Mua vé xem cải lương ở đâu

Năm 2020 đã qua nhưng “di chứng” để lại vẫn tác động lớn đến hoạt động nghệ thuật biểu diễn, nhưng nhờ sự nỗ lực, cố gắng của cơ quan quản lý nhà nước cũng như các đơn vị từ trung ương đến địa phương, nghệ thuật đã có những bứt phá và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận…

 Cần có những dự án và đề án riêng cho từng loại hình Sân khấu truyền thống

Tuy nhiên, từ những ý kiến chia sẻ tại Hội nghị tổng kết công tác nghệ thuật biểu diễn năm 2020 vừa qua, chúng ta hiểu rằng, dù bứt phá nhưng trên thực tế ngành nghệ thuật biểu diễn đã và đang tồn tại nhiều cái khó cần được tháo gỡ kịp thời.

Chính sách chưa theo kịp với thực tiễn

Điều khó khăn nhất đối với lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật hiện nay, theo Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch VN NSƯT Trần Ly Ly, chính là việc không được phép ký hợp đồng chuyên môn với các nghệ sĩ trẻ. “Ai cũng biết câu Thầy già con hát trẻ, vậy không được ký hợp đồng chuyên môn với các nghệ sĩ trẻ thì chúng tôi sẽ làm việc với ai đây?”. Bên cạnh đó, NSƯT Trần Ly Ly còn cho biết, số tiền đầu tư xây dựng cho một tác phẩm nghệ thuật được Bộ VHTTDL đặt hàng là tầm 2 tỉ đồng, một con số quá ít ỏi so với các show diễn ca nhạc thị trường.

Với các nhà hát nghệ thuật truyền thống thì bài toán thực hiện xã hội hóa cũng vô cùng gian nan. Một vở tuồng, chèo hay cải lương dẫu có được giải thưởng cao, được giới chuyên môn đánh giá tốt, nhưng để khán giả bỏ tiền ra mua vé lại là điều “bất khả thi”. NSND Triệu Trung Kiên, Giám đốc Nhà hát Cải lương VN cho biết, trong năm 2020, dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ VHTTDL, Cục Nghệ thuật biểu diễn, các nhà hát trực thuộc Bộ đã được tham gia chương trình tái khởi động nghệ thuật sau dịch bệnh, rất nhiều tác phẩm chất lượng cao đã được biểu diễn tại các sân khấu lớn của Thủ đô. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời này, chắc chắn cán bộ, nghệ sĩ của các nhà hát sẽ còn lao đao khi mà hàng loạt các hợp đồng bị hủy bỏ, mọi hoạt động tổ chức biểu diễn bị tê liệt và khán giả thì chưa thực sự sẵn sàng có tư tưởng trở lại rạp hát.

Còn với các Sở VHTTDL địa phương, điều lo lắng nhất hiện nay là việc sáp nhập các đơn vị nghệ thuật vào mô hình trung tâm nghệ thuật hoặc trung tâm VHTTDL. Các trung tâm văn hóa chủ yếu phục vụ tuyên truyền mang tính quần chúng nên việc sáp nhập các đơn vị nghệ thuật vào sẽ dẫn tới hiện tượng nghiệp dư hóa. Đại diện Sở VHTTDL tỉnh An Giang cho biết, có những nơi sau khi sáp nhập, người làm nghệ thuật chuyên nghiệp được trả lương “cào bằng” với người làm phong trào quần chúng; chế độ bồi dưỡng, tập luyện và thù lao cho nghệ sĩ nghệ thuật truyền thống cũng không còn được ưu tiên nữa…

NSND Hồng Lựu, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Di sản Dân ca xứ Nghệ trăn trở, Quyết định 14/2015/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đã quá lạc hậu so với cuộc sống hiện tại. Nếu cứ áp dụng theo ba-rem này thì nghệ sĩ khó có thể sống được bằng nghề.

 Vở “Cây gậy thần”, tác phẩm thử nghiệm kết hợp thành công giữa cải lương và xiếc của hai đơn vị Nhà hát Cải lương VN và Liên đoàn Xiếc VN

Muốn “giải vây” cần có những giải pháp căn cơ

Theo NSND Triệu Trung Kiên, khối nghệ thuật truyền thống đang rất cần những giải pháp chiến lược mang tính căn cơ. Ví dụ như “phương thuốc” hữu hiệu nhất hiện nay đối với tuồng, chèo, cải lương... là những dự án, đề án thật cụ thể đối với từng loại hình. Ngay như Dự án sân khấu học đường, nếu chỉ giới thiệu ở sân trường thì sẽ khó có thể giúp cho lớp trẻ hiểu một cách tường tận những giá trị đích thực của nghệ thuật dân tộc. Cần phải đưa các em tới nhà hát, nơi “thánh đường của nghệ thuật” để các em được thưởng thức một cách trọn vẹn, đầy đủ với mọi điều kiện về kỹ thuật âm thanh, ánh sáng và sân khấu. Nếu không làm một cách bài bản để giới trẻ có thể thấy được cái hay, cái đẹp thực sự của nghệ thuật truyền thống thì họ sẽ không bao giờ lưu tâm, nói gì mua vé đến nhà hát xem biểu diễn. Mặt khác, việc kết hợp giữa du lịch với ngành nghệ thuật biểu diễn đã được đưa ra, nhưng những cái “bắt tay” vẫn vô cùng lỏng lẻo. Đã tới lúc tất cả phải chung tay để sản xuất ra những tác phẩm mang tính đỉnh cao, quy tụ được nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc để giới thiệu vào các tour du lịch, thay vì việc giới thiệu đơn lẻ từng loại hình như hiện nay.

Một số ý kiến khác thì thấy cần có những hội đồng nghệ thuật chuyên ngành của từng loại hình, quy tụ những gương mặt sáng giá, am hiểu sâu rộng để có được đánh giá thật sự chính xác, công tâm cho từng tác phẩm hoặc các tiết mục biểu diễn trong các cuộc thi, liên hoan để xác định đâu là “khuôn vàng, thước ngọc” thực sự.

Ở góc độ hội chuyên ngành, NSND Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN cho rằng, Bộ VHTTDL và Cục Nghệ thuật biểu diễn nên đề xuất nâng giá trị giải thưởng tại các cuộc thi và liên hoan để tạo động lực và kích thích sự sáng tạo cho các đơn vị nghệ thuật và nghệ sĩ. Chia sẻ riêng với Văn Hóa, Giám đốc Sở VHTT Hải Phòng Hoàng Thị Mai cho biết, để động viên các đơn vị nghệ thuật cũng như nghệ sĩ khi tham gia Cuộc thi sáng tác VHNT “Hải Phòng - Khát vọng vươn lên”, lãnh đạo TP Hải Phòng đã mạnh dạn chi thưởng hàng trăm triệu đồng cho cá nhân hoặc một tác phẩm sân khấu. Không những thế, địa phương này còn có những chế độ, chính sách ưu tiên cho nghệ thuật biểu diễn như Đề án “Sân khấu truyền hình Hải Phòng”, tổ chức Hội nghị gặp gỡ tiếp xúc đặt hàng sáng tác với các tác giả sân khấu...

Chủ trì Hội nghị tổng kết công tác nghệ thuật biểu diễn năm 2020, Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Lê Minh Tuấn cho biết, lãnh đạo Bộ VHTTDL, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Vụ Pháp chế… và các đơn vị liên quan đều thấu hiểu những khó khăn của nghệ thuật biểu diễn. Tuy nhiên, để tháo gỡ không thể chỉ ngày một, ngày hai. Trước mắt, với vai trò cơ quan quản lý nhà nước, Cục sẽ kiến nghị tăng cường hơn nữa công tác đầu tư cho lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; Có cơ chế ưu đãi đặc thù nhằm khuyến khích thế hệ trẻ theo học để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời thu hút các tài năng trẻ tâm huyết để xây dựng và phát triển lực lượng kế thừa trong sáng tác, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp; Kiến nghị lãnh đạo Bộ chỉ đạo các đơn vị có liên quan tiếp tục xem xét có phương án, chính sách hỗ trợ để các đơn vị nghệ thuật trung ương có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ; Đồng thời có văn bản gửi cơ quan quản lý địa phương có kế hoạch, biện pháp hỗ trợ kinh phí nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị nghệ thuật công lập trên toàn quốc phục hồi, phát triển hoạt động biểu diễn trong năm 2021, đảm bảo kế hoạch biểu diễn phục vụ nhân dân.

 
                                                                                                                               Theo Báo Văn hóa

Minh Trường là con trai của nghệ sĩ ưu tú Hoài Sơn. Gia đình muốn anh trở thành bác sĩ, kỹ sư nhưng với dòng máu nghệ thuật trong người, nam ca sĩ chọn cho mình ngả rẽ là trở thành vũ công và ca sĩ. Minh Trường trải lòng về khoảng thời gian khó khăn khi mới vào nghề: “Tôi đi hát và thấy làm ca sĩ cạnh tranh trong nghề quá lớn. Lượng ca sĩ hát tân nhạc rất nhiều, so với cải lương có một nghệ sĩ thì ca nhạc sẽ có 100. Tôi bỏ cuộc và đi học quản lý nhà hàng khách sạn, làm việc cho một khách sạn Phú Quốc”.

Tưởng chừng đã đi rất xa với nghiệp Tổ, bất ngờ Minh Trường lại quay trở về với sàn diễn từ những lối rẽ không hề dự báo trước. Năm 2011, anh đăng ký thi Giọt nắng phù sa với tâm thế “con nhà nòi thi để hát cho đã” nhưng dần dần anh nhận ra tình yêu với bộ môn cải lương. Năm đó, anh nhận được lời mời của soạn giả Hoàng Song Việt về cộng tác với đoàn Thắp sáng niềm tin của Nhà hát Trần Hữu Trang. Tuy là “lính mới”, nhưng anh may mắn được các anh chị chỉ dạy, Minh Trường nỗ lực học hỏi từng ngày, bởi không muốn lạc lõng, bị bỏ lại phía sau. Từ một diễn viên trẻ, Minh Trường “thi đâu thắng đó” với loạt thành tích cao tại Giọt nắng phù sa 2011, Bông lúa vàng 2011, Chuông vàng vọng cổ, Tinh hoa hội tụ...

Cặp uyên ương Minh Trường - Nhã Thy luôn có quý nhân giúp đỡ khi theo cải lương

Ảnh: BTC

Với khoảng thời gian dài 10 năm, chật vật tìm hướng đi thì câu vọng cổ lại là cái duyên giúp Minh Trường trở về với nghiệp Tổ. Anh dần có một chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả qua những vở diễn và trở thành một trong kép đẹp nổi bật trong thế hệ những nghệ sĩ trẻ. Minh Trường thú nhận con đường của anh đến với cải lương suôn sẻ và không có ganh ghét, đố kỵ, chỉ có cạnh tranh để phấn đấu nghề: “Theo cải lương, xung quanh tôi là những cô chú sẵn sàng tiếp lửa. Cuộc đời tôi may mắn khi lúc khó khăn là có người dang tay nâng đỡ. Tôi không lý giải được bản thân may mắn hay do mọi người thấy được sự nỗ lực của tôi”.

Càng dấn thân vào nghệ thuật cải lương, Minh Trường càng thấy mình thêm yêu ánh đèn sân khấu. Anh khẳng định “cải lương sẽ mãi không chết” vì khán giả đến rạp rất đông. “Nếu nhà hát Trần Hữu Trang, sân khấu Lê Hoàng cộng tác với doanh nhân Kim Ngân, hay sân khấu của nghệ sĩ Vũ Luân, anh chị nghệ sĩ Chí Linh, Vân Hà tổ chức buổi diễn định kỳ thì có thể bán 300 - 400 vé. Đây là tín hiệu mừng của cải lương khi nhiều sân khấu kịch hiện nay không bán hết vé mở màn, khán giả trả lại vé”, anh cho biết. Tuy nhiên, nghệ sĩ, bầu show không mạnh dạn làm nhiều vở diễn bởi giá vé của sân khấu rất “khủng”. Minh Trường tiết lộ một vở cải lương đầu tư bình thường, vé bán ở các mức 1.000.000 đồng, 700.000 đồng, 500.000 đồng, 300.000 đồng dưới đất, vé trên lầu khoảng 200.000 đồng, 100.000 đồng. Buổi diễn bán được 300 vé là hòa vốn, 400 vé thì người tổ chức sẽ có lời.

Nghệ sĩ Minh Trường không ngại “hát cải lương tận nhà” theo yêu cầu của khán giả

Ảnh: BTC

Giá vé cao là do dàn dựng một vở cải lương rất tốn kém nên đa phần bầu show rất ngại đầu tư, dẫn đến sân khấu ít “sáng đèn”, khán giả không có nơi để xem cải lương. Nghệ sĩ trẻ kế thừa không có sân khấu học hỏi và làm nghề. Nghệ sĩ kiếm sống thêm từ các show đám tiệc, nhất là dịp cuối năm. Gia đình có điều kiện sẽ mời nghệ sĩ đến hát bởi thích gặp mặt, nghe nghệ sĩ hát ngoài đời hơn trên truyền hình. Trước tình hình đó, anh động viên thế hệ trẻ đam mê cải lương đừng quá bi quan mà hãy học hỏi, nỗ lực qua các chương trình gameshow để tìm cơ hội, may mắn.

Theo dõi các sân chơi cải lương, Minh Trường cho biết Chuông vàng vọng cổ trong năm qua, ngoài giọng ca, giám khảo còn đánh giá về sắc vóc thí sinh. Trong khi các năm trước, thí sinh trước đây có ngoại hình không đẹp nhưng vẫn đạt được quán quân, đi hát kiếm sống rất tốt. Đối với Minh Trường: “Quan điểm về cái đẹp của mỗi người là khác nhau nhưng để thành công, chắc chắn các bạn phải nỗ lực hơn với nghề. Tôi nhìn cách anh Kim Tử Long thực hiện liveshow và nể phục cách người nghệ sĩ hát, vũ đạo và dựng tuồng. Tôi phải làm việc 100% công lực như anh ấy, thì mới mong có được cơ hội nổi tiếng, được khán giả yêu mến”.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề