Những khó khăn của sinh viên khi sống xa nhà

Số lượng sinh viên sống xa nhà là một con số không nhỏ chút nào. Bản thân tôi hiện tại cũng là sinh viên sống xa nhà nên xin chia sẻ với các bạn đôi chút từ suy nghĩ và cái nhìn của cá nhân.

Học hành

Sống xa nhà, bạn phải tự lo việc học. Kết thúc 12 năm miệt mài trên ghế nhà trường, 12 năm phổ thông, thầy cô luôn theo sát từng bước tiến, bước lùi trên con đường học vấn của bạn để giúp đỡ. Với việc học lên cao, bất kể ĐH, CĐ hay học nghề thì môi trường cũng như cách học khác biệt hoàn toàn. Sẽ không có cảnh thầy cô theo bạn để hỏi xem bạn đã hiểu bài hay chưa, cũng không có cảnh bạn phải ở lại lớp chép phạt vì chưa thuộc bài, cũng chẳng có sự hỏi thăm, lo lắng khi bạn nghỉ học…. Giờ đây, việc học là việc của bạn mà thôi.

Tình cảm

Sống xa nhà, điều thiếu thốn nhất mà bất kì ai cũng phải thừa nhận, đó là mặt tinh thần, tình cảm. Bao nhiêu năm chung sống cùng gia đình, bên người thân, ngày ngày gặp nhau, trò chuyện cùng nhau… Và cho đến một ngày, bạn chỉ còn lại một mình. Thời gian sống cùng gia đình thật sự nhiều người không biết quý trọng, thường hay cằn nhằn, khó chịu trước sự quan tâm của ba mẹ… nhưng đến khi xa nhau rồi, thì bạn lại thèm cái cảm giác được quan tâm, vỗ về ấy, thèm được nghe lời trách móc, nhắc nhở, thèm những cuộc tranh cãi nhăng nhít với anh em trong nhà…. Nhất là khi có chuyện buồn chán, khi thất bại, khi ốm đau… lại càng thấy cô đơn và tủi thân hơn.

Tự do

Sống xa nhà là cuộc sống tự do. Bạn sẽ không còn lo lắng về giờ giới nghiêm, về những lí do để đi chơi cùng bạn bè, không phải nghe những lời phàn nàn khi lỡ “nướng” tới tận trưa, cũng chẳng phải cảm thấy ép buôc khi gia đình nhờ làm chuyện này, chuyện khác… Nhưng cũng chính vì sự tự do ấy đã khiến không ít bạn bị choáng ngợp mà dẫn đến mất tự chủ, không điều khiển được bản thân.

Cơm – Áo - Gạo - Tiền

Sống xa nhà, bạn phải lo tất cả. Từ bữa cơm hàng ngày, đến đống đồ cần giặt, tới cái phòng cần quét dọn, vệ sinh… Bạn phải lo từng túi muối, túi đường, từng gói bột giặt, từng chai nước rửa chén… Những thứ mà có khi ở nhà, bạn chỉ biết dùng sẵn mà chẳng bao giờ đi mua.
Chắc bạn sinh viên nào ở xa nhà cũng từng trải qua cái cảm giác thấp thỏm khi nguồn tài chính bị hao hụt, cạn kiệt, chỉ còn biết trông chờ vào sự viện trợ của gia đình. Mọi chi phí, chi tiêu hàng ngày, hàng tháng bạn phải tự xoay xở, điều khiển. Sẽ không có ai ở bên bạn để khuyên nhủ rằng cái này mắc, cái kia rẻ, rằng nên mua cái này mà không phải cái kia… ,những lúc thiếu tiền như thế thì tình cảm bạn bè được phát huy cao độ,alo tôi hết tiền rồi,cho mượn đỡ vài k đi,khi nào có trả cho,ôi hạnh phúc !!!!Tất cả đều phải đi ra từ trải nghiệm của bản thân.

Công việc

Sống xa nhà, chắc bạn nào cũng muốn đi làm thêm, vừa trang trải một phần sinh hoạt phí, vừa đỡ được cho gia đình và cũng vừa tìm kiếm kinh nghiệm sống và làm việc cho bản thân. Cái cảm giác thích thú khi cầm trên tay những đồng tiền do chính mình làm ra thì có lẽ khó ai quên được. Cảm giác như mình đã lớn hơn một chút, đã trưởng thành hơn một chút, thú vị lắm….

Bạn bè:

Sống xa nhà, sẽ chẳng có ai nhắc nhở hay khuyên răn là bạn nên chơi với người này, nên tránh xa người kia hay bảo vệ bạn khi bị người khác bắt nạt, nói xấu…. Bạn phải tự học cách nhìn người, phải tự mình biết cân bằng các mối quan hệ. Bạn bè chung nhà, chung phòng, chung kí túc xá… cũng là một vấn đề. Chắc không ít bạn đã gặp phải những trục trặc về vấn đề trên: bạn cùng phòng hay soi mói đồ đạc của bạn, xì xào sau lưng bạn, không tôn trọng bạn…. Từ đây, bạn lại phải tự học lấy cách “đối nhân xử thế”.Có thể là bạn không hài lòng về người bạn chung phòng của mình,vì anh[chị]ta hay xen vào cuộc sống riêng tư của bạn,nhưng bạn lại không muốn nói ra vì sợ làm bạn của bạn buồn bạn...bạn có bạn trai[bạn gái]cần một khoàng thời gian riieng cho hai người nhưng lại bị bạn thân của bạn cho rằng bạn không còn như xưa nữa ,bạn chỉ biét có anh[chị] ta mà thôi...ôi thật là khó xử quá đúng không...

Tình yêu

Sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm nên khi nhận được một sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ ai đó, chắc không ít bạn sẽ ngủi lòng. Cũng chính từ đây mà không ít bạn cùng cảnh ngộ tìm đến với nhau, an ủi, động viên nhau lúc khó khăn, chia sẻ vui buồn. Nhưng cũng chính vì vậy mà không ít bạn đã bị lợi dụng để rồi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Sống xa nhà có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Sống thử đầy tranh cãi trong thời gian vừa qua.

Cạm bẫy

Sống xa nhà gắn liền với cạm bẫy. Cái thề giới rộng lớn bên ngoài kia luôn đầy ắp cạm bẫy và chúng đang chờ bạn. Điều cần thiết nhất là bạn cần phải tỉnh táo và thận trọng với những gì mình làm. Đồng ý rằng không phải bạn nào cũng có khả năng ấy và không phải lúc nào các bạn cũng giữ được thái độ cảnh giác ấy trong mọi hoàn cảnh. 
Cạm bẫy ở đây không nhất thiết phải là ma tuý, rượu chè, cờ bạc… mà đôi khi rất đơn giản. Đơn giản đến mức có thể chính bạn cũng đang mắc vào mà không hề nhận biết được. Đó là sự đua đòi, đó là lối sống thụ động, hưởng thụ, đó là sự lười biếng trong học tập và lao động, là những suy nghĩ và hành động thiếu lành mạnh… Chỉ những điều nhỏ nhặt ấy thôi nhưng nó có thể dẫn đến những sai lầm to lớn mà có lẽ bạn sẽ phải hối hận cả phần đời còn lại của mình.

Trách nhiệm

Sống xa nhà, sẽ chẳng có ai đứng ra giúp đỡ bạn khi có khó khăn. Bạn hoàn toàn phải tự sắp xếp công việc, tự làm mọi thứ, tự ra quyết định và đương nhiên, phải tự có trách nhiệm với những gì mình làm. Bạn mắc phải sai lầm, bạn đi lạc đường thì hãy tỉnh ngộ và tìm cách thoát ra. Đừng nên thấy thất bại rồi buông xuôi, đổ lỗi tại hoàn cảnh hay người khác. Bạn là người điều khiển cuộc sống của mình, vì vậy hãy có trách nhiệm với nó. Trách nhiệm ở đây không chỉ ở việc học, việc làm, với cuộc sống mà còn là trách nhiệm với chính bản thân bạn. Bạn phải biết nghĩ tới bản thân mình, phải tự chăm lo sức khoẻ, ăn uống, phải cân bằng cuộc sống… Và cuối cùng là phải biết có trách nhiệm với gia đình, người thân, những người ở nơi xa vẫn đang ngày đêm trông ngóng, nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng ở nơi bạn.

Sinh viên sống xa nhà có thể mang đến nhiều điều thú vị cũng như không ít khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, sống xa nhà có thể đem lại cho bạn vô số những kinh nghiệm và bài học mà bạn chẳng bao giờ được dạy ở trường lớp hay đọc trên sách vở, những bài học về cuộc sống mà có thể suốt cuộc đời này, bạn không thể quên.

Chúc cho những bạn sinh viên sống xa nhà nói riêng và tất cả các bạn học sinh, sinh viên nói chung sẽ luôn vững vàng, tự tin trong cuộc sống. Mùa hè, mùa thi đang đến, chúc các bạn sẽ thi thật tốt và có một kì nghỉ hè thật ý nghĩa, thật đáng nhớ.

-----------------------------------------------------------------------------------------

>>> Giới trẻ Việt Nam thiếu định hướng nghề nghiệp, các anh chị hãy cùng YBOX giúp các bé một tay vì một thế hệ trẻ không lãng phí bao năm đại học bằng những chia sẻ rất thật của mình tại đây nhé: Link  🍁

[*] Đăng kí làm CTV cho dự án Youth Confessions để có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy thêm những kiến thức định hướng cho nghề nghiệp tại đây: Link 😍

2,397 người xem

     Ai cũng sẽ phải trải qua quãng thời gian này. Đó là khoảng thời gian nếu chỉ quanh quẩn ở trong phòng trọ thì chúng ta mãi không trưởng thành được, mà ra ngoài khám phá thì chỉ sợ non nớt mà thiệt thân. Để tránh khỏi tình trạng đó, những tân sinh viên cần biết trước những khó khăn mà mình phải đối mặt, để biết đường tránh hoặc có những giải pháp nhất định để giải quyết nếu trường hợp đó xảy ra.

Sinh viên HUFI hỗ trợ, hướng dẫn tân sinh viên tìm phòng trọ uy tín, chỗ ở tại ký túc xá khi vào thành phố nhập học.

1. NHỚ NHÀ

    Với hầu hết sinh viên, đây là lần đầu tiên các bạn sống xa nhà trong một khoảng thời gian dài. Bởi vậy nỗi nhớ nhà có thể là chướng ngại vật sinh viên cần vượt qua. Tuy nhiên, hiện nay với các phương tiện truyền thông hiện đại như facebook, viber, Zalo… giúp các sinh viên có thể liên lạc, gặp mặt các thành viên trong gia đình khi có mạng internet. Bởi thế, đây cũng không phải khó khăn quá lớn với sinh viên.

    “Ngày ấy chỉ muốn học xa nhà để có thể thoát khỏi sự quản lý, trói buộc từ bố mẹ, mà không ngờ thứ mình cố gắng hết sức để thoát khỏi giờ đây lại là sự ấm áp và an toàn, là nỗi mong nhớ không nguôi.”

2. KHÔNG QUEN CÁCH HỌC

Khi còn ở phổ thông, các thầy cô giáo rất sao sát, tỉ mỉ với từng học sinh nhưng khi trở thành sinh viên, giảng viên sẽ không có thời gian để giục từng sinh viên một học bài, làm bài tập và chú ý nghe giảng. Trở thành sinh viên, bạn phải học cách tự chịu trách nhiệm cho mọi hành động của mình. Nếu không học tập chăm chỉ, sẽ chẳng ai nhắc nhở bạn, tất cả sẽ trả lời bằng điểm cuối kỳ, chỉ đơn giản thế thôi.

Vì thế, đừng nghĩ rằng là sinh viên thì việc học sẽ rất nhàn. Hãy tự giác, làm theo những hướng dẫn của giảng viên và ngoài ra đọc thêm nhiều sách tham khảo. Đừng để công sức lặn lội xa nhà để lên thành phố lớn học tập, cha mẹ làm lụng vất vả mới có tiền học và sinh hoạt cho bạn nơi đô thị, và bản thân bạn cũng ngày ngày đến trường, cuối cùng lại nhận được tấm bằng trung bình hoặc không ra được trường.

Bên cạnh đó, những tân sinh viên cũng đừng quên trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình ngay từ năm đầu bởi nếu đợi đến những năm cuối mới bắt đầu học ngoại ngữ thì sẽ rất khó khăn và vất vả. Thời gian năm đầu mà không tự giác trau dồi khả năng học ngoại ngữ thì rất có thể những kiến thức nền dần bị mất đi và phải học lại. Ngoại ngữ yêu cầu sự luyện tập và tiếp xúc trong một thời gian liên tục và tiếp nối. 

3. BẠN BÈ THỜI SINH VIÊN KHÁC BẠN BÈ KHI HỌC TRUNG HỌC

Bước chân vào một môi trường mới với những sinh viên đến từ mọi miền đất nước, bạn cảm thấy rất khó để có thể kết bạn? Sự thật hoàn toàn không phải vậy, bạn có thể tìm kiếm cho mình những người bạn mới thông qua các lớp học, các CLB, hoạt động phong trào của trường… Và đừng bao giờ giữ suy nghĩ “tình bạn đại học không bền như thời trung học”. Thực tế tình bạn không phân cấp trung học, đại học, quan trọng là thái độ và mức độ chân thành của mỗi người với tình bạn như thế nào!

4. BẠN CÙNG PHÒNG KHÔNG HÒA HỢP: ĐỈNH CAO CỦA MỌI RẮC RỐI THỜI SINH VIÊN

Sẽ thật khổ sở nếu như người bạn cùng phòng có những điều không hòa hợp về tính cách và lối sinh hoạt. Rất nhiều sinh viên năm nhất mới những ngày đầu lên nhập học đã không ngừng cãi nhau, mâu thuẫn với bạn cùng phòng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tình thần của các bạn. Ăn ngủ cùng với một người không hợp nhau về tính cách, chế độ sinh hoạt.

Hãy cố gắng liên hệ và rủ bạn bè của bạn ở chung. Ít nhất người đó nên cùng quê, hai bên gia đình biết nhau hay đã chơi với nhau từ hồi học trung học. Nếu được những điều đó thì rát thuận lợi. Nếu không, ở với một người bạn mới, bạn nên thỏa thuận một cách khéo léo về phòng cách sống, phong cách sinh hoạt của bản thân. Bạn cũng nên cố gắng nhường nhịn, bỏ qua nhiều thứ cho bạn cùng phòng, đến anh chị em trong nhà đôi khi còn tranh luận, không vừa ý, huống chi một người bạn vừa mới quen không ít lâu. Làm  sao cho cả hai người đều vui vẻ, hòa thuận, gắn bó và chia sẻ với nhau là tốt.

5. KHÔNG BIẾT TỰ CHI TIÊU

Vấn đề “đầu tiên” mà sinh viên năm nhất nào cũng gặp phải chính là vấn đề liên quan đến tiền. Lạ nước, lạ cái nên tân sinh viên nào cũng có tâm lý phải cất tiền cho kĩ, mất tiền coi như “sống không được, mà chết cũng chẳng xong”.

Theo chia sẻ của một bạn sinh viên năm nhất của Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM, ngoài việc chú ý cất tiền, tân sinh viên còn gặp phải khó khăn trong việc cân đo đong đếm chi tiêu trong tháng. Đối với rất nhiều bạn sinh viên thì lần đầu cầm nhiều tiền thế, cứ thiếu gì thì cứ mua đại, không tính toán gì hết vậy nên không ít bạn phải chịu cảnh đầu tháng “ăn xả láng”, cuối tháng thì không có tiền để ăn.

GIẢI PHÁP: Hãy ghi lại và lập bảng chi tiêu hàng tháng, luôn để dư ra một số tiền nhất định đề phòng những trục trặc, khó khăn cần tiền gấp trong cuộc sống.

6. KHÔNG TÌM ĐƯỢC NHÀ TRỌ PHÙ HỢP

Nếu tìm nhà trọ đúng đợt tháng 9, tháng 10 khi sinh viên các trường nhập học hết, nhu cầu tìm nhà trọ của sinh viên cao nên việc tìm được một phòng trọ ưng ý về mọi mặt cũng là điều khó khăn. Không ít những sinh viên nửa tháng, một tháng lại chuyển nhà trọ một lần, rất vất vả. Kèm theo đó, tại những thành phố lớn, những thông tin lừa đảo về thuê nhà trọ, bắt đóng tiền cọc nhiều tháng lại thường xuyên xảy ra. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và tâm lý ban đầu của các em.

GIẢI PHÁP:

Các em có thể liên hệ với ký túc xá của các trường và đăng ký ở trong thời gian đầu. Trong thời gian ở ký túc xá, nếu hòa hợp với môi trường sinh hoạt, các em có thể ở tiếp, nếu không trong thời gian đó, các em cũng có thể thong thả tìm hiểu và lựa chọn cho mình một phòng trọ vừa ý hơn. Đợi hết đợt sinh viên nhập học rồi, có lẽ lúc đó giá phòng trọ sẽ giảm xuống, các chủ nhà trọ cũng không còn có tâm lý bắt ép sinh viên như tại thời điểm nóng nhập học.

Hãy liên hệ với bạn bè cùng quê, bạn bè hồi trung học, họ hàng, anh chị em cũng lên thành phố cùng mình để học tập. Hoặc chủ động hơn, bạn có thể tự lên mạng tìm hiểu những thông tin nhà trọ gần trường mình hay nhờ những người họ hàng đã sống ở thành phố lâu năm tư vấn và tìm giúp.

Những kinh nghiệm thuê phòng trọ dành cho sinh viên năm nhất được chia sẻ chi tiết tại bài viết: Tân sinh viên cần chú ý những điều này để không bị lừa khi đi thuê phòng trọ.

7. QUẢN LÝ THỜI GIAN

“Mình có những 3 năm học sinh viên cơ mà, còn dài chán”. Rất nhiều bạn có suy nghĩ này. Để rồi ngoảnh đi ngoảnh lại cuối cùng thấy mình chẳng làm được việc gì có ích trong suốt quãng thời gian còn trẻ, không trải nghiệm, không học tập, không thiết lập các mối quan hệ và hoàn thiện những kỹ năng mềm trong cuộc sống. Và rồi bạn thốt lên một câu: “ Cuối cùng, thanh xuân cũng chỉ là một quận của TP HCM”, không có ý nghĩa gì.

Để thanh xuân trở nên thật ý nghĩa, chúng ta cần học cách quản lý thời gian. Thời gian học trên lớp, trải nghiệm, học kỹ năng mềm, giao lưu với bạn bè, thiết lập mối quan hệ và giải trí cần được cân bằng sao cho hợp lý.

Nhiều sinh viên gặp phải tình trạng đi làm thêm thì không có thời gian ôn thi, mà cứ ở nhà mãi thì không có trải nghiệm, mãi không lớn lên được. Đó chính là kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian. Để quản lý thời gian một cách hiệu quả, hãy chú ý những điều sau:

7.1 Học cách nói “Không”

Tiệc tùng vào cuối tuần này ư? Đi câu lạc bộ? Làm một cuộc du ngoạn xuyên đêm vào tối thứ Bảy? Bỏ ra ba tiếng để ăn pizza và "tám" với bạn cùng phòng? Nói "Không" dường như là không thể trong thời quãng thời gian là sinh viên của mỗi người. Nhưng cũng không thể nói "Có" với tất cả mọi thứ. Học cách nói "Không" có thể là một điều khó khăn, nhưng nó thật sự quan trọng để rèn luyện tốt kỹ năng quản lý thời gian.

7.2 Bố trí các công việc

Đừng trì hoãn. Bạn biết là mình sẽ có bài thi giữa kỳ, bài báo cáo thí nghiệm hay một đề tài nghiên cứu trong một tháng nữa. Đừng đợi đến tuần cuối cùng mới bắt tay vào làm nhé. Hãy làm dần dần các công việc ngay bây giờ để bạn có thể quản lý thời gian và khối lượng công việc của mình trong một dòng chảy đều đặn thay vì phải hối hả, rối tung lên.

7.3 Sử dụng thời gian giải trí một cách khôn ngoan

Môi trường đại học rất tuyệt vời vì ở đó luôn luôn diễn ra các hoạt động thú vị mà bạn muốn tham gia. Nhưng đáng tiếc, cũng với chính lý do này, các hoạt động ở trường đại học cũng là một thử thách không hề nhỏ đối với sinh viên. Thay vì cứ cảm thấy thiệt thòi vì mình đang bỏ lỡ một điều gì đó mỗi khi cố gắng làm bài tập về nhà, hãy làm bài ở ngay trong khuôn viên của trường. Tự nhắc nhở bản thân rằng, ngay khi làm xong hết các bài tập, mình sẽ có thể tham gia các hoạt động thú vị này. Khi đó, bạn sẽ không phải cảm thấy "tội lỗi" vì sự ham vui của chính mình.

7.4 Liên tục ưu tiên và tái ưu tiên

Bất luận là bạn có kiểm soát được mọi thứ hay không, nhưng đôi lúc cuộc sống sẽ xảy ra những điều mình không lường trước được. Ví dụ như bạn ngã bệnh, máy tính bị hỏng, bạn cùng phòng gặp sự cố hay bạn bị mất điện thoại di động. Quản lý thời gian tốt đòi hỏi khả năng dành ưu tiên và tái ưu tiên khi vấn đề xảy ra. Kỹ năng quản lý thời gian giỏi có nghĩa là khi các rắc rối xảy đến, bạn có thể đối phó được với nó thay vì cảm thấy bản thân mình bị rơi vào cơn khủng hoảng.

7.5 Kiểm soát được tình trạng sức khỏe, giấc ngủ và chế độ luyện tập thể dục

Mỗi ngày bạn chỉ có 24 tiếng để học tập hay làm việc, chưa tính đến thời gian ăn, ngủ và tập thể dục. Tuy nhiên, thực hiện tốt ba việc tưởng chừng như đơn giản này có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong khả năng quản lý thời gian của bạn. Có thể ở lại chỗ này hay chỗ kia trễ hơn một lát được không? Có thể không ăn bữa tối trong vòng một tuần được không? Điều đó không thành vấn đề. Nhưng làm cho những việc này không còn là ngoại lệ mà trở thành một phần trong đời sống sinh viên là một suy nghĩ sai lầm. Để tiếp tục con đường học tập, bạn cần cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Mỗi ngày hãy tự chăm sóc bản thân mình một ít để đảm bảo rằng, bạn có thể hoàn thành hết tất cả những gì bạn cần làm với một quỹ thời gian có giới hạn ở trường.

Ngoài việc giáo dục sinh viên những kiến thức nền tảng của các môn học, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM nhìn chung khá nhanh chóng có thể hòa nhịp với cuộc sống mới khi là tân sinh viên. Các em được dìu dắt và hỗ trợ rất nhiều từ nhà trường, không chỉ riêng ký túc xá, học bổng khuyến khích những bạn có thành tích học tập cao mà còn tận tình hướng dẫn, theo dõi, sao sát và định hướng cho các em những ngành nghề trong tương lai. 

Video liên quan

Chủ Đề