Mua sách Những đứa trẻ lớn lên không ốm

Truyền tải nhiều thông tin hữu ích, "Những đứa trẻ lớn lên không ốm" hứa hẹn là lựa chọn khó có thể bỏ qua với các bậc phụ huynh mong muốn con phát triển khỏe mạnh.

Dược sĩ Trương Minh Đạt - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y dược, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Nhi khoa Century - là tác giả cuốn sách "Những đứa trẻ lớn lên không ốm".

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề, từng hỗ trợ, tư vấn cho hàng trăm nghìn phụ huynh trên cả nước, ông đã gặp gỡ nhiều trường hợp bệnh nhi trở nặng do cha mẹ chưa có cách xử lý đúng. Những kinh nghiệm, kiến thức,... đã được dược sĩ Đạt đúc rút và đưa vào cuốn sách "gối đầu giường" cho các bậc phụ huynh này.

Có gì trong cuốn “Những đứa trẻ lớn lên không ốm”?

Mở đầu cuốn sách là chương về các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ. Hắt hơi, sổ mũi, ho hắng,... là những triệu chứng trẻ thường xuyên gặp phải. Đó là lý do nội dung này được tác giả đưa lên đầu cuốn sách.

Dược sĩ Trương Minh Đạt - tác giả cuốn sách “Những đứa trẻ lớn lên không ốm”.

Chương đầu hứa hẹn giúp các phụ huynh trả lời những câu hỏi: "Làm gì khi con ốm?", "Khi nào cần cho con đi khám?", "Có nên cho con uống thuốc hạ sốt?", "Để trẻ dùng kháng sinh thế nào cho đúng?",...

Những kiến thức này đặc biệt hữu ích trong bối cảnh nhiều phụ huynh vẫn có thói quen cho con dùng thuốc tùy tiện dựa vào triệu chứng. Đơn cử là việc mua nhiều loại kháng sinh, nhưng cho trẻ dừng uống sau 2-3 ngày khi thấy đỡ bệnh mà không nhận thức được điều này tổn hại đến sức khỏe của con.

Trong chương 2, dược sĩ Đạt khẳng định hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến 81% sức đề kháng và là điều kiện tiên quyết để trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Trong chương 3, dược sĩ Trương Minh Đạt đã đưa ra các giải pháp giúp tăng cường đề kháng cho trẻ. Vì tăng đề kháng là cách tốt nhất để bảo vệ con trước tất cả tác nhân gây bệnh bên ngoài.

Bố mẹ được gì khi đọc “Những đứa trẻ lớn lên không ốm”?

"Những đứa trẻ lớn lên không ốm" truyền tải nhiều kiến thức y khoa thiết thực nhưng không hề hàn lâm, khó hiểu. Qua giọng văn dí dỏm và hài hước, kiến thức được tác giả "làm mềm" để dễ dàng tiếp cận mọi đối tượng độc giả.

Những kiến thức y học được tác giả truyền tải qua giọng văn dí dỏm, hài hước.

Tác giả so sánh chăm sóc hệ tiêu hóa cho con như chăm sóc da mặt của mẹ để làm nổi bật tầm quan trọng. Không ít độc giả sau khi đọc sách nhận ra bản thân đã vô tâm với hệ tiêu hóa của con, hay chỉ vì muốn "êm tai, thoải lòng" mà tự ý cho trẻ dùng thuốc khiến bệnh tái phát.

Cuốn sách chia sẻ các kiến thức chăm sóc trẻ khi ốm, làm thế nào để con không ốm tái đi tái lại bằng các phương pháp đơn giản, dễ làm, dễ nhận biết. Các kiến thức này giúp cho bất cứ ai cũng có thể đọc và áp dụng vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.

Mỗi lần đọc, phụ huynh lại vỡ ra nhiều điều bổ ích. "Những đứa trẻ lớn lên không ốm" giúp các bậc cha mẹ nhận ra đề kháng của trẻ phải được xây dựng sớm và từng ngày, từ yếu tố nhỏ nhất, thay vì đợi "mất bò mới lo làm chuồng".

DS. Trương Minh Đạt hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y dược kiêm Giám đốc Trung tâm Sức khoẻ Nhi khoa Century. Theo DS. Trương Minh Đạt, năm 2021, cuốn sách “Những đứa trẻ lớn lên không ốm” đã xuất bản 5000 cuốn đầu tiên và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ đông đảo độc giả, là các phụ huynh đang nuôi con nhỏ.

 DS. Trương Minh Đạt
Sách “Những đứa trẻ lớn lên không ốm” tác giả Trương Minh Đạt

Trong cuốn “Những đứa trẻ lớn lên không ốm”, DS. Trương Minh Đạt đã “biên dịch” lại các kiến thức y khoa hàn lâm khó hiểu, các khái niệm, tên gọi loằng ngoằng, giúp người đọc dễ hiểu hơn. Một số phụ huynh đã chia sẻ về cuốn sách khi giúp các mẹ hiểu hơn về các bệnh thường gặp ở trẻ như viêm tai giữa, sự khác nhau giữa men vi sinh và men tiêu hoá, xử trí khi con bị đi ngoài…

Chia sẻ từ các mẹ bỉm đã đọc cuốn sách

Bên cạnh đó, một số cha mẹ không khỏi bất ngờ vì những “sự thật” đinh ninh thường thấy hóa ra lại không đúng. Ví dụ như: cứ viêm là phải kháng sinh thì sự thật lại chưa chắc, rằng trẻ con đi xì xoẹt hoa cà hoa cải là bình thường mà thực tế lại chẳng bình thường, hay tưởng như rau chẳng có cái chất gì nhưng thực ra lại vô cùng quan trọng…

Cuốn sách còn đề cập đến nội dung “Cách xử lý khi con sốt” rất khoa học và hữu ích như Khi nào thì dung thuốc hạ sốt, sốt dạng nào thì uống gì, con bị ho sốt thì xử lý ra sao, sốt co giật thì có nguy hiểm hay không…

 Chia sẻ từ một người mẹ đang nuôi con nhỏ đã đọc cuốn sách

Hàng nghìn thông tin được DS. Trương Minh Đạt viết lại với giọng văn dí dỏm khiến cho một cuốn sách về nhi khoa nhưng không hề nặng nề, khô cứng, thậm chí cuốn hút người đọc.

Một người mẹ tâm sự, “Bây giờ mỗi khi con ốm hay gặp bất cứ vấn đề gì thay vì lên mạng tìm mà chẳng biết nguồn nào thật, nguồn nào tốt thì mình chỉ việc giở sách ra để tham khảo. Tiết kiệm thời gian lại đỡ hoang mang. Đúng là khi nuôi con thì bản năng là chưa đủ mà chúng ta còn phải liên tục cập nhật các kiến thức khoa học, áp dụng phù hợp để cho hành trình nuôi con không còn vất vả mà trở thành một hành trình hạnh phúc”.

Tố Uyên

Thậm chí kể cả bạn là người không thích đọc sách, dễ buồn ngủ khi cầm sách lên thì vẫn rất cần có quyển sách này trong nhà. Để khi cần thiết thay vì phải tra google chưa rõ tính xác thực thì các bạn chỉ việc mở sách ra là biết ngay mình cần làm gì.

Tại sao lại thế? Cuốn sách này có gì, tác giả là ai mà lại "hot" vậy?

1. Có gì trong cuốn sách "Những đứa trẻ lớn lên không ốm"

Mở đầu cuốn sách là phần về "Các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ". Tại sao lại là bệnh về hô hấp đầu tiên? Trẻ con nay sổ mũi, mai hắt hơi, ho húng hắng là chuyện thường xuyên xảy ra. Đây là vấn đề mà các con thường xuyên gặp phải nên được tác giả đưa lên đầu tiên.

Cuốn sách "Những đứa trẻ lớn lên không ốm"- tác giả dược sĩ Trương Minh Đạt.

Với các nội dung: Làm gì khi con bị ốm, khi nào cần cho con đi khám, sốt có phải uống thuốc hạ sốt không, uống kháng sinh như thế nào cho đúng… đều là các câu hỏi mà bất cứ bố mẹ nào có con ốm cũng băn khoăn và rất cần được giải đáp.

Phần thứ 2 về "Tiêu hóa". Vì tác giả biết áp lực nuôi con bằng cái cân của các mẹ bỉm nặng nề như thế nào. Hệ tiêu hóa vô cùng quan trọng, nó quyết định đến 81% sức đề kháng và là điều kiện tiên quyết để con phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Phần thứ 3 là "Đề kháng" để cho chúng ta biết rằng đề kháng phải được xây dựng hàng ngày, không phải đợi khi bé ốm mới chú ý đến nó.

Những nội dung không mới thì tại sao quyển sách lại được săn đón?

Tác giả cuốn sách "Những đứa trẻ lớn lên không ốm" - Dược sĩ Trương Minh Đạt hiện đang là Viện trưởng Viện nghiên cứu Y dược, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Nhi khoa Century. Với hơn 15 năm trong ngành, hỗ trợ tư vấn cho hàng trăm nghìn mẹ bỉm khắp cả nước anh đã tiếp xúc, gặp gỡ với rất nhiều trường hợp các mẹ gặp cùng các vấn đề giống nhau nhưng do cách xử lý của cha mẹ chưa đúng khiến cho bệnh thêm trầm trọng và kéo theo các vấn đề khác.

Như việc dùng thuốc bừa bãi hiện nay, các phụ huynh vẫn còn thói quen kể triệu chứng và bốc thuốc. Nhiều người mang về cả nắm thuốc kháng sinh xanh đỏ tím vàng, cho con uống được 3 ngày thấy đỡ là dừng thuốc cho đỡ hại người mà không hề biết rằng như thế càng hại hơn.

Dược sĩ Trương Minh Đạt - Viện trưởng Viện nghiên cứu Y dược, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Nhi khoa Century.

2. Bố mẹ được gì khi đọc "Những đứa trẻ lớn lên không ốm"

Có lẽ ai đọc cuốn sách này rồi thì nhiều khi sẽ phải thốt lên "à hóa ra là vậy", "thảo nào", "thế mà mình tưởng"…, "à hóa ra ho không phải là bệnh", "hóa ra không phải cứ viêm tai giữa là phải uống kháng sinh", "kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn, thảo nào cứ uống vào là con đi ngoài", "thế mà mình cứ tưởng men tiêu hóa với men vi sinh giống nhau cơ chứ"… Và còn rất nhiều kiến thức mà chắc chắn các bố mẹ sẽ phải "ồ à á ố".

Phản hồi từ bạn đọc.

Đừng nghĩ rằng sách y khoa, sách hướng dẫn chăm sóc trẻ ốm là hàn lâm, là khó hiểu. Thử đọc cuốn sách này đi, giọng văn dí dỏm, hài hước, các kiến thức y học, tên thuốc được tác giả "bỉm sữa hóa" vô cùng dễ hiểu. Tác giả so sánh "hãy chăm sóc hệ tiêu hóa của con như chăm sóc da mặt của mẹ" là để thấy được là hệ tiêu hóa cũng cần được chăm chút kỹ lưỡng. Khi da khô thì dùng kem gì, thì khi con bị đi ngoài phải uống cái gì ăn cái gì cho phù hợp….

Đọc sách mới thấy rằng mình đã vô tâm với hệ tiêu hóa của con thế nào, mới thấy rằng khi con ho con ốm mình chỉ muốn sao cho con nhanh hết ho để êm cái tai mình, để cái lòng mình thoải mái mà không hề biết làm vậy chỉ khỏi triệu chứng và con sẽ tái đi tái lại.

Mỗi lần đọc lại thì lại vỡ ra nhiều điều hay ho hơn. Hóa ra đề kháng là phải xây từng ngày từ những điều nhỏ nhất chứ không phải đợi con ốm mới đi mua đủ thứ thập toàn đại bổ rồi nhét cho con là được.

Càng đọc càng ngấm, càng đọc càng nhớ, càng đọc càng thấy rằng nuôi con thì bản năng thôi là không đủ. Chúng ta phải có kiến thức mới giúp cho con khỏe, mẹ nhàn, gia đình hạnh phúc.

Video liên quan

Chủ Đề