Mô hình dạy học trực tuyến có 3 pha

LTS: Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong mô hình dạy học kết hợp [trực tuyến và trực tiếp] là vấn đề rất cần được quan tâm bởi trong bối cảnh hiện nay, đánh giá được xem là yếu tố quyết định để đổi mới phương pháp dạy học và cải thiện chất lượng dạy học.

Đánh giá trong mô hình dạy học kết hợp còn là vấn đề mới, đặt ra nhiều thách thức với ngành giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng.

Vì vậy cần có những định hướng để giáo viên có thể từng bước thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh trong mô hình dạy học kết hợp một cách khả thi, hiệu quả.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu đến độc giả bài tham luận của Tiến sĩ Đỗ Thu Hà và Thạc sĩ Phan Thị Bích Lợi – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tại hội thảo:

“Đổi mới giáo dục và đào tạo vì mục tiêu phát triển bền vững” do Hội đồng quốc gia phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh - Ủy ban về Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức tại Đà Nẵng vừa qua.

Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập

Mô hình dạy học kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp đang trở nên phổ biến trên khắp thế giới.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học kết hợp đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành giáo dục. Ảnh: AN

Mô hình này được nhiều nước sử dụng như một hình thức dạy học bổ sung cho nhà trường truyền thống, nhất là từ khi dịch covid-19 hoành hành khiến ở nhiều địa phương học sinh không thể đến trường.

Mô hình dạy học kết hợp cũng được ngành giáo dục nước ta lựa chọn thực hiện để ứng phó với dịch bệnh covid-19 trong học kì 2 của năm học 2019-2020 nhằm góp phần giảm thiểu những tác động của dịch bệnh, duy trì việc dạy và học theo phương châm “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”.


Những "cái nhất" của ngành Giáo dục năm Covid

Do đó, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong mô hình dạy học kết hợp ở hai hình thức đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và triển khai chương trình, sách giáo khoa 2018.

Đánh giá kết quả học tập trong dạy học trực tiếp hoặc dạy học kết hợp [giữa trực tiếp với trực tuyến] là một hoạt động xuyên suốt quá trình dạy học và có tác dụng điều chỉnh hoạt động dạy học.

Vấn đề đổi mới đánh giá kết quả học tập trong dạy học kết hợp cũng cần bám sát định hướng phát triển năng lực, đảm bảo chất lượng giáo dục; phải có sự thống nhất, đồng bộ nhằm phát huy tối đa tiềm năng của người học.

Đánh giá trong dạy học kết hợp có những ưu điểm và hạn chế riêng, nhưng cần hướng trọng tâm tới việc cải thiện chất lượng dạy học, phát triển các phẩm chất, năng lực chung của học sinh như: tự chủ và tự học, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ là xác nhận, công nhận thành tích học tập mà còn chỉ ra sự tiến bộ, sự phát triển và phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, qua đó điều chỉnh hoạt động dạy học của giáo viên.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học kết hợp không chỉ đáp ứng yêu cầu cần đạt trong chương trình mà còn phải đáp ứng yêu cầu xã hội trong bối cảnh hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra nhiều cơ hội và không ít những thách thức đối với ngành giáo dục.

Phát huy công nghệ khi đánh giá

Thực hiện mô hình giáo dục kết hợp và đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trong mô hình dạy học kết hợp là một xu thế tất yếu của ngành giáo dục nước ta.

Phát huy tối đa tiện ích của công nghệ khi thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh ở mô hình dạy học kết hợp sẽ tạo cơ hội cho học sinh tương tác nhiều chiều, cá nhân hoá việc học tập, tăng cường tính trách nhiệm.

Tạo cơ hội cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, hỗ trợ quản lí, giám sát và đánh giá người học; tăng cường năng lực công nghệ thông tin...

Chủ trương đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trong mô hình dạy học kết hợp cần được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương.

Đối với những cơ sở giáo dục đảm bảo đủ các điều kiện thiết yếu như cơ sở vật chất, nền tảng công nghệ, trình độ giáo viên và học sinh... thì có thể sử dụng các hệ thống quản lí học tập trực tuyến phục vụ cho việc dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở cả hai hình thức.

Bao gồm: đánh giá thường xuyên như: giao nhiệm vụ học tập, tương tác giữa học sinh và giáo viên, trao đổi thảo luận...

Và đánh giá định kỳ như: làm bài kiểm tra trên máy, thực hiện các dự án học tập trực tuyến...

Đối với những cơ sở giáo dục còn khó khăn về cơ sở cật chất, chưa đảm bảo tất cả giáo viên và học sinh có cơ hội truy cập máy tính và internet tại nhà thì tối thiểu cũng phải có phòng máy tính kết nối internet để phục vụ cho các giờ học trực tuyến tại trường.

Trong các giờ học trực tuyến này, giáo viên có thể sử dụng những hình thức, phương pháp phù hợp như:

Giao nhiệm vụ cá nhân/nhóm, tổ chức các cuộc thi/trò chơi, thực hiện nhiệm vụ học tập cộng tác... để tiến hành đánh giá thường xuyên phù hợp với năng lực của học sinh và điều kiện của nhà trường.

Đánh giá trong mô hình dạy học kết hợp còn là vấn đề mới, đặt ra nhiều thách thức nên bên cạnh những bài viết mang tính định hướng rất cần những nghiên cứu ứng dụng cụ thể, chuyên sâu vào từng cấp học, môn học giúp giáo viên có thể từng bước vận dụng trong thực tiễn dạy học một cách khả thi, hiệu quả.

AN NGUYÊN [lược ghi]

Đây là một mô hình dạy học được Bắc Giang tiên phong triển khai trên toàn tỉnh mà theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Bắc Giang là rất linh hoạt và hiệu quả.

Những giờ dạy song song trực tuyến và trực tiếp ở Bắc Giang. Ảnh: Thanh Hùng

Chia sẻ với VietNamNet, ông Bạch Đăng Khoa, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang cho hay, ngay từ đầu năm học, Sở đã xác định việc phòng chống, ứng phó với Covid-19 không thể một sớm một chiều, không phải chuyện của một năm mà có thể còn phải kéo dài hơn nữa.

"Như vậy, chúng tôi nhìn nhận, việc học của học sinh giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến sẽ phải đan xen rất nhiều", ông Khoa nói.

Khi có điều kiện thuận lợi thì nên ưu tiên việc được học trực tiếp. Khi những học sinh ở trong vùng cách ly hoặc có liên quan đến dịch bệnh mà không thể đến trường được, thì buộc phải tuân thủ để đảm bảo sức khỏe cho mình và cộng đồng. Vì vậy, Sở GD-ĐT Bắc Giang đã xây dựng một mô hình để giải quyết bài toán lâu dài.

“Sẽ có 3 hình thức có thể xảy ra. Thứ nhất là học sinh đi học trực tiếp khi các em ở những vùng an toàn. Thứ hai là học trực tuyến khi mà tất cả học sinh thuộc diện trong vùng phong tỏa hoặc có những vấn đề liên quan mà không thể đến lớp. Hai mô hình này thì cơ bản các tỉnh, thành khác đều thực hiện.

Còn mô hình thứ ba là mô hình mà trong một lớp học có cả học sinh học trực tiếp và có cả học trực tuyến nhưng diễn ra đồng thời, đúng theo diễn biến lớp học. Những học sinh này sẽ được kết nối với lớp học đang diễn ra thực tế ở trường thông qua một camera được trang bị ở lớp học”.

Một nữ sinh ở nhà học trực tuyến vẫn hòa chung diễn tiến của các bạn trên lớp và cũng có thể xin phát biểu, tương tác với thầy cô như bình thường. Ảnh: Thanh Hùng

Chẳng hạn, một lớp có thể vừa có học sinh đến lớp ngồi học trực tiếp vừa có vài em ở nhà học trực tuyến.

“Như vậy lớp học này là lớp học khác hoàn toàn với tất cả những lớp học khác. Các học sinh học trực tuyến sẽ được học cùng với thầy cô giáo và các bạn theo đúng tuần tự các tiết học theo thời khóa biểu. Các em vẫn được giao lưu, tương tác với các thầy cô và các bạn trên lớp và cũng được hưởng không khí, cảm giác như đang trong lớp học. Như vậy giáo viên sẽ quan tâm được tới tất cả các nhóm học sinh”, ông Khoa nói.

Theo ông Khoa, những học sinh ở nhà sẽ kết nối với lớp học trực tiếp qua nền tảng Microsoft Team. Sở GD-ĐT đã cung cấp 500.000 tài khoản học trực tuyến miễn phí.

Chuẩn bị phương án như vậy, ông Khoa cho rằng, Bắc Giang cũng gặp thuận lợi khi cơ bản các học sinh của tỉnh được khai giảng đúng thời gian, trong tháng 9 và không có học sinh phải nghỉ lâu dài.

Vừa qua, khoảng cuối tháng 10 có đợt bùng phát dịch ở Bắc Giang, nhưng ngay cả đối với các học sinh lớp 1 cũng không khó khăn gì khi chuyển hình thức trực tiếp sang trực tuyến. Bởi trong cả quá trình các em học trực tiếp thì các em đã được nhà trường, thầy cô cho làm quen, chuẩn bị sẵn sàng phương án đó rồi nên thao tác được.

“Có thể hết thời gian cách ly của học sinh này thì có thể đến thời gian cách ly của học sinh khác. Do đó, hình thức tổ chức dạy học này được duy trì tiếp tục, không có điểm dừng khi chưa hết hẳn dịch”.

Theo ông Khoa, một số gia đình chưa yên tâm cho con đến trường thì có thể tham gia hình thức học này.

“Phụ huynh chưa thật sự yên tâm, còn nghi ngại thì các thầy cô sẵn sàng để cho các con ở nhà học trực tuyến. Nhà trường sẽ có sự hỗ trợ riêng cho các bạn này để hòa đồng, kịp với các bạn trên lớp và lớp học vẫn vận hành bình thường”, ông Khoa nói.

 

Ông Khoa cho hay, với mô hình này, các trường cũng không phải lo chuyện đầu tư quá nhiều. Bởi không phải mọi lớp đều dạy vừa trực tiếp vừa trực tuyến mà tất cả các học sinh của toàn khối vào diện không thể đến trường đều được vào học theo lịch của một lớp nào đó. Ví dụ, khi không thể đến trường vì dịch, học sinh lớp A,B,C được ghép cùng học theo thời khóa biểu của lớp D. Như vậy mỗi khối chỉ cần trang bị phương tiện cho một lớp cố định.

“Một phòng học trang bị cũng không quá tốn kém. Ti vi thông minh cơ bản được trang bị sẵn, nền tảng kỹ thuật công nghệ cũng vậy, như vậy chỉ thêm một camera từ khoảng 2-2,5 triệu đồng/khối lớp”.

Tuy nhiên, khó khăn nhất cũng ở khâu này. Để có thể học được toàn khối như thế thì nhà trường luôn phải rà soát về tiến độ của các lớp, phải đều nhau. Ví dụ có một sự chênh nào đó, thì giáo viên của lớp có học sinh phải học trực tuyến phải bổ sung ngay để các em có thể theo kịp thời khóa biểu.

“Như vậy giáo viên cũng phải chủ động nắm được tiến độ, chương trình học của toàn khối, của lớp sẽ tổ chức dạy học kết hợp song song. Hiệu trưởng cũng phải có trách nhiệm rà soát để đảm bảo lịch dạy kiến thức của khối đó là phải đều nhau. Đây là những yêu cầu, là bước mà nếu như không chú ý thì sẽ bị giảm chất lượng của loại hình dạy học này đi”.

Sở GD-ĐT Bắc Giang xác định đây là hình thức căn cơ để giải quyết bài toán các học sinh không bị đứt đoạn việc học, đều được đảm bảo tiến độ chương trình. 

“Tôi cho rằng với hình thức này, nếu có sự tập trung chỉ đạo thì chất lượng của việc dạy học cũng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí không kém cạnh so với học trực tiếp”, ông Khoa nói.

Thanh Hùng

Thích ứng để dạy học trong điều kiện dịch Covid-19, thầy Bùi Thái Nam [giáo viên Trường THPT Tân Yên số 1, Bắc Giang] đã linh hoạt với lớp học dành cho cả những học sinh đến trường và học sinh đang ở vùng giãn cách.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga, ĐBQH Quảng Bình- Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Quốc hội cho rằng, việc dạy, học trực tuyến sẽ là một cấu phần quan trọng trong hoạt động của ngành giáo dục, vì thế cần có giải pháp mang tính chiến lược. 

Mới đây, GS Phan Văn Tuộc, GS Toán của Trường ĐH Tennessee [Mỹ] đã có những chia sẻ với VietNamNet về việc học trực tuyến tại Mỹ.

Tôi đã từng ghét việc dạy và học trực tuyến. Tôi đã từng ước rằng tất cả chúng ta sẽ trở lại với nền giáo dục “bình thường” sau Covid.

Video liên quan

Chủ Đề