Năm 1992 toàn tỉnh sóc trăng có bao nhiêu cơ sở đảng

Trải qua các kỳ đại hội, Đảng bộ tỉnh đề ra nhiều chủ trương, giải pháp toàn diện; Trong đó, có những chủ trương mang tính đột phá, mở đường cho kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển, đưa Sóc Trăng từ một tỉnh nghèo trở thành tỉnh cơ bản thoát ra khỏi tình trạng kinh tế kém phát triển.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Hệ thống mạng lưới trường lớp được phát triển và mở rộng. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên được quan tâm, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên; chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có nhiều tiến bộ.

Năm học 2021 - 2022 toàn tỉnh có 487 trường, với 14.264 giáo viên đứng lớp và 265.118 học sinh ở 3 cấp học, tăng 265 trường, 8.652 giáo viên và 73.984 học sinh so với năm học 1992 - 1993. Tín đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 355/487 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 52,81% so với năm 2012.

Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng là một trong bệnh viện đầu tiên của ĐBSCL trang bị và ứng dụng thành công kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể - ECMO

Mạng lưới y tế tại Sóc Trăng được củng cố và hoàn thiện. Năm 2021, tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế là 100%, tăng 81,90% so với năm 2004. Có 91,70% trạm y tế có bác sỹ phục vụ, tăng 43,2% so với năm 1992; 100% xã có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và các phương tiện chuyên ngành được chú trọng đầu tư. Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân năm 2021 là 31,78 giường/vạn dân, tăng 23,99 giường so với năm 1992.

Các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe tại tỉnh ngày càng đa dạng; Tỷ lệ bác sỹ/vạn dân năm 2021 của tỉnh là 8,38 bác sỹ/vạn dân, tăng 5,93 bác sỹ so với năm 1992. Hiện trên địa bàn tỉnh có một số bệnh viện mang tàm vóc lớn, như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Phương Châu…

Công tác phòng bệnh được thực hiện tốt, toàn tỉnh đã khống chế và cơ bản thanh toán được các bệnh nguy hiểm, không xảy ra các dịch bệnh lớn. Tỉnh giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ 30 - 20% năm 1992 xuống còn 10% vào năm 2021. Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng phòng ngừa miễn dịch đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 99% vào năm 2021.

Đặc biệt, năm 2020 - 2021 tỉnh đã thành công trong công tác phòng chống đại dịch COVID-19, góp phần bảo vệ sức khỏe Nhân dân, ổn định đời sống và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Tỷ lệ hộ nghèo lúc mới tái lập tỉnh chiếm đến 36,7%, đến năm 2021 chỉ còn 6,64% theo chuẩn nghèo mới.

Tại Sóc Trăng, hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao có nhiều tiến bộ. Các phương tiện thông tin đại chúng phát triển rộng khắp với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng. Toàn tỉnh đã phủ sóng truyền thanh, truyền hình, 100% xã có đài truyền thanh. Các hội thi, hội diễn văn hóa, nghệ thuật, các CLB sinh hoạt… được tổ chức hàng năm, tạo khí thế sôi nổi, vui tươi. Nhiều lễ hội được tổ chức trang trọng, đậm đà bản sắc dân tộc, như: Lễ hội Oóc Om Bok - Đua ghe Ngo, Lễ hội Nghinh Ông…

Công tác bảo tồn, bảo tàng đóng vai trò quan trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của tỉnh. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 8 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, 41 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển mạnh mẽ, toàn diện trong dân.

Đến cuối năm 2021, tỉnh có 98% khóm, ấp, tổ dân phố; 98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và 93% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Phong trào thể dục, thể thao được duy trì và phát triển; Thể thao thành tích cao đạt được nhiều huy chương ở các giải quốc gia.

Đoàn thể thao Sóc Trăng xếp 20/65 tỉnh, thành, ngành và xếp hạng 5 tại Đại hội thể dục, thể thao ĐBSCL lần thứ VIII, tổ chức tại tỉnh Vĩnh Long vào năm 2020. Công tác quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tỉnh chú trọng thường xuyên, triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều chương trình, hoạt động có hiệu quả...

Sóc Trăng kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh

Cao Xuân Lương

13:45 23/04/2017

Tối 22/4, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm “25 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng [1992-2017] và 42 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam [30/4/1975-30/4/2017]”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng. Ảnh VGP/Quang Hiếu.

Đến dự lễ kỷ niệm có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các Bộ ban ngành Trung ương, các vị nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước; lãnh đạo chính quyền địa phương, nguyên lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, lãnh đạo các tỉnh, thành bạn cùng đông đảo nhân dân trong tỉnh.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chuyện khẳng định: Sau 25 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Sóc Trăng đã có sự vươn lên vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Ngày đầu mới tái lập, Sóc Trăng là một tỉnh nghèo; cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu; cơ sở vật chất ngành y tế, giáo dục còn thiếu thốn; mức hưởng thụ của nhân dân trong các hoạt động văn hóa, xã hội còn hạn chế; tổng sản phẩm nội tỉnh chỉ đạt 1.268 tỉ đồng; diện tích lúa 1 vụ có năng suất thấp đạt 3,4 tấn/ha], tổng sản lượng lúa đạt khoảng 827.000 tấn; tỷ lệ hộ nghèo đói chiếm trên 60%…

Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 10%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm khu vực I, tăng khu vực II, III; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; thu nhập bình quân đầu người từ 1,3 triệu đồng năm 1992 tăng lên 30,8 triệu đồng năm 2016; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,4%; đã có 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Từ một tỉnh thường xuyên thiếu lương thực, đến nay, tổng sản lượng lúa của tỉnh đạt trên 2 triệu tấn/năm, năng suất đạt 6 tấn/ha; tổng sản lượng thủy sản năm 2016 đạt 236.000 tấn, góp phần nâng giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 141 triệu đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp từ 500 tỉ đồng năm 1992 tăng lên 25.000 tỉ đồng năm 2016.

Về công nghiệp, đến nay, đã đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng Khu Công nghiệp An Nghiệp [tỷ lệ lấp đầy đạt 71%]; triển khai Trung tâm Điện lực Long Phú, dự kiến đến năm 2018 phát điện Tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1, công suất 1.200 MW...

Toàn tỉnh hiện có 6.843 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; trong đó, có 11 nhà máy chế biến thủy sản, tổng công suất trên 126.000 tấn, giải quyết việc làm 50.000 lao động.

Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư mạnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều công trình trọng điểm đã được đầu tư, nâng cấp; các dự án điện nông thôn được đầu tư, nâng cấp.

Hiện nay, 100% số xã có mạng lưới điện; tỷ lệ hộ có điện là 99,8% [trong đó, hộ dân nông thôn đạt 98,9%]. Xuất khẩu hàng hóa năm 1992 là 25.300 USD; đến năm 2016, giá trị xuất khẩu hàng hóa là 630 triệu USD [trong đó, xuất khẩu thủy sản chiếm 91%].

Hoạt động du lịch có bước phát triển, ước tính có khoảng 1 triệu lượt khách mỗi năm. Năm 2016, có khoảng 1,13 triệu lượt khách tham quan, du lịch, doanh thu dịch vụ du lịch 460 tỉ đồng. Văn hóa, xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, 100% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Toàn tỉnh hiện có 210/552 trường đạt chuẩn quốc gia.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt nhiều tiến bộ, năm 2016 có trên 88% tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; đầu tư đưa vào sử dụng Bệnh viện Đa khoa tỉnh, quy mô 700 giường.

Công tác quốc phòng địa phương được tăng cường, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; triển khai có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước về dân tộc, tôn giáo, chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được tăng cường, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được duy trì.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao biểu dương sự nỗ lực phấn đấu, những kết quả to lớn đạt được và sự đóng góp quan trọng của Đảng bộ, quân và dân Sóc Trăng vào thành tựu chung của cả nước trong suốt 25 năm qua, góp phần làm thay đổi đáng kể diện mạo của tỉnh, tạo tiền đề cho Sóc Trăng tiếp tục đổi mới, phát triển nhanh và bền vững hơn trong những năm tới.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng rằng Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Sóc Trăng sẽ tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm với nỗ lực cao nhất tiếp tục đưa Tỉnh nhà phát triển nhanh, bền vững trong xu thế chung của đất nước”.

Thủ tướng lưu ý Sóc Trăng cần phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài tỉnh để tạo ra những đột phá nhằm phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả hơn trên cơ sở áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có có giá trị gia tăng cao; chủ động hội nhập quốc tế, tìm kiếm thị trường để mở rộng xuất khẩu.

Đồng thời cần liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long để phối hợp xây dựng các đề án liên kết phát triển; trước mắt cần khẩn trương hoàn thành và triển khai thực hiện Đề án liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Bán đảo Cà Mau với các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Chủ đề: Sóc Trăng Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng 25 tái lập tỉnh sóc trăng

Video liên quan

Chủ Đề