” hàng năm gửi về Ban Dân vận Tỉnh uỷ trước ngày 30/3 [Riêng năm 2021, đăng ký trước trước ngày 01/5/2021].

Việc công nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo” các cấp được thực hiện trước ngày 15/10 hàng năm. Đối với nội dung đề nghị công nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo” cấp tỉnh, hàng năm gửi về Ban Dân vận Tỉnh ủy trước ngày 01/10.

Chi tiết Hướng dẫn tại đây.

T.H

Thực hiện Kế hoạch số 26-KH/TƯ, ngày 24/6/2021 cũa Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo", giai đoạn 2021-2025, ngày 28/6/2021 Ban Chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo” của tỉnh ban hành hướng dẫn số 01-HD/BCĐ hướng dẫn xây dựng và công nhận mô hình, điển hình "Dân vận khéo".

Mục đích của Hướng dẫn nhằm tiếp tục đổi mới cách thức triển khai phong trào thi đua "Dân vận khéo"; phát huy vai trò, trách nhiệm, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; huy động các tầng lóp nhân dân tích cực tham gia thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”; là căn cứ để biểu dương, khen thưởng, công nhận các tập thể, cá nhân điển hình "Dân vận khéo". Việc xây dựng mô hình, điển hình "Dân vận khéo" phải có nội dung cụ thế, phù họp tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị; có sức lan tỏa, khả năng nhân diện cao và đem lại hiệu quả thiết thực. Việc công nhận mô hình, điển hình "Dân vận khéo" phải khách quan, kịp thời, đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền và đảm bảo tính bền vững của mô hình.

Mô hình “Dân vận khéo” được hình thành từ các phong trào thi đua, các cuộc vận động, trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị hoặc xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cuộc sống, lao động, học tập, công tác. Căn cứ tình hình thực tế và trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng địa phương, cơ quan, đơn vị đê tổ chức xây dựng mô hình "Dân vận khéo" trên các lĩnh vực như sau:

Trên lĩnh vực phát trỉẻn kinh tế: Mô hình phải thế hiện rõ việc khéo vận động nhân dân thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, kinh doanh, phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ... đạt hiệu quả rõ nét, thúc đẩy tăng năng suất lao động và thu nhập cho người dân. Vận động nhân dân tích tụ ruộng đất, liên kết phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng hữu cơ; góp công, góp của, hiến kế xây dựng xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị văn minh; thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án; công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm...

Trên lĩnh vực văn hóa xã hội: Mô hình phải thể hiện rõ việc khéo vận động nhân dân đoàn kêt, tự nguyện, tự giác thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, văn minh du lịch, quy ước, hương ước của địa phương; xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị, cơ quan văn hóa, khu dân cư văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa công sở; tham gia xây dựng xã hội học tập; công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phấm; công tác an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo; thành lập và phát triển các mô hình tự quản trong cộng đồng; tham gia giải quyết có hiệu quả các vân đề mà đại đa số nhân dân đang quan tâm.

Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng: Mô hình phải thể hiện rõ việc khéo vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; làm tốt công tác hòa giải, tái hòa nhập cộng đồng, chấp hành nghiêm các quy định liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc, nồi cộm từ cơ sở; quản lý, giáo dục thanh, thiêu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật và người có quá khứ lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng. Xây dựng các khu dân cư, cơ quan, đơn vị, nhà trường đảm bảo an toàn về an ninh trật tự; các mô hình lực lượng vũ trang hành quân dã ngoại, huấn luyện chiến đấu kết hợp làm công tác dân vận; công tác tuyển quân, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn giao thông.

Trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị: Mô hình phải thể hiện rõ việc khéo vận động các cá nhân, tổ chức trong việc thành lập và xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng, đoàn thế, hội quần chúng trong sạch, vững mạnh; nhất là khéo tuyên truyền, vận động thành lập tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước; thực hiện cải cách hành chính; xây dựng đội ngũ cốt cán; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng đảng, chính quyền; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, nhất là ở vùng có đông đồng bào theo tôn giáo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đối tượng công nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo” là các tập thể hoặc cá nhân có đăng ký xây dựng mô hình, điển hình "Dân vận khéo" trên địa bàn tỉnh; Ban Chỉ đạo phong trào thi đua "Dân vận khéo" cấp xã xem xét công nhận mô hình, điển hình "Dân vận khéo" cho các tập thể và cá nhân đạt danh hiệu mô hình, điển hình "Dân vận khéo" trên địa bàn vào dịp sơ kết và tổng kết phong trào thi đua giai đoạn 2021-2025; Ban Chỉ đạo phong trào thi đua "Dân vận khéo" cấp huyện xem xét công nhận mô hình, điển hình "Dân vận khéo" cho các tập thể và cá nhân đạt danh hiệu mô hình, điển hình "Dân vận khéo" của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn vào dịp sơ kết và tổng kết phong trào thi đua giai đoạn 2021-2025.

Căn cứ Hướng dẫn này, Ban Chỉ đạo phong trào thi đua "Dân vận khéo" các cấp, các sở, ban, ngành, MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội, hội quần chúng tỉnh chủ động tham mưu cho cấp uỷ chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”; tổ chức phát động và đăng ký xây dựng mô hình, điển hình "Dân vận khéo", cụ thể hoá tiêu chí cho phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị để tổ chức thực hiện. Định kỳ kiểm tra, đánh giá, công nhận và biểu dương khen thưởng các mô hình, điển hình tiêu biểu.

Thông tin chi tiết xem tại Hướng dẫn 01-HD/BCĐ của Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

Theo //ninhbinh.gov.vn/

Video liên quan

Chủ Đề