Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12 có bao nhiêu loại thể ba nhiễm có thể được hình thành

[Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề]

I. Lý thuyết [7 điểm]. Thí sinh được chọn một trong hai đề.

Đề thứ nhất

Câu 1 [3 điểm]

a. Nêu cơ chế phát sinh thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể đa nhiễm.

b. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài sinh vật 2n = 24. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán ở:

- Thể một nhiễm.

- Thể ba nhiễm.

- Thể khuyết nhiễm.

Câu 2 [2 điểm]

Kỹ thuật di truyền là gì ? Trình bày các khâu của kỹ thuật cấy gen. Nêu một số ứng dụng của kỹ thuật di truyền.

Câu 3 [2 điểm]

Nêu khái niệm "loài" ở sinh vật giao phối. Trình bày phương thức hình thành loài bằng con đường địa lý.

Đề thứ hai

Câu 1 [3 điểm]

a. Nêu cơ chế phát sinh và hậu quả của đột biến gen.

b. Vì sao đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa ?

Câu 2 [2 điểm]

Trình bày phương pháp lai tế bào. Nêu ứng dụng và triển vọng của phương pháp lai tế bào.

Câu 3 [2 điểm]

Nêu quan niệm hiện đại về sự hình thành loài mới. Trình bày phương thức hình thành loài bằng con đường sinh thái.

II. Bài Tập Bắt Buộc [3 điểm]

Một quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen như sau:

0,3 AA + 0,2 Aa + 0,5 aa = 1

a. Tính tần số tương đối của alen A và a trong quần thể đó.

b. Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ tiếp theo khi xảy ra giao phối ngẫu nhiên và tự do.

c. Cho biết alen A quy định tính trạng hoa màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng hoa màu trắng. Hãy tìm tỷ lệ kiểu hình của quần thể ban đầu.

Gợi ý bài giải môn Sinh

Đề 1:

Câu 1: [3 điểm]

1a. Cơ chế phát sinh:

* Trong quá trình phát sinh giao tử:

Do tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh hoặc trong tế bào 1 cặp NST nào đó không phân ly ở kỳ sau, tạo ra 2 loại giao tử bất thường: loại giao tử khuyết nhiễm [n-1] và loại giao tử thừa nhiễm [n+1].

* Trong quá trình thụ tinh:

- Loại giao tử khuyết nhiễm [n-1] khi thụ tinh với giao tử bình thường [n] sẽ tạo nên hợp tử một nhiễm [2n-1] ® thể một nhiễm.

- Loại giao tử thừa nhiễm [n+1] khi thụ tinh với giao tử bình thường [n] sẽ tạo nên hợp tử ba nhiễm [2n+1] ® thể ba nhiễm.

- Loại giao tử thừa nhiễm [n+1] khi thụ tinh với giao tử thừa nhiễm [n+1] sẽ tạo nên hợp tử bốn nhiễm ® thể đa nhiễm [2n+k] với k=2. Thể dị bội này có thể tạo giao tử thừa nhiễm và khi thụ tinh cũng với giao tử thừa nhiễm sẽ tạo ra hợp tử đa nhiễm có k>2

1b. Số nhiễm sắc thể:

2n=24 suy ra n=12

- Thể một nhiễm 2n-1=2[12]-1=23.

- Thể ba nhiễm 2n+1= 2[12]+1=25.

- Thể khuyết nhiễm 2n-2=2[12]-2=22

Câu 2: [2 điểm]

2a. Kỹ thuật di truyền

- Kỹ thuật thao tác trên vật liệu di truyền.

- Dựa vào hiểu biết cấu trúc hóa học của các axit nucleic và di truyền vi sinh.

2b. Các khâu cấy gen: [xem chi tiết ở trang 29 SGK 12]

- Khâu 1: Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi vi khuẩn.

- Khâu 2: Cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo nên ADN tái tổ hợp.

- Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện.

Thao tác cắt tách đoạn ADN nhờ enzim cắt [restrictaza], ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit nhờ enzim nối [ligaza].

2c. Ứng dụng: [xem trang 30 và 31 SGK 12]

Câu 3: [2 điểm]

3a. Khái niệm loài: [xem trang 102 SGK 12]

3b. Phương thức hình thành loài bằng con đường địa lý: [xem chi tiết trang 103 và 104 SGK 12]

- Loài mở rộng khu phân bố, có điều kiện địa chất, khí hậu khác nhau hoặc do khu phân bố của loài bị chia nhỏ bởi các vật

chướng ngại địa lý ® các quần thể trong loài bị cách ly nhau.

- Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành nòi địa lý rồi tới các loài mới. [ví dụ trường hợp loài chim sẻ ngô].

Đề 2:

Câu 1: [3 điểm]

1a. Cơ chế phát sinh và hậu quả của đột biến gen [Xem trang 4 và trang 5,6 SGK 12]:

1b. Nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa:

- Đột biến gen phần lớn có hại, nhưng đa số lặn, tiềm ẩn ở trạng thái dị hợp. Qua giao phối gặp tổ hợp gen thích hợp hoặc khi gặp hoàn cảnh thuận lợi, đột biến biểu hiện ra kiểu hình và có thể có lợi.

- Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu vì so với đột biến NST thì chúng phổ biến hơn, lại ít ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.

Câu 2: [2 điểm]

2a. Trình bày phương pháp: [xem chi tiết trang 41 - SGK 12]

- Nuôi cấy 2 dòng tế bào xoma khác loài. Dùng enzim làm tan màng tế bào tạo thành các tế bào trần.

- Sự dung hợp 2 tế bào trần khác loài tạo ra tế bào lai chứa bộ NST của 2 tế bào gốc. Dùng virut Xenđê đã làm bị giảm hoạt tính để làm kết dính 2 tế bào [hoặc keo hữu cơ poliêtilen glycol, gần đây thì dùng các xung điện cao áp].

- Dùng các môi trường chọn lọc, tạo những dòng tế bào lai + hoocmôn thích hợp, tế bào lai phát triển thành cây lai.

2b. Ứng dụng và triển vọng;

- Đã tạo được những cây lai giữa hai loài thuốc lá, giữa khoai tây và cà chua.

- Tạo ra cơ thể có nguồn gen rất khác xa nhau mà bằng lai hữu tính không thể thực hiện được.

- Có thể tạo ra cơ thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau, thậm chí giữa thực vật với động vật.

Câu 3: [2 điểm]

3a. Quan niệm hiện đại:

- Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới và cách ly sinh sản với quần thể gốc.

- Loài mới không xuất hiện với một đột biến mà thường có sự tích lũy một tổ hợp nhiều đột biến... [xem chi tiết trang 106 SGK 12]

3b. Phương thức hình thành loài bằng con đường sinh thái [xem trang 105 SGK 12]

Bài Toán Bắt Buộc [3 điểm]

a. Tần số tương đối mỗi alen:

pA= 0,3+0,2/2=0,4

qa = 0,5+0,2/2=0,6 [hoặc 1 - 0,4=0,6]

b. Thành phần kiểu gen ở QT thế hệ tiếp theo:

- Xảy ra giao phối ngẫu nhiên và tự do nên ở thế hệ tiếp theo, QT đạt cân bằng di truyền.

- Thành phần kiểu gen nghiệm đúng công thức Hacđi-Vanbec [p+q]2 = p2AA + 2PQAa + q2aa = 1

® [0,4]2AA+ 2[0,4][0,6]Aa+[0.6]2aa = 1

0,16AA+ 0,48Aa + 0,36aa = 1

[có thể dùng khung tổ hợp để thể hiện giao phối tự do và ngẩu nhiên qua thế hệ tiếp theo rồi tính tỷ lệ kiểu gen]

c. Tỷ lệ kiểu hình của QT ban đầu:

- A trội hoàn toàn so với a ® Kiểu gen AA và Aa cùng kiểu hình của gen trội A là hoa đỏ.

Kiểu gen aa không bị gen trội lấn át nên cho kiểu hình tính trạng lặn hoa trắng.

- Vậy tỷ lệ kiểu hình của QT ban đầu là: 0,5 hoa màu đỏ: 0,5 hoa màu trắng.

Phan Kỳ Nam
[GV Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh]

Theo Thanh niên

Thể nào sau đây không phải là thể lệch bội?

Đột biến lệch bội xảy ra do

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng? 

Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây?

Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:

Đề bài:

     A. 7.                                   B. 14.                                 C. 35.                                 D. 21.

A

Lệch bội [cũng gọi: dị bội] là thuật ngữ di truyền học dùng để chỉ cơ thể, mô hoặc tế bào có số lượng nhiễm sắc thể khác với đơn bội.[1][2][3][4]

  • Nếu cơ thể có bộ nhiễm sắc thể là dị bội, thì gọi là thể dị bội.
  • Nếu mô có các tế bào dị bội, thì gọi là mô dị bội.
  • Nếu tế bào có bộ nhiễm sắc thể dị bội, thì gọi là tế bào dị bội.
Thể lệch bộiBộ nhiễm sắc thể của người mắc hội chứng Down có ba nhiễm sắc thể 21 [bình thường chỉ có hai chiếc].KhoaDi truyền học
 Phủ nhận y khoa 
  • Thể một nhiễm [thể một]: Là tại một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chỉ có 1 NST. Ví dụ, ở loài ong mật có 2n = 32. Trong tế bào xoma có 16 cặp NST tương đồng. Cá thể có một trong số 16 cặp đó mà tại đó chỉ có 1 NST [2n-1 = 31] là thể 1 nhiễm.

Đột biến thể 1 nhiễm ở người: biểu hiện hội chứng Turner [chỉ có 1 NST X]

  • Thể ba nhiễm [thể ba]: Là tại một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có tới 3 nhiễm sắc thể. Ví dụ có tới vài chục dạng đột biến 3 nhiễm ở loài cà độc dược [2n = 24] thành [2n+1] = 25.

Đột biến thể ba nhiễm ở người: biểu hiện hội chứng Down [3 NST 21], hội chứng Klinefelter [XXY], hội chứng 3X.

  • Thể khuyết nhiễm: Tại 1 cặp NST nào đó mất hẳn cả hai NST. Ví dụ ruồi giấm bị đột biến dạng này có 2n =6.
  • Thể đa nhiễm: Tại 1 cặp NST tương đồng nào đó có nhiều hơn 3 NST.Thường hay gặp thể 4 nhiễm. Ví dụ ở loài người có dạng đột biến cặp NST giới tính XXXY.

Nguyên nhân có thể là tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, rối loạn sinh lý sinh hóa nội bào làm cản trở sự phân li của một hay một số cặp NST là nguyên nhân hình thành lệch bội. Sự rối loạn phân li NST có thể xảy ra trong nguyên phân hoặc giảm phân. Trong thực tế ít dùng dạng đột biến này vì chúng hay gây chết và nhìn chung có hại. Xảy ra cả ở thực vật và động vật

Các dạng đột biến này được hình thành do trong quá trình phân bào giảm nhiễm, thoi phân bào không hình thành tại một hay một số cặp NST dẫn đến hình thành các loại giao tử thừa thiếu một NST.Trong quá trình thụ tinh sẽ phát sinh lệch bội.

[n] + [n-1] = [2n -1] thể 1 nhiễm

[n] + [n+1] = [2n +1] thể 3 nhiễm

[n-1] + [n-1] = [2n -2] thể khuyết nhiễm [thể không] hoặc [2n-1-1] thể một kép

[n+1] + [n+1] = [2n+2] thể đa nhiễm [thể bốn] hoặc [2n+1+1] thể ba kép.

Đóng vai trò nguyên liệu trong quá trình tiến hóa. Đối với chọn giống, đa số chúng có hại vì vậy người ta ít sử dụng đột biến lệch bội nhân tạo.

Gây biến đổi kiểu hình, kích thước, màu sắc ở thực vật hoặc gây bệnh ở người.

  1. ^ Phạm Thành Hổ: "Di truyền học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.
  2. ^ Đỗ Lê Thăng: "Di truyền học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.
  3. ^ Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.
  4. ^ “An Introduction to Genetic Analysis. 7th edition”.

  • Aneuploidy Testing Lưu trữ 2006-09-08 tại Wayback Machine
  • Aneuploidy FAQ Lưu trữ 2006-12-29 tại Wayback Machine
  • Genetics of Aneuploids

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thể_lệch_bội&oldid=68410741”

Video liên quan

Chủ Đề