Mỗi ngày uống bao nhiêu lít nước năm 2024

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước là vấn đề cần được quan tâm để có một cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, mặc dù việc bổ sung nước cho cơ thể là hoạt động rất cần thiết nhưng thói quen uống đủ nước mỗi ngày là điều không phải ai cũng làm được và làm đúng.

Thông thường chúng ta chỉ uống nước khi cảm thấy khát hoặc khi tiết trời nóng bứt. Tuy nhiên, sự thật là bạn luôn phải uống đủ nước dù cho nhiệt độ môi trường bên ngoài như thế nào. Vậy mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước? Những yếu tố nào giúp bạn quyết định lượng nước cần bổ sung hàng ngày? Hãy khám phá ngay những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết sau để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

10 lợi ích của việc bổ sung đủ nước cho cơ thể

Nước có tác dụng giữ cho mọi cơ quan bên trong cơ thể hoạt động bình thường. Theo một báo cáo của Harvard Medical School việc bổ sung đủ nước mỗi ngày sẽ giúp bạn nhận được những lợi ích như:

  • Điều hòa thân nhiệt
  • Duy trì cân bằng các chất điện giải cho cơ thể
  • Cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho tế bào
  • Giúp bàng quang thải vi khuẩn ra ngoài thông qua nước tiểu
  • Ngăn ngừa táo bón
  • Bổ sung đủ nước có thể được xem như cách làm sạch ruột tại nhà để bảo vệ hệ tiêu hóa
  • Ổn định nhịp tim
  • Đảm bảo chỉ số huyết áp bình thường
  • Hỗ trợ duy trì lượng chất nhờn cho khớp xương
  • Bảo vệ các mô và cơ quan.

Việc quan tâm đến vấn đề mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước sẽ giúp bạn bổ sung đủ lượng nước cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh toàn diện. Nếu không uống đủ nước, cơ thể bạn sẽ có một số dấu hiệu mất nước như suy nhược, đãng trí, tụt huyết áp, chóng mặt hoặc nước tiểu sẫm màu.

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước?

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Thông thường, hầu hết những người khỏe mạnh đều cần bổ sung khoảng 6 đến 8 cốc nước [tương đương khoảng 1.5 – 2 lít] mỗi ngày. Đối với nam giới hoặc người hoạt động thể chất thường xuyên thì con số có thể cao hơn, đối tượng này thường cần bổ sung khoảng 2.7 – 3.7 lít nước mỗi ngày.

Ngoài ra, với những người mắc một số bệnh lý như bệnh tuyến giáp, các vấn đề liên quan đến thận, gan hoặc tim sẽ khiến cơ thể hấp thụ nhiều nước hơn. Bên cạnh đó, trong trường hợp bạn đang dùng thuốc như thuốc chống viêm không steroid [NSAID], thuốc giảm đau opioids hay một số loại thuốc chống trầm cảm thì cũng sẽ khiến cơ thể giữ nhiều nước.

Do đó, vấn đề cần quan tâm là với những người thuộc nhóm đối tượng này thì mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước sẽ phù hợp? Theo các chuyên gia thì không có một tiêu chuẩn cụ thể nào về việc nên bổ sung bao nhiêu nước mỗi ngày. Thay vào đó, việc uống nước nên được cá nhân hóa tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Nếu không biết chắc chắn, bạn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn chính xác về việc mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước nhé.

Bí quyết để tránh mất nước

Nhiều ý kiến cho rằng việc tiêu thụ nước ngọt, cà phê và đồ uống có cồn sẽ khiến bạn mất nước do phải tiểu tiện nhiều. Thực tế, dù bạn chỉ tiêu thụ rất ít các thức uống kể trên nhưng trong cả một ngày, lượng nước từ những đồ uống này vẫn đóng góp vào tổng lượng chất lỏng mà cơ thể tiêu thụ.

Đương nhiên sẽ có rất nhiều lý do giải thích tại sao nước lọc vẫn là lựa chọn tốt hơn. Chẳng hạn như đồ uống có đường có thể gây tăng cân, viêm nhiễm hoặc tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tiểu đường. Còn những đồ uống như cà phê hoặc rượu đều không tốt cho sức khỏe của bạn về lâu dài và nên hạn chế hấp thu.

Vì vậy, có thể nói cách tốt nhất giúp bạn tránh mất nước là nên uống nước lọc thường xuyên trong suốt cả ngày. Mẹo đơn giản là bạn có thể nhớ đến việc uống nước nếu đi kèm với các bữa ăn chính, uống nước khi tập thể dục, mua bình/chai hoặc cốc đựng nước theo sở thích để chú ý hơn đến việc uống nước…

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên lựa chọn ăn những món giàu nước như canh, súp, salad… hoặc trái cây mọng nước như bưởi, dưa hấu, dâu tây, cam… để giữ cho cơ thể luôn đủ nước và khỏe mạnh.

Đối với vấn đề mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước, bạn có thể không cần áp dụng dựa trên một tiêu chuẩn cụ thể nào mà nên dựa trên tình trạng sức khỏe và nhu cầu cá nhân. Đồng thời, hãy chú ý đến các triệu chứng báo hiệu tình trạng mất nước để bổ sung đủ nước khi cần nhé.

Nhiều thông tin cho rằng mỗi người cần uống 8-12 cốc nước mỗi ngày để cơ thể đủ nước và tránh bị khát. Một số người đã thực hiện đúng quy tắc này nhưng phải đến chuyên khoa bệnh tiết niệu do tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu rắt... Thực tế, quy tắc 8-12 không áp dụng cho tất cả mọi người.

Hơn một nửa [60%] trọng lượng cơ thể của chúng ta là nước. 2/3 trong số đó nằm trong tế bào và 1/3 nằm trong máu và các mô giữa tế bào. Cơ thể cần giữ nước ở trạng thái cân bằng với lượng nước nạp vào bằng lượng nước mất đi. Hầu hết mọi người cần tổng cộng 2 lít nước mỗi ngày, dù còn tùy thuộc vào cân nặng, nhiệt độ môi trường xung quanh và mức độ hoạt động thể chất. Nước có thể mất đi thông qua nước tiểu, phân, mồ hôi và hơi thở.

Mức tiêu chuẩn 2 lít nước mỗi ngày bao gồm lượng nước đến từ đồ uống lẫn thực phẩm. Nhiều loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, là nguồn cung cấp nước đáng kể. Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn càng nhiều trái cây và rau thì lượng nước càng cao. Hầu hết các loại trái cây chứa hơn 80% nước. Ví dụ dưa, các loại trái cây họ cam quýt, đào, dâu tây và quả mâm xôi chứa khoảng 90% nước. Các loại rau cũng chứa hơn 85% nước. Trong đó, xà lách, cà chua, dưa chuột, cần tây, củ cải và bí xanh có khoảng 95% nước.

Các đồ uống có chứa caffein như cà phê, trà, nước tăng lực, các loại nước ngọt, bia, rượu đều có tác dụng lợi tiểu, khiến người uống đi tiểu nhiều hơn so với lượng tiêu thụ. Vì vậy, nếu dùng những đồ uống này cần bổ sung nước để duy trì trạng thái cân bằng.

Công thức mà các bác sĩ sử dụng để xác định nhu cầu chất lỏng hàng ngày của con người là 1,5 lít cho 20 kg cân nặng đầu tiên và thêm 0,2 lít cho mỗi 10 kg tiếp theo.

Ví dụ, nhu cầu chất lỏng hàng ngày của một phụ nữ 56,6 kg là 2,2 lít; một người đàn ông gần 75 là 2,57 lít nước. Điều quan trọng cần nhớ là lượng nước này bao gồm cả từ đồ uống và thực phẩm. Nếu một người có chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả thì nhu cầu uống nước và đồ uống khác sẽ ít hơn.

Các yếu tố quan trọng khác liên quan đến nhu cầu nước là nhiệt độ môi trường xung quanh và mức độ hoạt động. Nếu bạn đọc sách hoặc ít vận động khác trong một căn phòng mát mẻ, nhu cầu về nước của ít hơn đáng kể so với người tập thể dục dưới nhiệt độ 32 độ C.

Cơ thể sẽ cho bạn biết khi nào đói, ốm, mệt và khát. Chú ý cơn khát là một trong những cách tốt nhất để duy trì tình trạng nước tốt cho cơ thể. Một phương pháp hiệu quả khác là nhìn màu sắc nước tiểu. Tùy thuộc vào tình trạng nước trong cơ thể, màu nước tiểu có thể thay đổi từ vàng đậm đến trong. Nếu nước tiểu có màu vàng sẫm, bạn cần phải uống nhiều hơn vì đó có thể là dấu hiệu của cơ thể thiếu nước.

Cung cấp đủ nước giúp tránh mất nước, nước tiểu loãng góp phần ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng tiết niệu, ruột đào thải đều đặn, duy trì làn da ẩm và mềm mại... Ngoài ra, cảm giác khát có thể bị nhầm lẫn với đói và một số người tìm đến đồ ăn dù họ cần cung cấp nước.

Uống đủ nước có thể khiến bạn đi tiểu nhiều, không tốt cho người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt. Đây là một hội chứng bao gồm 4 nhóm triệu chứng: tiểu gấp, tiểu lắc nhắt, tiểu đêm và có thể kèm theo són tiểu.

Chủ Đề