Mở trang trại nuôi gà cần bao nhiêu vốn năm 2024

Chăn nuôi gà thả vườn ở nước ta rất phổ biến từ những vùng nông thôn điều kiện chăn nuôi chưa phát triển tới những vùng chăn nuôi tập trung nơi nào chúng ta cũng có thể bắt gặp những trang trại chăn nuôi loại gà này.

Tiếp tục chuỗi bài viết về hạch toán kinh tế, để bạn đọc có thêm cái nhìn tổng quan hơn về chăn nuôi. Chăn nuôi gà thịt thả vườn theo hướng công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, có một số vùng chăn nuôi gà thả vườn đang là giải pháp thoát nghèo và làm giàu.

Trong bài viết này chúng tôi chỉ hạch toán chi phí chăn nuôi bình thường mà chưa tính đền hao phí chuồng trại và rủi ro dịch bệnh gây ra.

Gà lai mía đang được nuôi tại Bắc Giang

Chi phí sản xuất gồm có: con giống, thức ăn, thuốc thú y, nhân công và các chi phí khác [tiền điện, nước và các chi phí khác]

Con giống

Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất con giống với giá cả rất đa dạng tùy theo chất lượng con giống cũng như lựa chọn giống phù hợp với tình hình chăn nuôi của trại.

Với gà ta lai mía tại thị trường Bắc Giang có giá khoảng 13.000đ/con, tiền con giống cho 1000 gà là 13.000.000đ.

Hiện nay chăn nuôi gà thả vườn sử dụng 100% thức ăn hỗn hợp được chia như sau: - Giai đoạn úm [1 – 15 ngày ]: 10 bao 25kg. - Giai đoạn 1 [15 – 40 ngày ] 30 bao 25kg. - Giai đoạn 2 [40 – 80 ngày ]: 120 bao 25kg. - Giai đoạn vỗ béo [80 – xuất bán [ thường là 100 ngày]] 60 bao 25kg.

Tổng số thức ăn sử dụng cho cả giai đoạn là 220 bao 25kg = 5.500kg thức an hỗn hợp.

Giá thức ăn hỗn hợp bình quân khoảng 11.500đ/kg.

→ chi phí thức ăn cho 1000 gà thả vườn là 11.500 x 5.500 = 63.250.000đ.

Chi phí điện nước

Với mô hình chăn nuôi gà thả vườn như hiện nay, chi phí điện, nước và các chi phí phát sinh khác thường khó có thể tính được chi tiết do chủ yếu trại tận dụng thời gian chăn nuôi, nên được cộng chung vào chi phí này.

Thường một trại có quy mô 1000 gà thịt thả vườn có chi phí điện, nước và các chi phí khác khoảng: 3.000.000đ.

Chi phí thuốc thú y.

Chi phí vaccine:

- 2 lần vaccine newcastle: 400đ/con - 2 lần vaccine Gumboro: 400đ/con - 1 lần tiêm vaccine newcastle: 300đ/con [có thể làm hoặc không tuỳ từng trại].

Tổng chi phí vaccine: 1.100đcon. Với 1000 gà chi phí vaccine là 1.100.000đ.

Chi phí thuốc thú y

Chi phí này thường rất khó hạch toán do mỗi trại có tình hình dịch tễ khác nhau nên sử dụng thuốc khác nhau. Các chủ trại lựa chọn loại thuốc khác nhau [thuốc nội hoặc thuốc ngoại] nên chi phí này cũng khác nhau ở mỗi trại.

Với trại có quy mô 1000 gà thịt thả vườn chi phí thuốc thú y trung bình khoảng: 3.000.000đ.

Tổng chi phí thước thú y và vaccine cho 1000 gà là 4.100.000đ.

Chi phí nhân công

Do các trại chăn nuôi gà thả vườn thường là hộ gia đình nên việc hạch toán là rất khó, trên thực tế có trại quy mô 3.000 - 5.000 vẫn 1 người chăn chính và gia đình phụ giúp, có trại 10.000 gà cũng chỉ có như vậy. Vì thế chí phí này chúng tôi không đưa ra con số cụ thể. Tiền lãi người nuôi nhận được chính là tiền lãi trong quá trình chăn nuôi

Như vậy tổng chi phí là: 13.000.000 + 63.250.000 + 3.000.000 + 4.100.000 = 83.350.000đ.

Tiền bán gà

Với các giống gà hiện nay khi nuôi tới 100 ngày và sử dụng 100% thức ăn công nghiệp có khối lượng xuất bán khoảng 1,8kg/con. Tỷ lệ hao hụt đầu con thường là 7%.

Giá thị trường hiện nay là: 65.000đ/kg. → Tổng thu là [1,8 x 1000 x 93%] x 65.000 = 108.810.000đ

Tiền thu về sau quá trình chăn nuôi 1000 gà thịt thả vườn trong 100 ngày là: 108.810.000 – 83.350.000 = 25.460.000đ hạch toán trên chưa bao gồm hao phí chuồng trại và nhân công.

Trên đây là hạch toán chăn nuôi gà thịt thả vườn nuôi 100 ngày với giống gà ta lai mía. Các thông số trên được tham khảo thực tế tại các trại chăn nuôi khu vực Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tây [cũ] và Vĩnh Phúc. Tuy nhiên tùy từng khu vực cũng như quy mô và cách quản lý từng trại mà có những sai số nhất định do đó các trại có thể tùy từng thời điểm mà có sự điều chỉnh những con số ở trên sao cho phù hợp với trang trại nhà mình.

Hiện gia đình chị Hoan đang nuôi hơn 2.000 gà sinh sản. Giống gà chị Hoan nuôi là giống gà ta. Trứng gà đẻ ra đến đâu, chị Hoan không ăn hay bán mà gom lại bỏ vào máy ấp trứng để sản xuất con giống.

Nhờ nuôi gà, mỗi tháng gia đình chị Hoan thu lãi hơn 4 triệu đồng, tính ra được hơn 1 chỉ vàng.

Chúng tôi đến khi chị Hoan đang chăm sóc đàn gà. Vừa làm, chị Hoan phấn khởi nói: “Cứ 3 ngày tôi gom được 1 khay đầy trứng cho vào máy ấp. Mỗi tháng tôi xuất bán 500 con gà giống với giá 10.000 đồng/con, thu về 5 triệu đồng. Đồng thời mỗi tháng tôi thu về thêm 2 triệu đồng nhờ bán thịt gà ta thương phẩm. Nhờ nuôi gà mỗi tháng tôi thu lãi 4 triệu đồng, tính ra được hơn 1 chỉ vàng. Quả đúng là “gà đẻ trứng vàng”.

Trứng gà đẻ ra đến đâu, chị Hoan không ăn hay bán mà gom lại bỏ vào máy ấp trứng để sản xuất con giống.

Nhiều năm trước, gia đình chị Hoan thuộc diện hộ nghèo nhất, nhì ở thôn. Chị Hoan bảo, nhà nghèo, đông con, đất đai canh tác không có nhiều, cuộc sống cả gia đình chỉ trông chờ vào vài sào lúa. Những lúc nông nhàn, anh Tỵ đi làm thuê, còn chị vào rừng đào măng, kiếm củi. Vất vả trăm bề nhưng thu nhập chẳng đáng là bao.

Đối với khu để gà đẻ trứng, anh Tỵ dùng tre, luồng đóng chuồng gà, chuồng cao 2m, chia làm 3 tầng. Mỗi tầng anh Tỵ lại chia làm 95 ngăn. Theo anh Tỵ, tính hết chi phí mua tre, luồng, bạt làm chuồng cho đàn gà 2.000 con chưa đến 10 triệu đồng.

Năm 2013, anh chị gom góp vốn mua được cái máy xay xát. Làm máy xay xát, thấy dư nhiều cám, trấu anh chị tiếc của bèn đầu tư chăn nuôi thêm con gà, con lợn. Lúc đầu, chị Hoan chỉ mua 50 con gà giống, đôi lợn nái về nuôi. Nhờ mát tay, chăm chỉ đàn gà, đàn lợn lớn nhanh như thổi. Lời lãi lứa này, chị lại để đầu tư mở rộng quy mô nuôi lứa sau.

Mỗi ngăn được đóng với kích thức 50 x 50 x 50 cm để gà đẻ.

Thấy nuôi gà cho hiệu quả cao hơn nên gia đình Hoan dồn vốn đầu tư tập trung nuôi gà. Đàn gà từ 50 con nhân đàn lên 500 con rồi đến bây giờ là 2.000 con gà sinh sản [trong đó có hơn 1.000 gà mái đang đẻ trứng]. Mở rộng quy mô đầu tư nuôi đàn gà đồng nghĩa với phải đầu tư xây thêm chuồng trại. Khoản này, vợ chồng chị suy nghĩ “nát óc”, bởi có bao nhiêu vốn đều đầu tư mua giống, mua ngô, thóc cho đàn gà hết cả.

Năm 2016, được vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội, gia đình chị Hoan đã đầu tư máy ấp trứng.

Tuy nhiên “cái khó ló cái khôn”, tận dụng lợi thế miền núi sẵn tre, nứa, luồng, anh chị thiết kế chuồng theo cách siêu tiết kiệm. Theo đó, đối với khu để gà đẻ trứng, anh Tỵ dùng tre, luồng đóng chuồng gà. Mỗi khu chuồng gà đẻ cao 2m, chia làm 3 tầng, mỗi tầng có 95 ngăn được đóng với kích thức 50 x 50 x 50 cm để gà đẻ. Sau đó, anh Tỵ lấy bạt quây chuồng lại.

Mỗi tháng chị Hoan xuất bán 500 gà giống, với giá 10.000 đồng/con.

Còn đối với gà trống, gà hậu bị thì chuồng trại làm vô cùng đơn giản. Do nuôi gà thả vườn, anh Tỵ chỉ cần đóng mấy cây luồng làm chỗ để tối về gà trú chân ngủ là xong.

Để gà có tỷ lệ nở cao, chị Hoan nuôi ghép 1 gà trống với 10 gà mái và tiêm phòng vaccine đầy đủ.

“Tính hết chi phí mua tre, luồng, bạt làm chuồng cho đàn gà 2.000 con chưa đến 10 triệu đồng. Công làm chuồng thì vợ chồng tôi túc tắc làm dần nên không phải thuê mướn. May là, thời tiết miền núi mát mẻ, xung quanh chuồng gà lại nhiều cây cối, nên mùa hè nắng nóng, chuồng trại tuy đơn sơ nhưng đàn gà vẫn sinh trưởng, phát triển tốt”, anh Tỵ thổ lộ.

Chủ Đề