Mổ đứt dây chằng chéo trước hết bao nhiêu tiền

Điều này được ông Lê Văn Phúc, Ban Chính sách Bảo hiểm y tế [BHYT], Bảo hiểm xã hội [BHXH] Việt Nam nêu lên tại Hội nghị triển khai Thông tư 15/2018 vủa Bộ Y tế về thống nhất giá dịch vụ khám, chữa BHYT giữa các bệnh viện [BV] cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh [KCB] trong một số trường hợp, diễn ra vào ngày 4.7 tại TP.HCM.

Theo ông Phúc, hiện nay tình trạng thu thêm chi phí vật tư y tế, kể cả vật tư y tế đã kết cấu trong giá dịch vụ y tế được BHYT thanh toán nhưng BV thu thêm của người bệnh rất nhiều.

Ông chứng minh: Một người làm việc ở BHXH có vợ mổ tại BV Việt Đức do bị đứt dây chằng chéo, mặc dù có BHYT đúng tuyến nhưng người này phải trả thêm đến 40 triệu đồng. Ông Phúc đặt vấn đề: Không biết những cái thu đó gồm những cái gì ngoài BHYT thanh toán?

Trong khi đó, theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, tại TP.HCM, với bệnh này, số tiền thu thêm ngoài BHYT chi cho người bệnh chỉ là 15 triệu đồng [nếu người không có BHYT thì đóng tổng cộng là 40 triệu đồng].

Ông Phúc đề nghị Bộ Y tế có kiểm tra, chế tài với những trường hợp thu thêm không đúng, bởi vì tình trạng thu thêm các BV ở Hà Nội hiện đang rất đáng báo động, từ BV Phụ sản Hà Nội, BV Xanh Pôn Hà Nội đến các BV tuyến T.Ư.

Ông Phúc cảnh báo, nếu không cẩn thận thì chỉ số chi trả tiền túi người bệnh sẽ tăng lên, tạo sự không công bằng trong chăm sóc y tế. Theo ông, cần ban hành công khai định mức kinh tế kỹ thuật [kể cả kỹ thuật dịch vụ, xã hội hóa], trước hết là để cơ sở KCB biết thực hiện và người bệnh biết. Bởi hiện nay người bệnh không biết được mình đang thụ hưởng gì khi vào BV.

Bên cạnh đó, ông Hà Thái Sơn [Cục quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế] cũng cảnh báo tình trạng bác sĩ khám qua quýt cho người bệnh khá phổ biến. Theo ông Sơn, nếu một ngày khám từ 70-100 bệnh nhân/bàn khám thì việc hỏi bệnh, khám lâm sàng người bệnh không được kỹ lưỡng, dẫn đến chỉ định các cận lâm sàng không được chuẩn xác. Bản thân ông đã từng thử đi KCB và cũng đã thấy điều đó. Do vậy, các cơ sở KCB phải thực hiện theo Thông tư 15 là khám dưới 65 lượt/ngày/bàn khám.

Thứ Trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn nhìn nhận, mặc dù việc điều chỉnh giá một số dịch vụ y tế trong Thông tư 15 sẽ làm giảm nguồn thu của các cơ sở KCB, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo quyền lợi của người dân khi đi KCB, đảm bảo dịch vụ KCB chất lượng.

Lý giải về việc ban hành thông tư này, Thứ trưởng Tuấn cho rằng, cần phải có sự điều chỉnh giá dịch vụ y tế nhằm đảm bảo sự cân đối quỹ BHYT và để phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ trưởng cũng đề nghị các cơ sở KCB cần cân đối chi phí của đơn vị mình, thậm chí là cắt giảm những chi phí không cần thiết để đảm bảo hoạt động, nhưng tuyệt đối không được bớt xén quyền lợi của người bệnh.

Tôi bị đứt dây chằng chéo trước đầu gối phải, xin hỏi chi phí mổ là bao nhiêu? Bệnh viện có thanh toán bằng thẻ BHYT tuyến tỉnh không?

[Ngô Trung Hưng - ngotrung…@gmail.com]

Trả lời

Nhiều người bị đứt dây chằng chéo trước [vì tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông...] nhưng không biết [do vẫn đi lại được], không xử lý đúng, một thời gian sau mới thấy đầu gối mất vững, đi lại dễ ngã, không mang vác nặng hay chơi thể thao được...

Anh Hưng thân mến,

Đối với đứt dây chằng chéo trước thì tùy theo độ tuổi và mức độ tổn thương lỏng khớp gối mà người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bảo tồn hay phẫu thuật.

Điều trị bảo tồn chủ yếu là dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, tập vật lý trị liệu tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi. Thường chỉ định trong các trường hợp đứt không hoàn toàn dây chằng chéo trước, khớp gối còn vững; đứt dây chằng chéo trước ở bệnh nhân lớn tuổi; đứt dây chằng chéo trước ở trẻ em còn sụn tăng trưởng.

Đối với điều trị phẫu thuật, nội soi tái tạo lại dây chằng chéo trước bị đứt là phẫu thuật phổ biến hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới. Thời điểm phẫu thuật tốt nhất là sau 3 tuần kể từ khi bị chấn thương.

Phẫu thuật viên có thể dùng mảnh ghép bằng gân khác thay thế dây chằng chéo trước khớp gối đã bị đứt, có thể là mảnh ghép tự thân hoặc đồng loại. Tuy nhiên do hiện nay ở Việt Nam các ngân hàng mô chưa phát triển nên chủ yếu vẫn là dùng các mảnh ghép tự thân là chính.

Các mảnh ghép tự thân hiện nay hay được sử dụng là: mảnh ghép gân hamstring, mảnh ghép gân bánh chè, mảnh ghép gân mác dài, mảnh ghép gân tứ đầu đùi…Việc sử dụng mảnh ghép nào là tùy theo sở thích và kỹ năng được đào tạo của từng phẫu thuật viên, tuy nhiên mảnh ghép hamstring vẫn là mảnh ghép được ưa thích và hay dùng hơn cả.

Chi phí phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước tùy thuộc vào cơ sở y tế, phương pháp phẫu thuật, dụng cụ, thời gian nằm viện, tình trạng sức khỏe… Nếu anh có BHYT đúng tuyến [hoặc có giấy chuyển tuyến hợp lệ] thì chi phí khoảng 15 triệu đồng, nếu không có BHYT chi phí khoảng 35 - 45 triệu đồng. Thời gian nằm viện khoảng 10 ngày.

Sau mổ anh sẽ được các kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn chườm đá chống sưng nề và tập vật lý trị liệu. Thời gian phục hồi còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh, có thể trên 6 tháng, để chơi lại thể thao thì khoảng 9 tháng sau mổ. Thường, nếu hồi phục tốt, thường sau 2-3 tuần là bệnh nhân đã có thể tự đi lại, sinh hoạt nhẹ nhàng được.

Về vấn đề BHYT, anh chỉ cung cấp BHYT tuyến tỉnh nhưng không rõ anh muốn điều trị ở cơ sở y tế nào. Do đó, anh có thể cung cấp thêm thông tin để AloBacsi tư vấn thêm hoặc liên hệ trực tiếp đến nơi muốn điều trị để được tư vấn cụ thể.

Phẫu thuật dây chằng chéo trước bao lâu thì hết sưng?

Mổ dây chằng chéo trước bao lâu thì hết sưng? Thời gian để sưng hạ là tùy thuộc vào mức độ phẫu thuật và thể trạng của người bệnh. Thông thường, sưng do phẫu thuật mổ dây chằng ACL sẽ đạt đến mức tối đa vào khoảng 2-3 ngày sau phẫu thuật. Sau đó, sưng sẽ dần dần giảm trong vòng khoảng 7-10 ngày tiếp theo.

Phẫu thuật dây chằng tốn bao nhiêu tiền?

Ghi chú.

Đứt dây chằng chéo trước bao lâu thì đi lại được?

Thông thường, người bệnh có thể bắt đầu lái xe trở lại trong khoảng 4 – 8 tuần sau phẫu thuật, hoặc đôi khi lâu hơn nếu phẫu thuật ở bên khớp gối phải. Bạn không nên lái xe hơi hoặc xe máy cho tới khi bác sĩ cho phép bỏ nạng, có đủ sức mạnh cơ và kiểm soát tốt khớp gối.

Mổ tái tạo dây chằng mắt bao nhiêu tiền?

Nếu phẫu thuật tái tạo cả 2 dây chằng chéo, chi phí phẫu thuật khoảng 70 triệu, chỉ tái tạo dây chằng chéo trước chi phí 40-45 triệu.

Chủ Đề