Một số bài tập điển hình về cacbon có lời giài

Câu 3: Để chứng minh sự có mặt của khí CO và CO2trong hỗn hợp, người ta dẫn hỗn hợp khí qua [1] thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó dẫn khí còn lại qua [2] thấy có chất rắn màu đỏ xuất hiện. Hoá chất đem sử dụng ở [1], [2] lần lượt là:

Câu 1: Cacbon tạo thành một số dạng thù hình là:

A. Kim cương

B. Than chì

C. Fuleren

D. Cả A, B, C và cacbon vô định hình

Hướng dẫn giải chi tiết:

Cacbon tạo thành một số dạng thù hình là: Kim cương, than chì, fuleren và cacbon vô địch hình.

Đáp án D

Câu 2: Cacbon có thể tạo với oxi hai oxit là:

A. CO, CO3

B. CO2, CO3

C. CO, CO2

D. CO2, C2O4

Hướng dẫn giải chi tiết:

Cacbon có thể tạo với oxi 2 oxit là CO, CO2

C + O2 \[\xrightarrow{{{t^o}}}\]CO2

C + CO2 \[\xrightarrow{{{t^o}}}\]2CO

Đáp án C

Câu 3: Để chứng minh sự có mặt của khí CO và CO2trong hỗn hợp, người ta dẫn hỗn hợp khí qua [1] thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó dẫn khí còn lại qua [2] thấy có chất rắn màu đỏ xuất hiện. Hoá chất đem sử dụng ở [1], [2] lần lượt là:

A. Nước vôi trong; đồng [II] oxit nung nóng.

B. Kali hiđroxit, nhôm oxit

C. Natri hiđroxit, đồng [II] oxit nung nóng.

D. Nước vôi trong; nhôm oxit

Hướng dẫn giải chi tiết:

Dẫn hỗn hợp khí qua [1] thấy xuất hiện kết tủa trắng => [1] là dung dịch nước vôi trong Ca[OH]2

=> khí CO2 bị hấp thụ, còn lại khí CO thoát ra khỏi bình

PTHH: CO2 + Ca[OH]2 CaCO3 + H2O

Dẫn CO qua [2] thấy chất rắn màu đỏ xuất hiện => chất rắn đó là Cu

=> [2] là CuO

PTHH: CO + CuO \[\xrightarrow{{{t^o}}}\]Cu + CO2

Đáp án A

Câu 4: Trong luyện kim, người ta sử dụng cacbon và hoá chất nào để điều chế kim loại ?

A. Một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO, ...

B. Một số bazơ như NaOH, Ca[OH]2, Cu[OH]2, ...

C. Một số axit như HNO3; H2SO4; H3PO4, ....

D. Một số muối như NaCl, CaCl2, CuCl2,...

Hướng dẫn giải chi tiết:

Trong luyện kim, người ta sử dụng cacbon và oxit của kim loại để điều chế kim loại

Đáp án A

Câu 5: Đốt cháy m gam C cần V lít O2[đktc] thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X gồm CO, CO2có tỉ lệ về số mol là 3:4. Giá trị m, V lần lượt là

Hướng dẫn giải chi tiết:

\[{n_{CO}} + {n_{C{O_2}}} = 0,7\] mol [1]

\[{n_{CO}} + {n_{C{O_2}}} = 3:4\] [2]

Từ [1] và [2] ⟹ nCO= 0,3 mol; \[{n_{C{O_2}}} = 0,4\] mol.

\[2C + {O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2CO\]

\[C + {O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}C{O_2}\]

⟹ nC= 0,3 + 0,4 = 0,7 mol.

⟹ m = mC= 0,7.12 = 8,4 gam.

⟹ \[{n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,3}}{2} + 0,4 = 0,55\] mol.

⟹ V = 0,55.22,4 = 12,32 lít.

Đáp án C

Câu 6: Nung 18g FeO với C dư. Toàn bộ lượng CO2sinh ra được dẫn vào bình đựng 100ml dung dịch NaOH nồng độ a M, sau phản ứng thu được dung dịch A. Dung dịch A có khả năng tác dụng tối đa 100ml dung dịch KOH 1M.

a]Viết phương trình hóa học xảy ra

b]Giá trị của a là bao nhiêu?

c] Xác định thành phần % các muối thu được sau phản ứng

Hướng dẫn giải chi tiết:

a] Các PTHH xảy ra:

2FeO + C \[\xrightarrow{{{t^0}}}\] 2Fe + CO2[1]

CO2+ NaOH NaHCO3 [2]

CO2+ 2NaOH Na2CO3+ H2O [3]

2NaHCO3+ 2KOH Na2CO3+ K2CO3+ 2H2O [4]

b]\[{n_{FeO}} = \frac{{18}}{{72}} = 0,25\,[mol]\,\,;\,\,{n_{KOH}} = 0,1.1 = 0,1\,[mol]\]

nCO2= ½ nFeO= 0,25/2 = 0,125 [mol]

Toàn bộ CO2hấp thụ vào NaOH thu được dd A . Dd A phản ứng được với KOH nên trong dung dich A chắc chắn phải có NaHCO3

Vậy khi CO2phản ứng với dd NaOH có thể xảy ra các trường hợp sau:

TH1: Chỉ xảy ra phản ứng tạo muối NaHCO3.

NaOH phản ứng hết, CO2hết hoặc dư, mọi tính toán theo NaHCO3

CO2+ NaOH NaHCO3 [2]

0,1 0,1 0,1 [mol]

nCO2[2]= nNaHCO3= 0,1 [mol] < 0,125 mol => CO2dư => không phù hợp với bài toán là hấp thụ hết CO2=> loại

TH2: Xảy ra phản ứng tạo muối Na2CO3và NaHCO3. Cả CO2và NaOH đều phản ứng hết

CO2+ NaOH NaHCO3[2]

0,1 0,1 0,1

CO2+ 2NaOH Na2CO3+ H2O [3]

[0,125-0,1] 0,05 0,025 [mol]

nNaOH= 0,1 + 0,05= 0,15 [mol]

=> CMNaOH = nNaOH: VNaOH= 0,15 : 0,1 = 1,5 [M]

c]

Sau phản ứng dd A với KOH thu được dd B có chứa: Na2CO3và K2CO3

2NaHCO3+ 2KOH Na2CO3+ K2CO3+ 2H2O [4]

0,1 0,1 0,05 0,05 [mol]

nK2CO3[4]= 1/2nKOH= ½. 0,1 = 0,05 [mol] => mK2CO3[4]= 0,05. 138 = 6,9 [g]

nNa2CO3= nNa2CO3 [3]+ n­Na2CO3[4]= 0,025 + 0,05 = 0,075 [mol]

=> mNa2CO3= 0,075.106 = 7,95 [g]

Tổng khối lượng 2 muối là: m = mK2CO3+ mNa2CO3= 6,9 + 7,95 = 14,85[g]

\[\begin{gathered}
\% {K_2}C{O_3} = \frac{{{m_{{K_2}C{O_3}}}}}{{m{\,_{hh\,muoi}}}}.100\% = \frac{{6,9}}{{14,85}}.100\% = 46,46\% \hfill \\
\% N{a_2}C{O_3} = 100\% - 46,46\% = 53,54\% \hfill \\
\end{gathered} \]

Câu 7: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí CO và H2[ khí than ướt]. Thể tích hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn thu được từ 1 tấn than chứa 92% cacbon là bao nhiêu ?

Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.

Hướng dẫn giải chi tiết:

1 tấn= 1000 kg

Khối lượng cacbon có trong 1 tấn than là: \[{m_C} = {{92} \over {100}} \times 1000 = 920[kg]\]

C + H2O \[\xrightarrow{{{t^0}}}\] CO + H2

Theo pư Cứ 12g 22,4 l 22,4l

Hay 12 kg 22,4 m3 22,4 m3

Vậy 920 kg x m3 x m3

\[ = > {\rm{ }}{V_{CO[DKTC]}} = {\rm{ }}{V_{{H_2}[DKTC]}} = {{920} \over {12}}\,.\,22,4 = 1717,33[{m^3}]\]

=>m tổng thể tích 2 khí thu được theo lí thuyết là [H=100%] = 2×1717,33=3434,66[m3]

Vì H= 85% => Tổng thể tích khí thu được là:\[{{{V_{{\rm{LT}}}}} \over {100\% }} \times 85\% = {{3434,66} \over {100}} \times 85 = 2919,46[{m^3}]\]

Câu 8: Cho 10,8 gam nhôm tác dụng vừa đủ với 3,6 gam cacbon thu được muối X. Công thức hóa học của muối X là

Hướng dẫn giải chi tiết:

Gọi công thức muối X là AlxCy.

\[xAl + yC\xrightarrow{{{t^0}}}A{l_x}{C_y}\]

Theo PTHH ⟹

\[\dfrac{x}{y} = \dfrac{{{n_{Al}}}}{{{n_C}}} = \dfrac{{0,4}}{{0,3}} = \dfrac{4}{3}\].

⟹ CT của X là Al4C3.

Câu 9: Cho bột than dư vào hỗn hợp 2 oxit Fe2O3và CuO đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,68g hỗn hợp kim loại và 1,568lít khí [đktc]. Khối lượng hỗn hợp 2 oxit ban đầu là:

Hướng dẫn giải chi tiết:

nkhí= Vhh khí: 22,4 = 1,568 : 22,4 = 0,07 mol

Gọi x và y lần lượt là số mol của Fe2O3và CuO

Fe2O3+ 3C 3CO + 2Fe

CuO + C CO + Cu

Nhận thấy nC= nCO= 0,07 mol

=> mC=0,84g

mCO= 0,07 . 28 = 1,96g

Áp dụng ĐLBT khối lượng ta có

mhh oxit= mhhKL+ mCO- mC=3,68 + 1,96 - 0,84 = 4,8g

Câu 10: Lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 10 kg than cốc có chứa 84% C [biết 1 mol C cháy tỏa ra 396 kJ, C = 12] là:

Hướng dẫn giải chi tiết:

mC= 10 . 84% = 8,4kg = 8400g

=> nC= mC: MC= 8400 : 12 = 700mol

Lượng nhiệt tỏa ra Q = 700 . 396 = 277200kJ

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề