Mùa mưa ở miền nam như thế nào năm 2024

Dù có mưa lác đác về chiều tối nhưng thời tiết nắng nóng vẫn chiếm ưu thế. Những ngày này nắng còn tăng nhiệt hơn tại Nam Bộ, vậy khi nào mùa mưa sẽ đến?

Nam Bộ thời tiết vẫn có nắng nóng, miền Đông có nắng nóng diện rộng - Ảnh: CHÂU TUẤN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Đình Quyết - phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - cho biết thời tiết mưa rải rác những ngày qua là mưa chuyển mùa tại Nam Bộ. Mùa mưa năm nay sẽ bắt đầu trong khoảng ngày 10 đến 15-5.

Mùa mưa bắt đầu sớm ở các tỉnh ven biển phía Tây Nam, sau đó lan rộng ra toàn Nam Bộ.

Đặc trưng của mùa mưa Nam Bộ là ngày nắng gián đoạn, trưa chiều trời chuyển và có mưa về chiều tối. Trong mùa mưa, thời tiết vẫn có những đợt nắng nóng chứ không phải mưa diễn ra xuyên suốt.

Về thời tiết hôm nay, 2-5, tại Nam Bộ mây thay đổi, ngày nắng. Miền Đông tiếp tục xảy ra nắng nóng trên diện rộng. Vài nơi có nắng nóng gay gắt như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Miền Tây có nắng nóng ở khoảng nửa diện tích.

Chiều và tối có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có nơi mưa vừa. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét, gió giật mạnh và mưa đá. Nhiệt độ cao nhất miền Đông 36-38 độ C, miền Tây 33-36 độ C.

Trong những ngày tới thời tiết nắng nóng có xu hướng giảm và thu hẹp về diện ở miền Tây, còn miền Đông vẫn có nắng nóng diện rộng.

Nhiệt độ trong những ngày tới vẫn duy trì mức 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C tại miền Đông. Miền Tây cao nhất 33-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.

Mùa mưa là thuật ngữ [từ] thông thường được sử dụng để miêu tả các mùa trong đó trung bình trong khu vực được tăng lên đáng kể. Nó được sử dụng chủ yếu để miêu tả thời tiết tại các khu vực nhiệt đới. Thời tiết tại khu vực này bị chi phối chủ yếu bởi chuyển động của vành đai mưa nhiệt đới, nó dao động từ các vùng nhiệt đới phía bắc tới các vùng nhiệt đới phía nam theo tiến trình của năm.

Vành đai mưa nhiệt đới nằm ở Nam bán cầu vào khoảng tháng 11 tới tháng 3 năm sau, cũng là thời gian mùa khô ở Bắc bán cầu. Mỗi ngày bắt đầu với sự nóng bức và nhiều nắng, với độ ẩm cao tích lũy trong ngày và tạo ra những trận mưa dông, mưa rào xối xả vào buổi chiều và tối. Từ tháng 4 tới tháng 10, vành đai mưa nằm ở Bắc bán cầu và các khu vực nhiệt đới phía bắc trải qua mùa mưa của mình.

Vành đai mưa nhiệt đới này kéo dài xa nhất về phía bắc tới khoảng đường hạ chí tuyến cũng như xa nhất về phía nam tới khoảng đường đông chí tuyến. Gần các vĩ độ này thì chỉ có một mùa khô và một mùa mưa mỗi năm. Ở khu vực gần xích đạo thì có hai mùa mưa và hai mùa khô do vành đai mưa đi ngang qua đây hai lần mỗi năm, một lần do vành đai mưa di chuyển về phía bắc và một lần do vành đai này di chuyển về phía nam. Giữa các vùng nhiệt đới và xích đạo, các khu vực có thể trải qua các mùa mưa dài hay ngắn. Tuy nhiên, địa hình khu vực có thể biến đổi đáng kể các mẫu hình khí hậu này.

Ở Việt Nam mùa mưa biểu hiện rõ rệt ở miền Nam, thường bắt đầu từ cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 cho đến hết tháng 10, riêng ở khu vực duyên hải Trung Bộ từ đèo Ngang tới mũi Dinh [Hà Tĩnh - Ninh Thuận] thì lệch hẳn về thu đông từ tháng 8 đến tháng 12. Những cơn mưa dài có thể gây bão.

Trong nửa đầu tháng 4, nắng nóng tăng cường khiến cái nóng càng thêm gay gắt. Số liệu từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Tại Nam bộ và Tây nguyên, nắng nóng và khô hạn có khả năng kéo dài đến khoảng nửa đầu tháng 5. Tại khu vực Bắc và Trung bộ, nắng nóng có xu hướng gia tăng trong thời kỳ từ tháng 5 - 7. Hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tháng 5, nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 1 - 2 độ C, có nơi cao hơn; tháng 6 - 7 cao hơn từ 0,5 - 1,5 độ C.

VOV.VN - Chuyên gia khí khí tượng thủy văn nhận định, mùa mưa ở khu vực Nam Bộ sẽ bắt đầu từ nửa cuối tháng 5/2024. Khi nào gió mùa Tây Nam phát triển thì mưa ở khu vực Nam Bộ xuất hiện nhiều.

Ông Phùng Tiến Dũng - Trưởng Phòng dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho biết: "Một số ngày gần đây xuất hiện mưa to đến rất to ở khu vực TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ mới chỉ là mưa dông chứ chưa bước vào mùa mưa. Chúng tôi nhận định, mùa mưa ở khu vực Nam Bộ sẽ bắt đầu từ nửa cuối tháng 5/2024, kết thúc khoảng cuối tháng 11. Tổng lượng mưa phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 10-15%. Khi nào gió mùa Tây Nam phát triển thì mưa ở khu vực Nam Bộ mới xuất hiện nhiều".

Ông Phùng Tiến Dũng - Trưởng Phòng dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia

Theo nhận định của ông Phùng Tiến Dũng, trong tháng 5 ở khu vực Nam Bộ thấp hơn trung bình nhiều năm [TBNN], từ tháng 6 đến tháng 10 tổng lượng mưa sẽ cao hơn TBNN.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, tình hình nắng nóng còn diễn ra từ nay tới cuối tháng 5. Thời kỳ này rất ít khả năng có mưa, gió nhẹ, lượng nước bốc hơi cao. Nắng liên tục khiến sông, hồ, kênh, rạch bốc hơi mạnh dẫn đến khô hạn tiếp diễn trên hầu hết khắp Nam Bộ.

Mùa lũ năm nay tại sông Sài Gòn - Đồng Nai rơi vào tháng 8-9, tại Đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 10-11. Đỉnh lũ năm nay có thể cao hơn năm 2023 nhưng không đáng kể.

Xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm, đến cuối tháng 6 giảm hẳn. Từ nay đến tháng 6 khả năng xuất hiện từ 3 đợt xâm nhập mặn nữa rơi vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5.

Nửa đầu tháng 5 là thời kỳ chuyển từ mùa khô sang mùa mưa. Thời kỳ này sẽ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa lớn, đặc biệt là sét đánh. Về cuối năm Enso sẽ chuyển sang pha La Nina. Đây là hình thái mưa nhiều, bão, lũ tăng do đó các địa phương cần theo dõi để chủ động ứng phó.

Từ ngày 7-8/5, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-36 độ, có nơi trên 36 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến 45-50%.

Ảnh minh họa

"Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ dự báo trong các bản tin nắng nóng và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch từ 2-4 độ, thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào các điều kiện mặt đệm như bê tông, đường nhựa", ông Phùng Tiến Dũng lưu ý.

Từ đêm 8/5 đến ngày 15/5, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết có nắng nóng cục bộ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Mùa mưa ở miền Nam tháng mây?

Ở Việt Nam mùa mưa biểu hiện rõ rệt ở miền Nam, thường bắt đầu từ cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 cho đến hết tháng 10, riêng ở khu vực duyên hải Trung Bộ từ đèo Ngang tới mũi Dinh [Hà Tĩnh - Ninh Thuận] thì lệch hẳn về thu đông từ tháng 8 đến tháng 12.nullMùa mưa – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Mùa_mưanull

Mùa mưa ở miền Nam 2024 bắt đầu từ tháng mây?

Chúng tôi nhận định, mùa mưa ở khu vực Nam Bộ sẽ bắt đầu từ nửa cuối tháng 5/2024, kết thúc khoảng cuối tháng 11.8 thg 5, 2024nullMùa mưa ở khu vực TP.HCM và Nam Bộ bắt đầu khi nào? - VOVvov.vn › xa-hoi › mua-mua-o-khu-vuc-tphcm-va-nam-bo-bat-dau-khi-nao...null

Tại sao miền Nam lại có 2 mưa rõ rệt?

Miền Nam lại thiên về khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Những ngày lạnh nhất ngoài miền Bắc thì miền Nam cũng hơi lành lạnh [rét ngọt], đặc biệt vào vào dịp Nôen.nullTại sao miền Bắc một năm có 4 mùa còn miền Nam một năm chỉ có hai ...olm.vn › hoi-dap › tim-kiem › q=Tại sao miền Bắc một năm có 4 mùa còn ...null

Mưa gì ở miền Nam thường có mưa dầm dề?

Miền Nam có mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 – 6; trong khi miền Trung lại có hai kiểu hình thái thời tiết: mùa hạ mưa bão phần khu vực Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có mưa bắt đầu từ tháng 9, tháng 10. Bên cạnh đó, một số tỉnh có mưa dầm dề nhiều như Huế, Đà Lạt,…nullSổ tay du lịch mùa mưa - Vntrip.vnwww.vntrip.vn › cam-nang › so-tay-du-lich-mua-mua-585null

Chủ Đề