Mùi đu đủ xanh quay ở đâu

Phim Mùi Đu Đủ Xanh do Pháp sản xuất, quay hoàn toàn ở phim trường trên đất Pháp nhưng do Trần Anh Hùng chỉ đạo nên mang cảm giác vô cùng mới lạ và đẹp mắt trong từng giây phút. Đây là một bộ phim dành cho những mọt phim yêu thích lối phim nhẹ nhàng, chậm rãi, vintage mang màu sắc đậm chất văn hóa Việt Nam.

“Kể về cuộc sống của cô bé Mùi từ quê lên Sài Thành làm người giúp việc cho gia đình một nhà bán vải. Mùi rất giống người con gái đã mất của bà chủ, vì vậy dù là người ở cô vẫn nhận được sự ưu ái hơn cả. Sau khi ông chủ bỏ đi với tất cả số tiền trong nhà, ông trở về và bị bệnh nặng, không bao lâu thì chết. Việc làm ăn của gia đình bà chủ cũng theo đấy đi xuống.

10 năm sau, vì để Mùi có cuộc sống tốt hơn, bà chủ đã để cô đến giúp việc cho nhà cậu Khuyến, bạn con trai cả của bà. Bảo là để cô đến giúp việc cho cậu nhưng bà lại cho cô bộ áo cánh đẹp, dây chuyền, lắc tay vàng giống như của hồi môn gả con gái đi vậy. Ở đây, Mùi nhìn thấy cuộc sống của cậu Khuyến với vị hôn thê của cậu. Nhưng cậu thích chơi dương cầm hơn dành thời gian cho cô. Dần dần cậu nhận ra cậu có tình cảm với Mùi lúc nào không hay. Khi vị hôn thê của cậu biết việc này đã lập tức hủy hôn. Từ đấy, Khuyến đã bày tỏ tình cảm của mình với Mùi và dạy cô đọc sách, đọc chữ. Cuối cùng, hình ảnh mờ ảo hiện ra cảnh cậu Khuyến đang chơi đàn, người chủ nhà ban đầu và hình ảnh Mùi ra dáng một quý bà đang đọc thơ cho chồng.”

Mùi Đu Đủ Xanh đẹp bởi một Sài Gòn thơ mộng

đẹp về mặt hình ảnh. Đẹp từ những khung hình đầu tiên. Bối cảnh của phim là Sài Gòn những năm 1950, mặc dù không thay đổi nhiều về khung cảnh nhưng vậy cũng đủ tái hiện cuộc sống của người dân nơi đây lúc bấy giờ. Một cuộc sống bình yên vô cùng.

Không biết đạo diễn Trần Anh Hùng đã tốn bao nhiêu thời gian để tìm được hết những đạo cụ đậm chất Việt Nam như trong phim, không đọc miêu tả cũng không biết đây là bộ phim được quay hoàn toàn ở Pháp. Cũng phải kể đến những cảnh quay dài, liên tục [xuất hiện rất nhiều xuyên suốt bộ phim] tập trung chủ yếu vào hành động của Mùi, nó khiến chúng ta nhìn thấy nhịp sống sinh hoạt sôi nổi, tất bật của con người trong phim.

Phim đẹp còn là một bộ phim có màu đẹp, không giống điện ảnh Hong Kong hay những phim Nhật Bản với màu sắc nặng, trầm buồn, Mùi Đu Đủ Xanh mang một màu sắc vô cùng trong trẻo, màu của những bóng nắng hắt xuống sân, màu của tâm hồn con người. Điều đó giúp bộ phim trở nên dịu dàng, dễ chịu. Không cần plot twist, bộ phim diễn ra một cách hết sức chậm rãi, bình bình, không cao trào, đơn giản mang tới cho người xem câu chuyện về lát cắt của một đời người thôi. Dù vậy cũng khó có thể đoán được nội dung tiếp theo lắm.

Mùi Đu Đủ Xanh đẹp bởi các nhân vật chuẩn mực

Đẹp thứ hai, xây dựng nhân vật với cốt cách chuẩn mực cùng dàn diễn viên đẹp. Đúng vậy! Trời ơi, xem phim mà xuýt xoa con bé Mùi xinh xắn thế, ánh mắt con bé to tròn, trong sáng nhìn mà mê. Rồi phong thái của bà chủ, cậu Khuyến,… đều thể hiện rất tốt. Ngôn ngữ cơ thể của các diễn viên hoàn toàn truyền tải được thông điệp mà không cần lời. Tuy báo chí hay các trang giới thiệu đều nói rằng phim kết thúc hạnh phúc, nhưng lúc xem khán giả khó có thể biết liệu đấy là thực tế hay do cô Mùi tưởng tượng ra. Dù sao thì cảm giác đọng lại vẫn là vui mừng vì cuối cùng người con gái ấy cũng tìm được bến đỗ hạnh phúc.

Một cái đẹp nữa, đẹp trong cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ.

• Đu đủ xanh: Hình ảnh đầu tiên Mùi nhìn thấy vào ngày đầu tiên làm giúp việc cho nhà bà chủ, xuất hiện 3 lần trong cả bộ phim. Đây là hình ảnh đại diện cho người phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ. Một hình tượng vừa “đủ” nghĩa là không đòi hỏi, chấp nhận cuộc sống an phận thủ thường. Ví như cô bé Mùi, 10 năm trời làm người ở nhưng vẫn vui vẻ mà sống, vẫn tìm được niềm vui nhỏ bé trong cuộc đời nhỏ bé của cô. Hay giống như bà chủ tiệm vải đầu tắt mặt tối lo toan mọi chuyện trong nhà nhưng vẫn nhún nhường trước người chồng bạc nhược chỉ lo ăn chơi, thậm chí khóc khi ông trở về sau khi lấy hết tiền bỏ nhà ra đi. Dù không có màu vàng đẹp mắt hay vị ngọt như quả chín nhưng “đu đủ xanh” có mùi hương đặc trưng cùng dòng nhựa trắng chảy ra khi mới cắt lôi cuốn người ta. Ruột đu đủ xanh màu trắng chính là ẩn dụ cho tâm hồn trong sáng, ngây thơ của người con gái.

• Nụ cười của ông Thuận: Thời lượng xuất hiện không nhiều, nhưng đóng vai trò kể câu chuyện về cái đẹp trong tình yêu của con người Việt Nam. Sau 7 năm trời dõi theo Bà Nội từ xa, cuối cùng với sự giúp đỡ của Mùi, ông cũng được nhìn thấy người mình luôn mong nhớ, cho dù chỉ là bóng lưng. Và nụ cười của ông, cũng là hình ảnh cuối cùng ông xuất hiện, thể hiện sự mãn nguyện như thể đó là giây phút đẹp nhất cuộc đời ông. Hạnh phúc đối với ông Thuận chỉ cần như thế.

• Chiếc áo đẹp nhất của Mùi: Ở cả lúc Mùi 10 tuổi và 10 năm sau, hình ảnh chiếc áo đẹp nhất được nhắc lại. Mùi luôn muốn xuất hiện với một dáng vẻ xinh đẹp nhất trước rung động đầu đời của mình. Hình ảnh chiếc áo ấy cũng là nhắc nhở về một tình yêu thuần khiết, còn ấp ủ suốt nhiều năm của người con gái, điều ấy vô cùng đáng quý.

Đây là một bộ phim có tiết tấu rất chậm, lại ít thoại. Nhưng đâu phải lúc nào cũng cần lời thoại để hiểu được nhân vật đâu, đôi khi phải cảm nhận bằng hình ảnh đạo diễn gửi gắm vào phim. Tóm lại, đây vẫn là một bộ phim đáng để xem nên là xem thử đi các bạn.

Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng một nội dung mang những ý nghĩa nhân văn sâu sắc, Mùi Đu Đủ Xanh được còn chăm chút, tỉ mỉ trong cách truyền tải các giá trị văn hóa truyền thống của con người Việt Nam, đẹp từ nhân vật, lời thoại cho đến những khung hình mang đậm chất thơ ca từ dàn cảnh đến dựng phim

1. Dàn cảnh, bối cảnh

Khuôn viên phía trước ngôi nhà bà chủ [nguồn ảnh: Eva.vn]

Mùi Đu Đủ Xanh lấy bối cảnh Việt Nam những năm 1950 nhưng toàn bộ tác phẩm đều được quay trên đất Pháp, trong một phim trường phục dựng tại Pháp. Cái khó và cũng là nỗi niềm băn khoăn của đạo diễn Trần Anh Hùng trong bộ phim này là làm sao bên cạnh việc dựng lại khung cảnh một Việt Nam xưa chân thực và gần gũi nhất thì còn phải truyền tải được hồn Việt vào trong từng nhịp phim. Những thước phim về cảnh sinh hoạt bên ngoài ngôi nhà của bà chủ, không gian nô nức, nhộn nhịp với những hàng quán của khu phố xưa, có quán kem, có tiệm hàng, tiệm sửa xe đạp… Tất cả đều được đạo diễn tái hiện lại một cách vô cùng sinh động và mang đầy nét bình dị, dân dã của đời sống lao động ngày thường.

Bối cảnh Việt Nam những năm 1950 được phụng dựng hoàn toàn tại phim trường đất Pháp trong phim Mùi Đu Đủ Xanh của Đạo diễn Trần Anh Hùng [nguồn ảnh: Eva.vn]

Tuy vẫn còn bị hạn chế nhiều về chiều sâu cũng như chiều rộng trong không gian, song cũng phải dành một lời khen cùng một lòng cảm phục gửi đến người đạo diễn tài năng này khi những hình ảnh như căn nhà truyền thống, con phố Việt Nam đã được Trần Anh Hùng khắc họa một cách vô cùng gần gũi, chi tiết và tỉ mỉ nhất có thể. Đâu đó, ta có thể cảm nhận được không gian hoài niệm trong những ngôi nhà Việt cổ xưa, những nội thất gỗ, kiến trúc đậm chất Á Đông với những đồ trang trí bằng gốm sứ đẹp mặt. Bước vào khuôn viên ngôi nhà của bà chủ - nơi cô bé Mùi đang làm thuê, người xem có thể cảm nhận được vẻ đẹp trong cách sống dân dã, bình dị nhưng cũng không kém phần tinh tế, trang nhã của người dân phố thị Sài gòn những năm 50.

Trước nhà là một khu vườn ngập tràn màu xanh của cây cối, cách sắp xếp khéo léo giữa những lu sành, chậu sứ kết hợp với ban công gỗ đỏ lạ mắt và mành tre che nắng đem lại vẻ đẹp thuần Việt hài hòa trong không gian sống. Ngôi nhà có cấu trúc hình chữ U với ba dãy nhà gồm khu bếp, khu nhà ngủ và gian nhà chính. Gian nhà chính gồm hai tầng, tầng trệt để tiếp khách, tầng thượng dùng để thờ cúng. Nhà được xây dựng với chất liệu chủ đạo là gỗ. Sàn lát gạch hoa màu nâu cánh gián. Các đồ nội thất trang trí trong nhà cũng có chất liệu cổ điển như gỗ, sứ, mành tre và màu chủ yếu là màu nâu trầm, nâu cánh gián, đen và trắng cũng được kết hợp rất hài hòa. Một phong cách xây nhà rất thân thuộc của con người Việt Nam đã được đạo diễn Trần Anh Hùng khai thác và dựng lại hết sức chân thực, sống động và mang lại được những xúc cảm về phố thị Việt Nam vô cùng mạnh mẽ cho người xem.

Bên trong ngôi nhà cổ thuần Việt phim Mùi Đu Đủ Xanh [nguồn ảnh: Pinterest.com]

Trong bối cảnh thời Pháp thuộc, việc văn hóa phương Tây dần du nhập cũng như ảnh hưởng sâu đến đời sống văn hóa Việt Nam cũng được đạo diễn đưa vào một cách vô cùng tinh tế. Những món đồ trang trí nhỏ trong nhà cho đến ngôi nhà đậm chất Pháp của Khuyến. Đây là một ngôi nhà được xây dựng và bài trí theo phong cách phương Tây. Với màu vàng chủ đạo, ngôi nhà toát lên vẻ đẹp tươi tắn, hiện đại, sống động khác hẳn với vẻ hoài cổ, u buồn, trầm mặc của ngôi nhà bà chủ hàng tơ lụa trước đây.

Cách kết hợp các đồ nội thất trong nhà rất hài hòa đem đến một cảm quan dung dị về sự giao cảm giữa cổ điển và hiện đại, phương Đông và Phương Tây. Đồng thời vẻ đẹp đậm chất nghệ thuật của không gian sống cũng thể hiện một gu thẩm mỹ vô cùng tinh tế của chủ nhân ngôi nhà. Có lẽ, việc quay tại một trường quay ở Pháp trong những thước phim này lại là một lợi thế khi đạo diễn Trần Anh Hùng có thể dễ dàng kiểm soát chi tiết hơn, làm tăng giá trị đặc tả trong từng khung hình.

2. Quay phim và dựng phim

Bên cạnh nhà cổ thuần Việt, Mùi Đu Đủ Xanh còn mang đến những kiến trúc đậm chất Pháp điển hình như nhà của Khuyến [nguồn ảnh: Pinterest.com]

Điều đã làm nên sự ấn tượng và đặc biệt trong cách quay phim của Mùi Đu Đủ Xanh chính là việc đạo diễn Trần Anh Hùng đã sử dụng rất nhiều những cú máy dài [long take], những cú máy di chuyển ngang theo từng chuyển động của nhân vật. Qua đó, đạo diễn muốn người xem là những vị khán giả đứng từ bên ngoài và nhìn nhận toàn bộ những hành động, sự việc từ nhân vật bằng một ánh nhìn khách quan nhất. Những cú máy dài liên tiếp nối đuôi nhau cùng với việc chọn lựa góc quay vô cùng khéo léo của đạo diễn Trần Anh Hùng càng tạo nên sự nhẹ nhàng, sâu lắng trong nhịp phim. Nhờ có một mạch phim chậm rãi như thế mà bộ phim đã tái hiện lên được rõ nét không gian cuộc sống yên bình giữa lòng Sài Gòn.

Cũng từ đó, người xem thấy rõ được từng cử chỉ, hành động của các nhân vật trong phim cũng vô cùng chậm rãi, từ tốn, bình tĩnh như chính tính cách và số phận của những người phụ nữ trong gia đình: Bà chủ, bà Ty và cả Mùi. Những nhân vật nam trong phim cũng thế, cũng vô cùng điềm đạm, chậm rãi trong từng hành động của mình, song lại vô cùng đối lập nhau về tính chất công việc mà hai bên đang làm.

Những người đàn ông gia đình luôn chậm rãi, nhàn hạ, đối lập hoàn toàn với người phụ nữ

Bên cạnh đó, để tạo ra cho người xem một góc nhìn đa diện và khách quan nhất, trong phim còn sử dụng rất nhiều những mặt nạ khung hình. Không ít những khung cảnh chúng ta sẽ nhìn thấy nhân vật qua các khung cửa, từ cửa rào sắt đến cửa sổ trong nhà, ta như thông qua đó thấu hiểu hơn được một phần nào đó những xúc cảm thầm lặng đến từ những người phụ nữ bên trong căn nhà kia. Sự tinh tế trong việc chọn lựa các góc quay của đạo diễn Trần Anh Hùng còn thể hiện trong việc đạo diễn chọn những góc máy từ sau lưng để lấy nhân vật làm trung tâm.

Phân đoạn ông bà chủ ngồi nói chuyện cùng nhau, cảnh quay trung cảnh với góc máy luôn đặt đối diện có sự ngăn cách phía sau lưng của người còn lại như thể hiện chính sự ngăn cách, rào cản tiếng nói 9 trong gia đình của vợ chồng trước bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Điểm nhìn của khán giả còn được đạo diễn thông qua nhân vật Mùi trong phân cảnh Mùi lau dọn bàn thờ. Lúc này, góc máy thấp từ từ hướng lên phía bàn thờ vừa thể hiện sự tôn nghiêm, trang trọng trong truyền thống thờ cúng của người Việt Nam từ xưa, vừa khiến cho Mùi trở nên nhỏ bé hơn bao giờ hết. Nó còn như lột tả rõ nét thân phận thấp hèn của nhân vật Mùi cũng như khát khao vươn lên trước số phận của người phụ nữ Việt Nam thời xưa.

Cảnh Mùi lau dọn bàn thờ [nguồn ảnh: Pinterest.com

Sự linh hoạt trong cách chọn góc quay của đạo diễn Trần Anh Hùng giúp người xem có những điểm nhìn linh hoạt hơn bao giờ hết, lúc thì như một người đi đường quan sát mọi thứ một cách khách quan nhất, lúc thì lại đưa người xem trong cùng góc quay, hướng quay với nhân vật như đang ở cùng một điểm với họ và được trải qua những cảm nhận chân thật nhất từ nhân vật.

Điển hình như trong phân cảnh Mùi đang lau nhà, máy quay lúc này đặt thấp ngang tầm mắt. Hai đứa trẻ cùng một thế hệ nhưng lại mang những thân phận khác nhau và ngay sau đó là những góc máy đặc tả hình ảnh con ếch nhỏ bé giữa một thế giới tự nhiên rộng lớn mà ít khi chúng ta chú ý trong cuộc sống như thể hiện sự tương đồng với thân phận của Mùi, luôn mong muốn, khao khát được sống một cuộc đời tự do dù cho thân phận nhỏ bé như chú ếch kia, vẫn ung dung, hồn nhiên hòa mình vào thế giới bao la của tự nhiên.

Cùng một khung hình nhưng hai đứa trẻ đang cho thấy sự phân tầng địa vị vô cùng khác biệt

Một bộ phim để đạt được những thành tựu lớn không thể nào không nhắc đến vai trò của bối cảnh, dàn cảnh và nghệ thuật quay dựng trong phim và đạo diễn Trần Anh Hùng đã làm khá tốt điều này. Đây cũng chính là một trong số những lý do giúp Mùi Đu Đủ Xanh gặt hái được rất nhiều những thành công và được góp mặt trong đề cử thưởng Oscar danh giá.

Video liên quan

Chủ Đề