Mùa xuân của tôi tác giả là ai

1. Tác giả [các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Vũ Bằng trong SGK Ngữ văn 7 Tập 1].

2. Tác phẩm

Văn bản Mùa xuân của tôi được viết theo thể loại tùy bút, được trích từ thiên tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong tập tùy bút – bút kí Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng. Bài văn được viết trong cảm hứng của một người xa quê, nhớ về mùa xuân gợi cảm nơi đất Bắc.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.

* Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này là tác giả đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa mảnh đất Hà Nội thân yêu.

=> Tâm trạng nhớ thương quê hương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất Bắc.

Câu 2:

* Bài văn có thể được chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: từ đầu => “mê luyến mùa xuân” : Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
  • Đoạn 2: tiếp => “mở hội liên hoan” : Cảm nhận về cảnh sắc và không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội miền Bắc.
  • Đoạn 3: còn lại : Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Ba đoạn văn trên liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân, và cuối cùng là những cảm xúc sâu sắc về tháng giêng.

=> Mạch cảm xúc tự nhiên, có tính logic.

Câu 3:

Đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan”.

a] Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết.

* Cảnh sắc đất trời:

  • Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước
  • Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào
  • Âm thanh của tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng

* Cảnh xuân đến với con người:

  • Nghi lễ đón xuân: nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên
  • Không khí gia đình: đoàn tụ, sum họp đầy đủ, trên kính dưới nhường
  • Thấy lòng ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan

=> Đây là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội và của con người Việt Nam mỗi dịp tết đến, xuân về.

b]

* Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người được nhà văn thể hiện bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và những so sánh rất cụ thể: “nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối phải trồi ra thành những cái la nhỏ li ti”.

* Những tình cảm trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến là sức sống mới, là nhựa sống căng tràn.

c] Giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này: giọng điệu vừa sôi nổi, vừa tha thiết, ngôn ngữ chắt lọc, gợi cảm.

Câu 4:

Đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết.

a] Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả:

* Không khí:

  • Bữa cơm đã trở về giản dị như ngày thường, thịt mỡ dưa hành đã hết
  • Cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải đã được hạ xuống
  • Những trò vui tạm kết thúc, nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật

* Cảnh sắc thiên nhiên:

  • Đào hơi phai nhưng nhụy hãy còn phong
  • Cỏ không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác
  • Mưa phùn đã được thay thế bằng những cơn mưa xuân
  • Bầu trời hiện lên những làn sáng hồng hồng

=> Không khí sinh hoạt của con người đã trở về cuộc sống sinh hoạt thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ, cái sức sống của nó.

b] Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, có thể thấy rằng, chính tình yêu và nỗi nhớ da diết cháy bỏng đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn của nhà văn, từ đó đã khiến cho ngòi bút của ông trở nên tinh tế hơn và nhạy cảm hơn.

Câu 5:

Qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả, cảnh sắc mùa xuân của miền Bắc được tái hiện lại với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ những người xa quê, yêu quê hương tha thiết mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc thật đẹp, là sự giao hòa của trời đất, của lòng người và của sức sống, của tình yêu.

- Vũ Bằng [1913 - 1984], sinh ra tại Hà Nội.

- Ông là nhà văn và nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí.

- Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, vừa làm báo vừa hoạt động cách mạng.

- Năm 2007, Vũ Bằng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

- Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng kiểm soát của Mĩ - Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất.

- Bài văn được trích từ thiên tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong tập tùy bút Thương nhớ mười hai.

b. Bố cục 

- Phần 1: [Từ đầu đến “mê luyến tâm hồn”]: Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

- Phần 2: [Tiếp đó đến “mở hội liên hoan”]: Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội.

- Phần 3: [Còn lại]: Cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giêng.

@433852@@433937@

- Ai cũng chuộng mùa xuân.

- Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió.

- Ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng.

- Nghệ thuật: điệp ngữ.

- Giọng văn: nhẹ nhàng, say đắm.

-> Tình yêu mùa xuân là điều hiển nhiên, luôn tồn tại trong sâu thẳm trái tim mỗi người, đấy là một quy luật.

2. Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội

- Thời tiết: mưa riêu riêu, gió lành lạnh từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, nồng nàn của khí xuân, hơi xuân ngập tràn trời đất và thấm vào lòng người.

- Âm thanh:

+ Tiếng nhạn kêu trong đêm.

+ Tiếng trống vọng chèo từ xa.

+ Câu hát ân tình của cô gái đẹp.

- Không khí mùa xuân còn được hiện lên trong khung cảnh gia đình: bàn thờ, đèn nên, nhang trầm và tình cảm gia đình yêu thương, gắn bó.

- Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh so sánh mới mẻ, sinh động, hấp dẫn diễn tả sức sống của mùa xuân.

- Mùa xuân khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người.

- Giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha của tác giả đã góp phần quan trọng tạo nên sức truyền cảm của đoạn văn.

-> Mùa xuân đã khơi dậy sức sống cho muôn vật, muôn loài và cho cả con người. Mùa xuân đất Bắc có những nét đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Tất cả được thể hiện trong tình yêu và nỗi niềm thương nhớ mùa xuân đất Bắc của tác giả.

@433989@@434140@

- Đoạn này tác giả tập trung miêu tả nét riêng của đất trời, thiên nhiên và không khí mùa xuân trong thời điểm từ sau ngày rằm tháng giêng âm lịch. Ở đây đã bộc lộ sự quan sát và cảm nhận  rất tinh tế, nhạy cảm của tác giả trong từng chi tiết ngoại cảnh:

+ Tết hết mà chưa hết hẳn, đào phai mà nhụy vẫn còn phong.

+ Có không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.

+ Trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn.

+ Con người trở về với bữa cơm gia đình giản dị.

+ Các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc.

-> Thấy được tác giả là người không chỉ am hiểu kĩ càng mà còn rất yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống.

- Ngòi bút của tác giả đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng. Tác giả đã phát hiện và miêu tả sự thay đổi, chuyển biến của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm tháng giêng.

@434203@

- Trình bày nội dung văn bản theo dòng cảm xúc lôi cuốn, say mê.

- Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.

- Có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo, giàu chất thơ.

2. Nội dung

Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.

@434046@

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Mùa xuân của tôi "

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Vũ Bằng [1913-1984], sinh ra tại Hà Nội Tác phẩm: Trích trong " Nhớ Sài Gòn" NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 1994.
  • Tác phẩm:
    • Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mỹ Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc.
    • Thể loại: trích từ tùy bút

2. Phân tích tác phẩm:

a. Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân

Tình yêu mùa xuân là điều hiển nhiên, luôn tồn tại trong sâu thẳm trái tim mỗi người, đấy là một quy luật: “Ai bảo...đừng thương...ai cấm được...thì mới hết”.

  • Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân:
  • Khẳng định tình yêu của  mình dành cho mùa xuân một tình yêu nồng nàn, đằm thắm.
  • Luôn tin rằng những người khác cũng thế bởi đó là quy luật của tình cảm.
  • Vũ Bằng nói đến mùa xuân với một cảm xúc rạo rực, đắm say, tự hào: “Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi... Nhựa sống ở trong người cứ căng lèn... Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra và đập mạnh han... Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.

b. Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội

  • Đặc trưng thời tiết: có mưa riêu riêu, gió lành lạnh.
  • Âm thanh:
    • Tiếng nhạn kêu trong đêm
    • Tiếng trống vọng chèo từ xa
    • Câu hát ân tình của cô gái đẹp
  • Khung cảnh tại các gia đình: bàn thờ, đèn nên, nhang trầm và tình cảm gia đình yêu thương, gắn bó
  • Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh so sánh mới mẻ, sinh động, hấp dẫn diến tá ức sống của mùa xuân
  •  Mùa xuân khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người:
    • Nhựa sống trong người căng lên
    • Tim dường như trẻ hơn ra và đập mạnh hơn……….

=> Nghệ thuật so sánh, hình ảnh gợi cảm đã làm nổi bật sức sống của mùa xuân trong thiên nhiên và trong lòng người.

=> Giọng văn kể, tả kết hợp nhịp nhàng với biểu cảm trực tiếp đã làm khắc sâu tình cảm nồng nàn của tác giả đối với mùa xuân Bắc Việt.

c. Cảnh sắc và không khí màu xuân đất Bắc sau ngày rằm tháng Giêng

  • Tết hết mà chưa hết hẳn, đào phai mà nhụy vẫn còn phong
  • Có không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác
  • Trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn
  • Con người trở về với bữa cơm gia đình giản dị
  • Các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân

Mùa xuân về đem đến bao sự đổi thay kì diệu, làm bừng lên bao sắc xuân, và nhất là trỗi dậy bao sức sống trong lòng người..Tác giả đưa ra một loạt những vế câu phủ định, điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu để khẳng định một điều: Con Người yêu mến mùa Xuân, đó là một quy luật tất yếu, tự nhiên. Bức tranh mùa Xuân đẹp, tràn đầy sức sống, tràn ngập khắp đất trời nhưng lại ấm áp, nồng nàn, đầy tình yêu thương,  mang nét đặc trưng của mùa xuân miền Bắc. Sức sống ấy tựa như nhựa sống ở trong người cứ căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

2. Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội

Cảnh thiên nhiên, khí hậu

  • Mưa riêu riêu, gió lành lạnh… đẹp như thơ mộng”
  • Cái rét ngọt ngào …. căm căm nữa
  • Tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo vọng lại, câu hát huê tình của cô gái đẹp…
  • Điệp từ, liệt kê, sử dụng đặc sắc các từ láy…

=> Cảnh mang màu sắc đặc trưng của vùng Bắc Bộ

Cảnh trong nhà: Bàn thờ, đèn nến, hương trầm, bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm.

=> Đó là những chi tiết hình ảnh rất đặc trưng cho cảnh sắc và không khí mùa Xuân ở đất Bắc. Cả trong thiên nhiên và sinh hoạt của con người. Tác giả đã gợi tả được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa Xuân, vừa có cái lạnh của “ mưa riêu riêu, gió lành lạnh” như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái nồng nàn của khí xuân, hơi xuân tràn ngập trời đất và thấm vào lòng người, những âm thanh tiếng nhạn kêu, tiếng chống chèo, câu hát huê tình. Không khí mùa xuân còn được hiện lên trong khung cảnh gia đình với bàn thờ, đèn nến, hương trầm…và tình cảm gia đình yêu thương thắm thiết.

3. Cảnh sắc và không khí màu xuân đất Bắc sau ngày rằm tháng Giêng

  • Bữa cơm giản dị, cánh màn điều,… kết thúc các trò chơi…=> cuộc sống êm đềm thường nhật đã thay thế không khí tưng bừng, rộn rã, náo nức của ngày Tết.
  • Phản ánh chính xác, phù hợp với thực tế cuộc sống sau rằm tháng Giêng của người miền Bắc:
    • Tết hết mà chưa hết hẳn, đào phai mà nhụy vẫn còn phong
    • Có không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác
    • Trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn
    • Con người trở về với bữa cơm gia đình giản dị
    • Các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc

Những hình ảnh tự nhiên từ sau rằm tháng Giêng. Ngòi bút của tác giả đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Tác giả đã phát hiện và miêu tả sự thay đổi, chuyển biến của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ tong một khoảng thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm tháng giêng.

4. Tổng kết

  • Nội dung: Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
  • Ý nghĩa: Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở – một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.
  • Nghệ thuật: Giọng điệu sôi nổi, tha thiết nhớ thương, miêu tả đặc sắc, so sánh hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề