Mẹo chữa đau mắt cho trẻ

Dịch đau mắt đỏ thường bùng phát mạnh từ mùa hè tới mùa thu, đặc biệt vào các thời điểm giao mùa số lượng người đau mắt đỏ thường tăng tới đỉnh điểm. Tính riêng trong thời điểm hè – thu 2019, số lượng bệnh nhân tới khám mắt tại Bệnh viện Mắt Trung ương gia tăng không ngừng.

Theo Tiến sĩ Hoàng Cương – Trưởng khoa Khám bệnh [Bệnh viện Mắt Trung ương] cho hay: “Biểu đồ bệnh nhân tới khám bệnh về mắt thường tăng lên cao nhất là mùa nóng và giai đoạn chuyển mùa. Thời điểm trước đó, chỉ từ 800-1.000 bệnh nhân đến khám/ngày, nay tăng lên khoảng 1.600 bệnh nhân/ngày và cao điểm mùa hè – thu có thể tăng lên tới 3.000 người/ngày. Trong số đó tỉ lệ bệnh nhân đau mắt đỏ chiếm khoảng 10% và đang còn tiếp tục gia tăng nhanh, vì thời điểm này chưa phải là đỉnh điểm của dịch.”

Đau mắt đỏ là gì ?

Bệnh đau mắt đỏ, có tên gọi chính thức là viêm kết mạc, là bệnh lý gây khó chịu cho mắt do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Về nguyên tắc thì cơ thể của chúng ta có thể tự chữa lành được bệnh đau mắt đỏ, nhưng bạn nên thực hiện một số biện pháp để đẩy nhanh quá trình chữa trị, nó còn tùy thuộc vào loại đau mắt đỏ mà bạn mắc phải. Dưới đây là 7 cách chữa bệnh đau mắt đỏ nhanh chóng và hiệu quả bạn có thể tham khảo:

1. Dùng nước muối sinh lý trị bệnh đau mắt đỏ an toàn tại nhà

Khi mới phát hiện hoặc nghi ngờ bị bệnh đau mắt đỏ bạn nên rửa mắt ngay bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt nhiều lần trong ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và an dịu cho bề mặt nhãn cầu. Có thể rửa mắt mỗi khi thấy tèm nhèm hoặc trung bình 10 lần/ngày.

Dùng nước muối sinh lý trị bệnh đau mắt đỏ an toàn tại nhà

2. Dùng nước mặt nhân tạo tương tự như nước muối sinh lý

Nước mắt nhân tạo được biết tới là chất làm ẩm hay bôi trơn nhãn cầu có độ nhớt thấp và cũng có thể dùng cho đau mắt đỏ với tác dụng như nước muối sinh lý 0,9% theo cách trên và đem lại cảm giác dễ chịu cho mắt.

Dùng nước mặt nhân tạo tương tự như nước muối sinh lý

3. Xông mắt với lá trầu không để trị đau mắt đỏ

Đây là một cách dễ thực hiện tại nhà với lá trầu không có sẵn. Bạn cần hái 5 – 7 lá trầu không bánh tẻ rửa sạch rồi đun lên. Có thể rắc thêm chút muối hột vào đun nhỏ lửa sôi một lúc rồi tắt bếp. Để tránh bỏng bạn nên để nguội bớt rồi xông mắt. Lấy một chiếc khăn lớn chùm qua đầu rồi xông mắt trong phòng kín từ 15 – 30 phút sẽ thấy dễ chịu hẳn.

Xông mắt với lá trầu không để trị đau mắt đỏ

4. Chườm nước đá

Nếu không sẵn lá trầu hoặc không thích xông nóng thì bạn có thể chườm lạnh cho mắt đỏ với đá. Bạn có thể dùng khăn nhúng vào nước đá để chườm vào vùng quanh mắt. Biện pháp khắc phục này không điều trị được nhiễm trùng nhưng có thể giúp co tĩnh mạch, làm giảm sưng và ngứa mắt rất hiệu quả.

7 cách trị đau mắt đỏ nhanh hết

5. Mật ong và sữa

Trộn hỗn hợp mật ong và sữa với tỉ lệ 1:1, sau đó dùng hỗn hợp này để xoa quanh vùng mắt. Hoặc bạn cũng có thể dùng miếng vải sạch ngâm trong hỗn hợp này và đắp lên mắt. Sau đó rửa sạch lại mặt. Cách này có thể giúp bạn giảm sự khó chịu khi bị đau mắt đỏ.

6. Rửa mắt với rau mùi

Hãy lấy nắm rau mùi tươi phơi khô và đun sôi chúng trong nước, lọc lấy nước và để nguội. Sau đó dùng hỗn hợp này để rửa vùng mắt. Biện pháp này có thể giúp làm giảm cảm giác nóng cũng như giảm đau và sưng bên trong mắt.

7. Rửa mặt với hạt cây thì là

Đun sôi một ít hạt cây thì là với nước, sau đó để nguội và lọc lấy nước để rửa mặt. Bạn có thể làm vậy 2 lần/ngày để giảm đau, tấy đỏ và viêm ở mắt.

Mặc dù các biện pháp áp dụng tại nhà không có hiệu quả chữa bệnh nhanh như dùng thuốc nhưng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều khi bị đau mắt đỏ.

Những lưu ý giúp bạn chữa bệnh đau mắt đỏ nhanh nhất và an toàn nhất

  • Giặt sạch, phơi nắng một loại khăn xô, gối, chăn, vải trải giường của người bị bệnh đau mắt đỏ.
  • Chuẩn bị 3 loại khăn lau mắt, lau tay, lau người dùng riêng không lẫn lộn.
  • Khi bị đau mắt đỏ, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, người nhà cần chăm sóc người bệnh thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại.
  • Nếu trẻ đang đi học có dấu hiệu đau mắt đỏ, bố mẹ nên ngay lập tức xin phép nghỉ học cho con để tránh lây nhiễm chéo. Đồng thời tránh khói bụi ngoài đường khi di chuyển tiếp xúc với mắt bé.
  • Mua bông gòn và nước muối sinh lý để vệ sinh mắt. Cho người đau mắt đỏ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay dử và nước mắt chảy ra.
  • Chú ý rửa mắt nhiều lần trong ngày để tránh gỉ mắt mọc dầy, cộm gây ngứa ngáy cho người bệnh. Lau xong vứt bỏ bông gòn, không sử dụng lại.
  • Nên lấy rử mắt ngay lúc ướt, tránh để khô, khi lấy ghèn mắt sẽ gây đau đớn cho người bệnh và trẻ bị đau mắt đỏ.
  • Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt cho người bị đau mắt đỏ, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Tăng cường cho người bệnh đau mắt đỏ uống nước cam, ăn sữa chua để tăng sức đề kháng.
  • Hạn chế không cho xem tivi, ipad, iphone, điện thoại, máy tính, sách truyện…

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ đúng cách khi có dịch bệnh

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây cho cả nhà và cộng đồng vì vậy cần phải giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát tránh lây lan bệnh cho mình và những người xung quanh:

  • Không dụi mắt bằng tay.
  • Rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng. Giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng. Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, nhất là trước và sau khi tra thuốc nhỏ mắt.
  • Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý [sáng, trưa, tối].
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa. Nếu bệnh không thuyên giảm sau 5-7 ngày phải đến khám lại. Có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu. Lau rửa dịch gỉ mắt nhiều lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt ngay. Cần tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng để nhanh lành bệnh hơn.
  • Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
  • Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.
  • Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
  • Nếu trẻ bị bệnh nên để ở nhà, không đưa đến nhà trẻ trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

Khi bị đau mắt đỏ nên ăn gì, kiêng gì ?

Những người bị đau mắt đỏ có cảm giác nóng ở mắt, cộm xốn rất khó chịu. Đây là một bệnh lành tính có thể tự hết trong 7-10 ngày, tuy nhiên muốn khỏi nhanh người bệnh cần kết hợp thuốc và chế độ ăn uống đúng cách.

Các thực phẩm kiêng khi bị đau mắt đỏ:

Những thực phẩm có mùi tanh như tôm, cá, ốc, rau muống [vì sẽ sinh ra nhiều ghèn], chất kích thích, đồ uống có ga, mỡ động vật và không được tùy ý sử dụng kháng sinh.

Các thực phẩm nên ăn khi bị đau mắt đỏ:

Các thực phẩm như cà rốt, rau xanh [trừ rau muống], ớt chuông cam, lòng đỏ trứng, dầu cá, chất chống oxy hóa astaxanthin, quả việt quất.

Trên đây là những gợi ý điều trị đau mắt đỏ nhanh chóng hiệu quả cho bạn. Tuy nhiên, khi bị đau mắt đỏ, bạn không nên tự điều trị tại nhà mà cần đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn và hướng dẫn cách điều trị thích hợp với từng người.

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng đặc biệt trẻ em có hệ miễn dịch chưa ổn định nên rất dễ mắc bệnh. Và khi bị bệnh, trẻ có thể bị nặng hơn người lớn, việc điều trị gặp khó khăn hơn do trẻ hay lấy tay dụi mắt để làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Đau mắc đỏ tuy biến chứng không nặng nhưng rất dễ lây lan thành dịch, gây bất tiện cho bé và đặc biệt vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Việc điều trị bệnh chủ yếu là làm giảm các triệu chứng và tăng sức đề kháng cơ thể để chống lại sự hoạt động của virus.

Cách chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà

Các mẹ đừng quá lo lắng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh, các mẹ tham khảo những cách chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà sau để biết cách phòng chống cũng như điều trị đúng cách để bệnh có chuyển biến tốt, nhanh khỏi, không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

– Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do vi rút Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa,… là những thời điểm mà cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh.

– Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối,… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.

Triệu chứng bé bị đau mắt đỏ

– Triệu chứng đau mắt đỏ có thể khác nhau ở tùy từng bé. Khi đau mắt đỏ bé sẽ có nhiều biểu hiện mà mẹ có thể quan sát ngay bằng mắt thường.

– Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng bệnh này là mắt bé trở nên đỏ, khó chịu, mí mắt bé như dính vào nhau [đặc biệt vào buối sáng khi bé vừa thức giấc]. Một số bé có triệu chứng phồng mí mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

– Khi bị đau mắt đỏ, thị lực của bé không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc,… thì hậu quả sẽ lớn hơn.

Cách chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh

1. Lau rửa mắt thường xuyên

– Hàng ngày, cha mẹ bé cần lau rửa ghèn, dử mắt cho con ít nhất 2 lần/ngày bằng khăn ẩm hoặc bông sạch. Lau xong vứt bỏ bông, không dùng lại, còn với khăn cần giặt sạch, cẩn thận hơn nữa thì luộc qua nước sôi để tiêu diệt vi khuẩn bám trên khăn.

– Cha mẹ cũng có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hay cao cấp hơn là nước mắt nhân tạo để rửa mắt cho trẻ mỗi ngày, làm giảm cảm giác cộm rát khó chịu.

2. Cho trẻ đeo kính để tránh bụi bẩn bay vào mắt

– Người bị đau mắt nên đeo kính vừa để đỡ ngại với người khác vừa để tránh bụi bẩn bay vào mắt. Vì vậy, nếu con bị đau mắt đỏ, cha mẹ nên đeo kính cho con để hạn chế mắt tiếp xúc với khói bụi, làm cho tình trạng viêm, nhiễm trùng tăng lên, bệnh sẽ càng lâu khỏi.

– Cha mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn loại kính phù hợp, đảm bảo an toàn cho mắt của con.

3. Giữ gìn để tránh đau cả hai mắt

– Bình thường, khi bị đau mắt, người bệnh sẽ bị một bên mắt, nếu không giữ gìn cẩn thận thì sẽ lây sang mắt bên kia. Vậy nên, nếu trẻ bị đau một bên mắt, cha mẹ cần giữ vệ sinh an toàn tuyệt đối cho con, tránh để virus gây bệnh có cơ hội tiếp xúc với mắt không bị bệnh bằng cách tránh dùng thuốc một lọ thuốc nhỏ cho cả 2 bên mắt. Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cha mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Nên cho trẻ nghỉ học và hạn chế tiếp xúc với những người không bị bệnh

– Trẻ bị bệnh nên được nghỉ học, không đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh để tránh làm bệnh lây lan rộng sang những người khác.

– Trẻ cũng không nên ôm ấp, thơm, hôn những người khác vì bệnh đau mắt đỏ qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus.

5. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ và không được tự ý dùng thuốc

– Cha mẹ cần bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ để trẻ đủ sức đề kháng với bệnh, không bị suy kiệt về sức khỏe khiến cho bệnh càng lâu khỏi. Trẻ cũng cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc.

– Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt, dùng thuốc nhỏ mắt của người khác cho con mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì mỗi người bệnh có thể thích hợp với các loại thuốc khác nhau, nếu không dùng đúng thuốc bệnh sẽ rất lâu khỏi.

Phòng tránh đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh

Để phòng chống đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh, phụ huynh bé cần chú ý:

– Thường xuyên đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi tiếp xúc với mắt bé.
Cho con dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.

– Nhỏ mắt cho bé hàng ngày bằng ước muối sinh lý [nước muối 0,9%], ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối; không dùng chung thuốc nhỏ mắt với cha mẹ.

– Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.

– Hạn chế đưa con đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện.

– Mỗi ngày đón con tại nhà trẻ, luôn hỏi con về tình hình sức khoẻ của con trong ngày, đặc biệt quan tâm các dấu hiệu như mắt có nhiều gỉ không, tròng mắt có đỏ, thân nhiệt,…

– Khi thấy con mới chớm có dấu hiệu đau mắt đỏ, mẹ nên:

  • Giặt sạch, phơi nắng một loại khăn xô, gối, chăn, vải trải giường của bé.
  • Chuẩn bị 3 loại khăn lau mắt, lau tay, lau người dùng riêng không lẫn lộn.
  • Mua bông gòn và nước muối sinh lý. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay dử và nước mắt chảy ra. Chú ý rửa mắt cho con nhiều lần trong ngày để tránh gỉ mắt mọc dầy, cộm gây ngứa ngáy cho bé. Lau xong vứt bỏ bông gòn, không sử dụng lại.
  • Nên lấy gỉ mắt cho con ngay lúc ướt, tránh để khô, khi lấy ghèn mắt sẽ gây đau đớn cho con.
  • Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Tăng cường cho bé uống nước cam, ăn sữa chua để tăng sức đề kháng.
  • Hạn chế không có con xem tivi, ipad, iphone, điện thoại, máy tính, sách truyện,…
  • Tuyệt đối không chữa mẹo bằng lá trầu hay xông hơi,…

Thực hiện những cách chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh trên mà sau 1,2 ngày nếu không khỏi, phụ huynh bé cần đưa bé đến bệnh viện khám. Lưu ý, khi đi các mẹ hãy đeo kính đen cho bé để tránh lây bệnh ngay trong bệnh viện.

Hy vọng những cách chữa đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà trên có thể giúp ích cho các mẹ trong việc chữa đau mắt đỏ cho bé trong mùa dịch đau mắt đỏ này. Đến hẹn lại lên, cứ sau mùa tựu trường, dịch đau mắt đỏ lại bắt đầu “tái xuất”, vì vậy các mẹ hãy bỏ túi những mẹo nhỏ giúp phòng và trị đau mắt đỏ cho trẻ hiệu quả ngay tại nhà nhé!

Nhận xét qua Facebook

bình luận

Video liên quan

Chủ Đề