Nâng cao chất lượng tự học của sinh viên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNPHÒNG GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊNCHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌCTIỂU LUẬN CÁ NHÂNNGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ HỌCCHO SINH VIÊN NGÀNH MARKETING - TRƯỜNG ĐẠI HỌCAN GIANG TRONG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TÍN CHỈGVHD: TS. ĐỖ DÌNH THÁIHVTH: LƯ VĂN BẢO LONGLỚP: NVSP K52TP.HCM, Tháng 08 năm 2018GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁINHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................MỤC LỤCA. LỜI MỞ ĐẦU……………….…………………..………………………….4HVTH: LƯ VĂN BẢO LONG2GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁIB. PHẦN NỘI DUNG………………………………………………...……….6CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN….…………………………………………6CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNHMARKETING - TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ………………………12C. KẾT LUẬN ……………………………………….………………………19TÀI LIỆU THAM KHẢO….…………………….…………………………..22HVTH: LƯ VĂN BẢO LONG3GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁIA.LỜI MỞ ĐẦUTrong thời đại mà khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhàtrường dù tốt đến mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người họccũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tựhọc cho sinh viên [SV] là một công việc có vị trí cực kì quan trọng trong các nhàtrường đại học. Chỉ có tự học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường, nhiều cáchthức khác nhau mỗi sinh viên mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về trithức khoa học về đời sống xã hội. Từ đó có được sự tự tin trong cuộc sống, côngviệc bởi năng lực toàn diện của mình. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:Mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một mô hình chủ yếu hiện nay tại cáctrường Đại học Việt Nam. Trường Đại học An Giang đang trong quá trình gia nhập vàohệ thống Đại học Quốc Gia TP.HCM. Trong năm 2018 này là năm đầu tiên trường mởra ngành Marketing. Do đó, với sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất khi cònchưa quen với môi trường sống cũng như cách giảng dạy ở trường Đại học - một môitrường khác hoàn toàn với môi trường ở phổ thông của các em thì việc làm quen vớimô hình này lại càng khó khăn hơn. Một số sinh viên còn chưa ý thức cũng như chưaxác định được rõ ràng con đường đi của mình, chưa có một phương pháp học hợp lý,trong khi yêu cầu về tính chủ động trong học tập là rất cao. Để nắm bắt toàn diệnnhững kiến thức chuyên môn ở bậc Đại học đòi hỏi sinh viên phải có nhiều nỗ lựctrong hoạt động học tập, đặc biệt phải dành nhiều thời gian cho việc tự học và tựnghiên cứu và cần có một phương pháp học đúng đắn, phù hợp và hiệu quả. Trong đóphương pháp tự học đóng một vai trò vô cũng quan trọng.Tự học có vai trò ý nghĩa rất lớn, không chỉ trong giáo dục nhà trường mà cả trongcuộc sống. Trong nhà trường bản chất của sự học là tự học, cốt lõi của dạy học là dạyviệc học, kết quả của người học tỉ lệ thuận với năng lực tự học của người học. Ngoàiviệc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện hình thành và rèn luyện khảHVTH: LƯ VĂN BẢO LONG4GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁInăng hoạt động độc lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đó tạo điều kiện và cơ hộihọc tập suốt đời.Tự học là nhu cầu, một năng lực cần có của mọi người trong thời đại ngày nay, dođó mục tiêu quan trọng nhất của nhà trường không phải trang bị cho người học tri thứcmà là phương pháp tự học.Trên thực tế hiện nay, hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học An Giang vẫncòn nhiều hạn chế, trong đó nhiều sinh viên chưa dành nhiều thời gian cho việc tự học,chưa xây dựng và rèn luyện kỹ năng tự học cho bản thân, hình thức tự học chưa hợplý… Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học AnGiang hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động tựhọc của sinh viên góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đào tạo là có tínhcấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu biệnpháp nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên ngành Marketing -Trường đại học AnGiang trong mô hình đào tạo tín chỉ” Mục tiêu nghiên cứu:Nghiên cứu lý luận về vấn đề tự học và khảo sát thực trạng tự học của sinh viên ngànhMarketing - Trường Đại học An Giang trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, trên cơsở đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tự học của sinh viên ngành Marketing - TrườngĐại học An Giang. Đối tượng nghiên cứu:Hoạt động tự học của sinh viên ngành Marketing trường Đại học An Giang. Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp kết hợp từ lý thuyết đến phân tích, đánh giá , nhận xét… Phạm vi nghiên cứu:- Sinh viên ngành Marketing tại trường Đại học An Giang Kết quả nghiên cứu: hình thành bài tiểu luận gồm 3 phần:- A. Phần mở đầu- B. Phần nội dung- C. Phần kệt luậnHVTH: LƯ VĂN BẢO LONG5GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁIB.PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1. Khái niệm và vai trò của tự học:1.1.1. Khái niệm về tự học:Trong tập bài giảng chuyên đề Dạy tự học cho SV trong các nhà trườngtrung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học GS – TSKH Thái Duy Tuyên viết:“Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình độngnão, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ [quan sát, so sánh, phân tích, tổnghợp…]cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vựchiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nóthành sở hữu của chính bản thân người học”.Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn vềkhái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thứckinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vàotình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề,thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”.Trong bài phát biểu tại hội thảo Nâng cao chất lượng dạy học tổ chức vàotháng 11 năm 2005 tại Đại học Huế, GS Trần Phương cho rằng: “ Học bao giờ vàlúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thếhệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyệncho mình kĩ năng thực hành những tri thức ấy”.Từ những quan niệm trên đây có thể nhận thấy rằng, khái niệm tự học luôn đicùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân. Tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng củamỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua các hoạtHVTH: LƯ VĂN BẢO LONG6GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁIđộng tự thân ấy. Để có được, đạt tới sự hoàn thiện thì mỗi SV phải tự thân tiếp nhậntri thức từ nhiều nguồn; Tự thân rèn luyện các kĩ năng; Tự thân bồi dưỡng tâm hồncủa mình ở mọi nơi mọi lúc.1.1.2. Vai trò của tự học:Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học.Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức rõ ý nghĩa của phương pháp dạy tự học.Trong quá trình hoạt động dạy học [DH] giảng viên [GV] không chỉ dừng lại ở việctruyền thụ những tri thức có sẵn, chỉ cần yêu cầu SV ghi nhớ mà quan trọng hơn làphải định hướng, tổ chức cho SV tự mình khám phá ra những qui luật, thuộc tínhmới của các vấn đề khoa học. Giúp SV không chỉ nắm bắt được tri thức mà còn biếtcách tìm đến những tri thức ấy. Thực tiễn cũng như phương pháp dạy học hiện đạicòn xác định rõ: càng học lên cao thì tự học càng cần được coi trọng, nói tới phươngpháp dạy học thì cốt lõi chính là dạy tự học. Phương pháp tự học là cầu nối giữa họctập và nghiên cứu khoa học. Bởi vì SV đại học không phải là những học sinh cấpbốn. Họ cần có thói quen nghiên cứu khoa học, mà để có được thói quen ấy thìkhông thể không thông qua con đường tự học. Muốn thành công trên bước đườnghọc tập và nghiên cứu thì phải có khả năng phát hiện và tự giải quyết những vấn đềmà cuộc sống, khoa học đặt ra.Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽcho quá trình học tập.Một trong những phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân là tính tích cực, sự chủđộng sáng tạo trong mọi hoàn cảnh.Và, một trong những nhiệm vụ quan trọng củagiáo dục là hình thành phẩm chất đó cho người học. Bởi từ đó nền giáo dục mớimong đào tạo ra những lớp người năng động, sáng tạo, thích ứng với mọi thị trườnglao động, góp phần phát triển cộng đồng. Có thể xem tính tích cực [hình thành từnăng lực tự học] như một điều kiện, kết quả của sự phát triển nhân cách thế hệ trẻtrong xã hội hiện đại. Trong đó hoạt động tự học là những biểu hiện sự gắng sức caovề nhiều mặt của từng cá nhân người học trong quá trình nhận thức thông qua sựhưng phấn tích cực. Mà hưng phấn chính là tiền đề cho mọi hứng thú trong học tập.Có hứng thú người học mới có được sự tự giác say mê tìm tòi nghiên cứu khámHVTH: LƯ VĂN BẢO LONG7GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁIphá. Hứng thú là động lực dẫn tới tự giác. Tính tích cực của con người chỉ đượchình thành trên cơ sở sự phối hợp ngẫu nhiên giữa hứng thú với tự giác. Nó bảođảm cho sự định hình tính độc lập trong học tập.Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳngđịnh năng lực phẩm chất và để cống hiến. Tự học giúp con người thích ứng với mọibiến cố của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bằng con đường tự học mỗi cá nhân sẽkhông cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh với nhữngtình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức to lớntừ môi trường nghề nghiệp. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩnăng tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo chohọ lòng ham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao.Với những lí do nêu trên có thể nhận thấy, nếu xây dựng được phương pháp tựhọc, đặc biệt là sự tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng tạo sẽ khơi dậy năng lựctiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho người học.1.1.3. Mục đích của tự học:Mục đích của tự học không chỉ là những kiến thức, những sự kiện được ghi nhớmột cách máy móc mà còn là đường tư duy để đi đến kiến thức đó.Mục đích tự học là để trao dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, rèn luyện nhân cách vàlàm người hữu ích cho xã hội. Mục đích đó không chỉ học trong vòng vài năm, màphải học suốt đời. Đặc biệt, trong xã hội học tập như ngày nay, theo UNESCO thìngười ta tự học để biết, để làm người, để làm việc và để chung sống – bốn động cơnày luôn thôi thúc con người ta phải luôn học tập để đạt đến chận, thiện, mỹ.1.1.4. Ý nghĩa của tự học:Tự học mang ý nghĩa cũng cố, trao dồi tri thức vừa có ý nghĩa mở rộng hiểu biết.Tự học có nghịa là người học phải độc lập, tự xây dựng kế hoạch, phương pháp họctập cho mình, tự năng động tìm tòi, phân tích những sách vở, tài liệu tiến tới làmchủ tri thức và kỹ năng. Tự kiếm chế đối với những ảnh hưởng ngoại cảnh haynhững ước muốn không hợp lẽ trong tư tưởng là điều kiện cần thiết đối với quátrình tự học. Nếu thiếu sự kiên trì, những yêu cầu cao, sự nghiêm túc của bản thânthì người học không bao giờ thực hiện được kế hoạch học tập do chính mình đặc ra.HVTH: LƯ VĂN BẢO LONG8GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁIVề phía nhà trường, việc tổ chức hiệu quả các hoạt động tự học cho người học cũnggóp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hoàn thành mục tiêu giáo dục của trường.Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân sinh viên để hoàn thành nhiệm vụ họctập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học - đào tạo trong nhàtrường. Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quá trình nhận thứccủa sinh viên. Trong quá trình đó, người học hoàn toàn chủ động và độc lập, tự lựctìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo, điều khiển của giáo viên.1.2. Lý thuyết tự học:1.2.1. Năng lực cốt lõi của người học:Năng lực cốt lõi của người học được phân tích gồm 3 môi trường như sau:Môi trường bên trong cá nhân [mỗi người đều có một ít năng lực bản thân]bao gồm:+ Tự Học: tìm tòi, phát hiện vấn đề; định hướng để tự tìm ra kiến thức mới;tự kiểm tra và tự điều chỉnh.+ Thích ứng: vượt khó; điều chỉnh tư duy, suy nghĩ mềm dẻo; quản lý, pháttriển bản thân; thay đổi khi cần thiết.+ Sáng tạo: phân tích vấn đề; định nghĩa lại vấn đề; tư duy, logic và kháiquát theo cách khác; phân biệt và đánh giá+ Sử dụng công nghệ: khả năng tiếp cận nhanh khoa học kỹ thuật; thíchnghi và cải tiến theo công nghệ mới+ Giải quyết vần đề: phân tích vấn đề; tìm ra nguyên nhân và kết quả; tìmphương pháp giải quyết+ Trí tuệ cảm xúc: nhận thức , bày tỏ cảm xúc; quản lý và điều chỉnh cảmxúc; nhận biết cảm xúc người khác; quản lý stress; xử lý hài hòa các mối quanhệ+ Tổ chức & quản lý: sắp xếp thời gian / công việc; điều phối công việc mộtcách khoa học; kiểm soát công việc+ Nhận thứcMôi trường học tập [quá trình học tập sẽ giúp bản thân phát huy năng lực]HVTH: LƯ VĂN BẢO LONG9GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁIMội trường tiếp xúc và làm việc xã hội [năng lực cá nhân được phát triểnmạnh khi tiếp xúc với môi trường làm việc trong xã hội]1.2.2. Các yếu tố tự học:Để tự nghiên cứu, không chỉ quy trình, mà còn cả những phẩm chất cá nhân củangười học, đặc điểm của quá trình nhận thức, và môi trường có thể thúc đẩy sựtương tác của một số yếu tố là rất quan trọng: Sự tham gia của người học vào các dự án nghiên cứu xác thực Các phẩm chất đặc trưng của người giám sát tự học, như chuyên môn tronglĩnh vực nghiên cứu, kinh nghiệm, ân cần và khoan dung Tư vấn xây dựng và cung cấp thông tin phản hồi Văn hóa về việc thúc đẩy và duy trì độc lập trong tổ chức1.2.3. Các yếu tố cơ bản của người học cần có:Các yếu tố cơ bản của người học cần có: tính kỉ luật, tính tự lực, đọc tài liệu, sựtự tin, chủ động, say mê, kiên trì1.2.4. Phương pháp tự học:Phương pháp tự học của sinh viên chính là cách thức mà sinh viên tổ chức việctự học của mình như việc đặt mục tiêu, lên kế hoạch, thực hiện việc tự họccủa mìnhđể nhằm hướng tới đạt được kết quả cao trong học tập. Phương pháp tự học phảituân thủ theo các nguyên tắc: lên kế hoạch tự học rõ ràng, tránh thích gì học đó, bỏqua ý nghĩ phải học thật nhanh, chọn phương pháp học thật phù hợp, luôn tự tạođộng lực tự học.Một số phương pháp tự học bao gồm: Lý thuyết học tập chủ động: theo nhóm; sinh viên làm việc độc lập; tập trungvào quá trình lĩnh hội nội dung; giảng viên hướng dẫn, đánh giá Lý thuyết học tập hợp tác: sự phụ thuộc lẫn nhau giữa người học; phát triển kỹnăng nhận thức xã hội; xây dựng kế hoạch và tổ chức chặt chẽ Dạy theo chủ đề: lựa chọn chủ đề; thiết kế chương trình; lựa chọn cách dạy;sinh viên trình bày trước lớp Dạy với sự trợ gióp của trang thiết bị hiện đại: máy tính; các thiết bị lưu trữ;môi trường tương tácHVTH: LƯ VĂN BẢO LONG10GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNHVTH: LƯ VĂN BẢO LONGTHÁI11GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁICHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CHOSINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ - TRƯỜNGĐẠI HỌC AN GIANG2.1. Nội dung của quá trình tự học:Bàn về hoạt động tự học và phương pháp tổ chức cho SV tự học như thế nào để cóhiệu quả thiết thực là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Ngoài việc tìm hiểu kháiniệm, những vấn đề liên quan đến động cơ, thói quen học tập của SV thì mỗi GV rấtcần đến quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra nội dung cơ bản, các phương cách tối ưurèn luyện phương pháp tự học cho SV. Đặc biệt là việc nhận diện xem những phươngpháp đó ngoài sự thích ứng chung cho mọi SV có đáp ứng được cho từng nhóm đốitượng trong những giai đoạn và điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong suốt quá trìnhđào tạo hay không.Để đáp ứng yêu cầu nêu trên cần xác định rõ những yêu cầu cơ bản của hoạtđộng tự học như: nội dung của hoạt động tự học gồm mấy vấn đề, để tiếp cận nóphải tuân thủ theo qui trình nào, điều kiện để áp dụng có hiệu quả các yêu cầu rasao… từ đó xây dựng những biện pháp dạy tự học tích cực tương ứng.Với tất cả các lĩnh vực khoa học, việc dạy tự học có những điểm chung, thốngnhất về cách thức cũng như phương pháp. Đó là những vấn đề được xác định nhưsau:2.1.1. Xây dựng động cơ học tậpKhơi gợi hứng thú học tập để trên cơ sở đó ý thức tốt về nhu cầu học tập.Người học tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làm đầutiên. Bởi vì, thành công không bao giờ là kết quả của một quá trình ngẫu hứngtùy tiện thiếu tính toán, kể cả trong học tập lẫn nghiên cứu. Nhu cầu xã hội và thịtrường lao động hiện tại đặt ra cho mỗi người những tố chất cần thiết chứ khôngphải là những điểm số đẹp, những chứng chỉ như vật trang sức vào đời mà khôngHVTH: LƯ VĂN BẢO LONG12GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁIcó thực lực vì động cơ học tập lệch lạc. Có động cơ học tập tốt khiến cho ngườita luôn tự giác say mê, học tập với những mục tiêu cụ thể rõ ràng với một niềmvui sáng tạo bất tận.Trong rất nhiều động cơ học tập của SV, có thể khuôn tách thành hai nhóm cơbản:- Các động cơ hứng thú nhận thức.- Các động cơ trách nhiệm trong học tập.Thông thường các động cơ hứng thú nhận thức hình thành và đến được vớingười học một cách tự nhiên khi bài học có nội dung mới lạ, thú vị, bất ngờ,động và chứa nhiều những yếu tố nghịch lí, gợi sự tò mò. Động cơ này sẽ xuấthiện thường xuyên khi GV biết tăng cường tổ chức các trò chơi nhận thức, cáccuộc thảo luận hay các biện pháp kích thích tính tự giác tích cực từ người học.Động cơ nhiệm vụ và trách nhiệm thì bắt buộc người học phải liên hệ với ýthức về ý nghĩa xã hội của sự học. Giống như nghĩa vụ đối với Tổ quốc, tráchnhiệm đối với gia đình, thầy cô, uy tín danh dự trước bạn bè…Từ đó các em mớicó ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện mọi nhiệm vụ họctập, những yêu cầu từ GV, phụ huynh, tôn trọng mọi chế định của xã hội và sựđiều chỉnh của dư luận.Cả hai động cơ trên không phải là một quá trình hình thành tự phát, cũngchẳng được đem lại từ bên ngoài mà nó hình thành và phát triển một cách tự giácthầm lặng từ bên trong. Do vậy người GV phải tùy đặc điểm môn học, tùy đặcđiểm tâm sinh lí lứa tuổi của đối tượng để tìm ra những biện pháp thích hợpnhằm khơi dây hứng thú học tập và năng lực tiềm tàng nơi SV. Và, điều quantrọng hơn là tạo mọi điều kiện để các em tự kích thích động cơ học tập của mình.Đối với phần đông những người trẻ, việc tạm gác những thú vui, những trò giảitrí hấp dẫn nhất thời để toàn tâm toàn sức cho việc học là hai điều có ranh giới vôcùng mỏng manh. Nó đòi hỏi sự quyết tâm cao và một ý chí mạnh mẽ cùng nghilực đủ để chiến thắng chính bản thân mình. Đối với người trưởng thành, khi mụcđích cuộc đời đã rõ, ý thức trách nhiệm đối với công việc đã được xác định và sựhọc đã trở thành niềm vui thì việc xác định động cơ thái độ học tập nói chungkhông khó khăn như thế hệ trẻ. Tuy nhiên không phải là hoàn toàn không có. VìHVTH: LƯ VĂN BẢO LONG13GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁIsuy cho cùng ai cũng có những nhu cầu riêng và từ đó có những hứng thú khácnhau. Vấn đề là phải biết kết hợp biện chứng giữa nội sinh và ngoại sinh, tức làhứng thú nhận thức, hứng thú trách nhiệm được đánh thức, khơi dậy trên cơ sởnhững điều kiện tốt từ bên ngoài. Trong đó người thầy đóng vai trò chủ đạo.2.1.2. Xây dựng kế hoạch học tậpĐối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ vàkế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Trong đó kế hoạch phảiđược xác định với tính hướng đích cao. Tức là kế hoạch ngắn hạn, dài hơi thậmchí từng môn, từng phần phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thờiđiểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi là quan trọng để ưutiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. Nếu việc học dàn trảithiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã xác định đượctrọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí logic về cả nội dung lẫnthời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mụctheo thứ tự được thể hiện chi tiết trong kế hoạch. Điều đó sẽ giúp quá trình tiếnhành việc học được trôi chảy thuận lợi.2.1.3. Tự mình nắm vững nội dung tri thứcĐây là giai đoạn quyết định và chiếm nhiều thời gian công sức nhất. Khốilượng kiến thức và các kĩ năng được hình thành nhanh hay chậm, nắm bắt vấn đềnông hay sâu, rộng hay hẹp, có bề vững không… tùy thuộc vào nội lực của chínhbản thân người học trong bước mang tính đột phá này. Nó bao gồm các hoạtđộng:- Tiếp cận thông tin: Lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiềunguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghegiảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, cemine, hội thảo, quan sát, điều tra…Trong hoạt động này rất cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thôngminh và linh hoạt. Xã hội hiện đại đang khiến phần lớn SV rời xa sách và chỉquan tâm đến các phương tiện nghe nhìn khác. Đơn giản vì nó thỏa mãn trí tòmò, giúp cho tai nghe mắt thấy tức thời. Đó là chưa kể đến sự nhiễu loạn thôngtin mà nếu không vững vàng thì giới trẻ sẽ rất dễ sa vào những cạm bẫy thiếuHVTH: LƯ VĂN BẢO LONG14GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁIlành mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách, tâm hồn. Trong lúctừ cổ chí kim, muốn làm chủ tri thức nhân loại thì con đường tốt nhất của mọingười là đọc sách. Đọc sách là phương pháp tự học rẻ tiền và hiệu quả nhất. Khilàm việc với sách ta phải sử dụng năng lực tổng hợp toàn diện và có sự xuất hiệncủa hoạt động của trí não, một hoạt động tối ưu trong quá trình tự học. Do vậy,rèn luyện thói quen đọc sách là một công việc không thể tách rời trong yêu cầu tựhọc. Ngoài việc tiếp nhận tri thức còn phải biết đối thoại, gợi mở, thắc mắc hayđề xuất những vấn đề cần lưu ý sau khi đọc sách, hoặc chí ít là học cách viết, lốidiễn đạt từ những cuốn sách hay. Đó là cách đọc sáng tạo. Khác với sự giải tríđơn giản hay cảm nhận thông thường.- Xử lí thông tin: Việc xử lí thông tin trong quá trình tự học không bao giờdiễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí mới có thể sử dụng được. Quátrình này có thể được tiến hành thông qua việc phân tích, đánh giá, tóm lược,tổng hợp, so sánh…- Vận dụng tri thức, thông tin: Trong việc vận dụng thông tin tri thức khoahọc để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí cáctình huống, viết bài thu hoạch, báo cáo khoa học, tổng thuật… SV thường gặp rấtnhiều khó khăn. Có lúc tìm được một khối lượng lớn tư liệu nhưng việc tập hợpphân loại nội dung để kiến giải một vấn đề lại không thực hiện được. Trongtrường hợp này cần khoanh vùng vấn đề trong một giới hạn đừng quá rộng. Chỉcần tập trung đào sâu một vấn đề nào đó nhằm phát hiện ra cái mới có giá trị thựctiễn là đáp ứng yêu cầu. Trong khâu này việc lựa chọn và thay đổi hình thức tưduy để tìm ra cách thức tối ưu nhất cho đối tượng nghiên cứu cũng rất cần thiết.- Trao đổi, phổ biến thông tin: Việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tintri thức hay diển ngôn theo yêu cầu thông qua các hình thức: hội thảo, báo cáokhoa học, thảo luận, thuyết trình, tranh luận… là công việc cuối cùng của quátrình tiếp nhận tri thức. Hoạt động này giúp người học có thể hình thành và pháttriển kĩ năng trình bày [bằng lời nói hay văn bản] cho người học. Giúp người họcchủ động, tự tin trong giao tiếp ứng xử, phát triển năng lực hợp tác và làm việcnhóm tốt.2.1.4. Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập:HVTH: LƯ VĂN BẢO LONG15GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁIViệc nhìn nhận kết quả học tập được thực hiện bằng nhiều hình thức: Dùngcác thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu của GV, bản thân tự đánh giá, sự đánh giánhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt raban đầu… Tất cả đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thườngxuyên. Thông qua nó người học tự đối thoại để thẩm định mình, hiểu được cái gìlàm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiên cứu để từ đó có hướngkhắc phục hay phát huy.Vấn đề tự học rõ ràng không hề đơn giản. Muốn hoạt động học tập có hiệuquả nhất thiết SV phải chủ động tự giác học tập bất cứ lúc nào có thể bằng chínhnội lực của bản thân. Vì nội lực mới chính là nhân tố quyết định cho sự pháttriển. Ngoài ra, rất cần tới vai trò của người thầy với tư cách là ngoại lực trongviệc trang bị cho SV một hệ thống tri thức, kĩ năng, thái độ cùng với phươngpháp tự học cụ thể, khoa học. Nhờ đó hoạt động tự học tự đào tạo của SV mới đivào chiều sâu thực chất.2.2. Dạy phương pháp tự học cho sinh viên:Ngoài những nội dung và phương pháp chung được trình bày ở trên mỗi môn học,mỗi đối tượng đều có những đặc thù riêng. Và, với GV cũng vậy, cũng với nhữngphương pháp giống nhau nhưng cách sử dụng của mỗi người ở những thời điểm cũngcó sự khác nhau. Do vậy, việc tìm ra những cách thức dạy tự học cụ thể cho từng lĩnhvực là công việc rất có ý nghĩa. Tâm lí chung với đối tượng SV các chuyên ngànhthuộc ngành Marketing có nhiều vấn điều xảy ra xung quanh cuộc sống cần để ý vàghi nhớ như một ví dụ điển hình, một phần do không thuộc sở trường một phần quĩthời gian ngày càng eo hẹp, việc học các học phần này thường chiếm nhiều thời gian.Do vậy trong báo cáo này, việc xác định các phương pháp dạy cho SV tự học cácngành Marketing được chúng tôi quan tâm.2.2.1. Dạy cách lập kế hoạch học tậpTrên cơ sở đề cương môn học, vào đầu mỗi học phần GV cần hướng dẫn SV lậpkế hoạch học tập sao cho kế hoạch đó phải ở trong tầm với của mình, phù hợp vớiđiều kiện của mình. Tất nhiên có thể điều chỉnh khi điều kiện thay đổi. Quán triệt đểSV hiểu rõ: mọi kế hoạch phải được xây dựng trên những mục tiêu cụ thể và hoànHVTH: LƯ VĂN BẢO LONG16GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁItoàn phấn đấu thực hiện được. Trong đó có sự phân biệt rõ việc chính việc phụ, việclàm ngay và việc làm sau. Có như thế mới từng bước góp nhặt tri thức tích lũy kếtquả học tập một cách bền vững. Việc sử dụng và tận dụng tốt quĩ thời gian cũng cầnđược đặt ra để không phải bị động trước khối lượng các môn học cũng như áp lựccông việc.2.2.2. Dạy cách nghe giảng và ghi chép theo tinh thần tự học.Nghe giảng và ghi chép là những kĩ năng mà ai cũng phải sử dụng trong quá trìnhhọc tập. Trình độ nghe và ghi chép của người học không giống nhau ở những mônhọc khác nhau. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập. Tuy nhiên đây là vấnđề mà xưa nay chưa có ai nghiên cứu. Mỗi người đều phải tự mình rèn luyện thóiquen ghi chép để có thể có được những thông tin cần thiết về môn học. Điều quantrọng trước tiên là GV cần truyền đạt cho SV những nguyên tắc chính của hoạt độngnghe – ghi chép. Với các môn ngành Marketing thường các em thường mang lối họcthụ động, quen tách việc nghe và ghi chép ra khỏi nhau, thậm chí nhiều SV chỉ chờGV đọc mới có thể ghi chép được nội dung bài học nếu ngược lại thì đành bỏ trốngvở khiến tâm lí bị ức chế ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận kiến thức. Thực tế đó đòihỏi người học phải tập trung tư tưởng cao độ để có khả năng lĩnh hội vấn đề một cáchkhoa học nhất. Phải rèn luyện để có khả năng huy động vốn từ, sử dụng tốc độ ghichép nhanh bằng các hình thức viết tắt, gạch chân, tóm lược bằng sơ đồ hình vẽnhững ý chính, các luận điểm quan trọng mà GV nhấn mạnh, lặp lại nhiều lần là điềuvô cùng cần thiết. Ngoài ra, trong quá trình học tập trên lớp, nếu có vấn đề nào khônghiểu cần đánh dấu để hỏi ngay sau khi GV ngừng giảng nhằm đào sâu kiến thức vàtiết kiệm thời gian. Rất tiếc, trên thực tế đây là điểm yếu mà phần lớn SV không quantâm rèn luyện để có được.Muốn tạo điều kiện cho SV nghe giảng và ghi chép tốt, GV cần lưu ý:- Nội dung bài giảng phải mới mẻ, thiết thực, cần thiết có thể tạo ra những tìnhhuống giả định yêu cầu SV suy nghĩ phản biện.- Các câu hỏi, vấn đề đặt ra trong giờ giảng phải có sự chọn lọc kĩ lưỡng, tậptrung vào trọng tâm bài học như một cách phát tín hiệu cho SV xác định nội dungchính.HVTH: LƯ VĂN BẢO LONG17GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁI- Đưa vào bài giảng những tình huống lí thú, những mẫu chuyện sinh độnglấy từ thực tế có liên quan trực tiếp đến đời sống hay lĩnh vực chuyên ngành củatừng đối tượng SV để gây sự chú ý cũng như tạo cảm giác hứng thú cho ngườihọc.- Sau hoặc trong khi giảng bài có thể yêu cầu SV tự đặt ra những câu hỏi, tìnhhuống sát với nội dung bài học để thay đổi không khí, tăng cường sự chú ý củacả lớp.- Sự truyền cảm, mạch lạc trong lời giảng cũng là điều có ý nghĩa thu hút sựchú ý của người học.Tất cả những công việc này muốn thực hiện tốt phải có sự phối hợp nhịp nhàngăn ý của cả thầy và trò. Trong đó thầy đóng vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn tổchức còn trò với tư cách là chủ thể tích cực chủ động sáng tạo cả trong lĩnh hội trithức lẫn rèn luyện kĩ năng và bộc lộ quan điểm, thái độ.2.2.3. Dạy cách học bàiVấn đề mấu chốt theo quan điểm của chúng tôi chính là dạy cách học bài. GVcần giới thiệu và hướng dẫn cho SV tự học theo mô hình các nấc thang nhận thứccủa Bloom. Tức là học cách phân tích, tổng hợp, học vận dụng tri thức vào từng tìnhhuống thực tiễn, học nhận xét đánh giá, so sánh đối chiếu các kiến thức… Bên cạnhđó còn phải rèn luyện năng lực tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo đểtìm ra những hướng tiếp cận mới các vấn đề khoa học.Việc đưa ra các tình huống vấn đề gắn với thực tiễn đời sống xã hội là ưu thế củacác học phần thuộc lĩnh vực ngành Marketing. GV cần cho những tình huống saumỗi bài/ chương/ mục và yêu cầu SV chuẩn bị trước. Sau đó tùy tình hình để chotừng cá nhân hay từng nhóm [cả lớp] thảo luận, giải quyết.Một trong những hình thức giúp SV làm việc nhóm tốt nhất là tạo cơ hội cho cácem diễn ngôn trực tiếp. Từ cách lấy dẫn chứng để chứng minh một vấn đề, giải thích,phản biện, nêu quan điểm ý tưởng hay thuyết trình, giới thiệu, tổng thuật một sự kiện,một vấn đề khoa học hoặc đơn giản chỉ là sự bày tỏ chính kiến trước một hiện tượng.Thông qua đó người dạy cũng có thể nắm được mức độ nhận thức của SV để có sự bổsung điều chỉnh hợp lí, kịp thời. Đảm bảo chất lượng giờ giảng luôn được cải thiệntheo hướng tích cực.HVTH: LƯ VĂN BẢO LONG18GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁI2.2.4. Dạy cách nghiên cứuTrước hết là dạy cách xác định đề tài, chủ đề nghiên cứu sao cho phù hợp với sởtrường năng lực của mình và yêu cầu của chuyên ngành Marketing. Tiếp đến là dạycách lựa chọn và tập hợp, phân loại thông tin và cách xử lí thông tin trong khuônkhổ thời gian cho phép. Cơ sở lí luận của các môn ngành Marketing thường mangtính thực tế, đa dạng. Trong lúc trên thực tế các vấn đề kinh tế - xã hội lại thay đổitừng giây. Vì thế việc xác định nguồn tài liệu, điều tra, thực nghiệm cũng đòi hỏimỗi người phấn đấu nắm bắt kịp thời những vấn đề mang tính thời sự nóng hổicũng là một thách thức lớn. Tài liệu sẽ lấy từ nguồn nào, giới hạn phạm vi baonhiêu, cách viện dẫn những thông tin ra sao cho chính xác, trích dẫn những vấn đềđiển hình nào cho có tính thuyết phục… là những vấn đề cần được hướng dẫn kĩlưỡng chu đáo từ phía GV. Một đề cương nghiên cứu chuẩn mực, khoa học trongcấu trúc chung từ tổng quan của vấn đề nghiên cứu, các cấp độ nội dung cần triểnkhai và cách xác định phương pháp nghiên cứu phản ánh rất rõ năng lực của mỗiSV. Cần hình thành và rèn luyện cho các em sớm có được kĩ năng ấy. Ngoài ra, việctự kiểm tra đánh giá kết quả nghiên cứu trên cơ sở tranh thủ ý kiến của bạn bè thầycô cũng đem lại lợi ích thiết dụng cho người nghiên cứu, nhất là những SV bướcđầu làm quen với khoa học.Bốn vấn đề cốt lõi nêu trên chỉ là những chỉ dẫn cần thiết, mang tính định hướng.Còn việc vận dụng ra sao còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Sự cố gắng đầy ý chí nghịlực của người học, sự mẫn cán tận tâm và chu toàn của người dạy cùng những điềukiện tiên quyết khác. Duy có một điều không cần bàn cãi là phương pháp dạy học ởbậc học đại học hiện nay không thể thiếu việc dạy cách học.HVTH: LƯ VĂN BẢO LONG19GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNHVTH: LƯ VĂN BẢO LONGTHÁI20GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁIKẾT LUẬNTrên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận người viết rút ra một số kết luận sau:- Phương pháp tự học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên trongmôi trường giáo dục Đại học, thì đối với sinh viên ngành Marketing trường Đại họcAn Giang cũng không ngoại lệ, nhất là đối với hệ đào tạo theo tín chỉ.- Hiện nay, đa số sinh viên ngành Marketing trường Đại học An Giang đều nhận thứcđúng đắn về tầm quan trọng của tự học đối với sinh viên. Tuy nhiên trên thực tế mớichỉnh dừng lại ở mặt nhận thức, còn nhiều sinh viên chưa có kĩ năng tự học, thiếunguồn tài liệu tham khảo, chưa dành nhiều thời gian cho việc tự học.- Phương pháp học tập [tự học] của sinh viên chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, vìvậy cần điều chỉnh và áp dụng chúng một cách hợp lý vào việc tự học một cách linhhoạt và cụ thể.- Cần xây dựng kế hoạch học tập riêng cho mình, cho mỗi môn học, vào mỗi thời gianhọc [mỗi năm học, mỗi kỳ học] một cách phù hợp, có thời gian biểu học tập hợp lýtheo từng giai đoạn cụ thể.- Thay đổi nhận thức và tâm lý tự học như thay đổi phương pháp học: học để hiểu, họcđể làm chứ không phải học thuộc lòng theo thói quen thời phổ thông chỉ để “qua mônhọc”.- Tự học có nghĩa bản thân mỗi sinh viên phải chủ động học chứ không trông chờ vàomột sự tác động hay yếu tố chú quan nào khác. Chủ động tham khảo trước bài học, chủđộng trao đổi với bạn bè, giảng viên để nắm bắt nội dung một cách tổng quan, đầy đủvà đúng hướng. Phải lập đề cương môn học như xây dựng dàn ý để từ đó hệ thống lạivấn đề chính giúp dễ dàng phát triển vấn đề và nắm rõ nội dung hơn.- Học đi đôi với hành, quá trình học tập đòi hỏi phải vận dụng lý thuyết vào trong thựctế, điều này đòi hỏi sinh viên cần phải có điều kiện thực hành những lý thuyết đã họcnhư áp dụng lý thuyết để giải bài tập, xử lý tình huống… Lý thuyết là cái nền tảng, làhệ thống chung, để kiểm nghiệm cho thực tiễn. Vì vậy, việc hiểu và tiếp nhận lý thuyếtHVTH: LƯ VĂN BẢO LONG21GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁIđể vận dụng vào thực tiễn đòi hỏi sinh viên cần nắm chắc và hiểu đúng, hiểu rõ, hiểusâu lý thuyết.- Tự đánh giá kết quả: Mỗi sinh viên phải tự đánh giá được kết quả học tập – tự họccủa bản thân thong qua kết quả môn học, kiến thức tích lũy, không nên ỷ lại vào kếtquả từ giảng viên. Điều chỉnh hợp lý hơn nếu kết quả chưa thực sự phù hợp.- Cần trang bị thêm các kỹ năng cơ bản về tin học, anh văn, các kỹ năng mềm khác.- Nguyên tắc đảm bảo việc tự học: Một vấn đề có tính khoa học bao giờ cũng đượcxây dựng trên những cơ sở, nguyên tắc nhất định việc tự học muốn bảo đảm tốt cầntuân thủ các nguyên tắc sau: Bảo đảm tính tự giáo dục: Trong thực tế, quá trình giáo dục luôn chứa đựng quátrình giáo dưỡng, do vậy mà trong công tác tự học của sinh viên, ngoài việc tựcủng cố những tri thức cũ, lĩnh hội tri thức mới, mở rộng hiểu biết, người sinhviên từng bước tự hoàn thiện nhân cách của mình sao cho ngày càng gần vớiphẩm chất cao quý của những thầy cô giáo.Bảo đảm tính khoa học trong quá trình tự học: Bản thân quá trình tự học củasinh viên cũng là một quá trình "lao động khoa học" hết sức khó khăn, do vậy,phải đòi hỏi có tính khoa học. Việc bảo đảm tính khoa học trong công tác tự họcsẽ đảm bảo được tính tự giáo dục, kích thích hứng thú học tập dẫn đến kết quảhọc tập như mong muốn.Đảm bảo "học đi đôi với hành": Đây là một cặp phạm trù có quan hệ biệnchứng với nhau. Tự học không chỉ củng cố, mở rộng kiến thức thông thườngmà quan trọng hơn là đưa những kiến thức ấy vào cuộc sống, "cọ sát" với thựctế để thu lượm được những kinh nghiệm thực tiễn sống động, bổ ích, từ đó giúpcho sinh viên trong những điều kiện quen thuộc cũng như mới mẻ đều có thểvận dụng đúng linh họat, sáng tạo những điều họ đã tự tiếp thu lĩnh hội được.Nâng cao dần đến mức tự giác, tích cực trong quá trình tự học: Nguyên tắc nàysẽ trực tiếp quyết định đến kết quả học tập của sinh viên. Kế hoạch tự học cóđược thực hiện thường xuyên hay không là do yếu tố tự giác tích cực quyếtđịnh.HVTH: LƯ VĂN BẢO LONG22GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁI Đảm bảo nâng cao dần và củng cố kỹ năng, kỹ xảo: Quá trình tự học không chỉđơn thuần là quá trình tự hình thành tri thức mà nó còn là quá trình hoạt độngthực tiễn, nâng cao, củng cố kỹ năng, kỹ xảo.Trên đây là 5 nguyên tắc cơ bản đảm bảo hiệu quả cho quá trình tự học của học sinhsinh viên, năm nguyên tắc này có quan hệ gắn bó với nhau, nguyên tắc này hỗ trợ chonguyên tắc kia và đều nhằm mục đích bảo đảm tính tự giáo dục, tự đào tạo theo mụctiêu giáo dục của trường đại học. Trong thực tiễn tự học của bản thân, mỗi sinh viêncần thiết kế hợp lí khéo léo, khoa học những nguyên tắc trên, Hạn chế đến mức thấpnhất yếu tố ngoại cảnh không có lợi cho việc tự học.HVTH: LƯ VĂN BẢO LONG23GVHD: TS. ĐỖ ĐÌNHTIỂU LUẬN CÁ NHÂNTHÁITÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trần Bá Hoành, Tháng 7/1998, Vị trí của tự học tự đào tạo trong quá trình dạy họcgiáo dục và đào tạo, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.2. Lưu Xuân Mới, 2001, Phương pháp dạy học đại học, Nxb Giáo dục.3. Lê Đức Ngọc, Tháng 8/2004, Dạy cách học một trong những giải pháp nâng caochất lượng đào tạo đại học, Tạp chí Dạy và học ngày nay.4. Vũ văn Tảo, Tháng 4/2001, Học và dạy cách học, Tạp chí Tự học.5. Thái Duy Tuyên, 2003, Dạy tự học cho sinh viên trong các nhà trường Cao đẳngĐại học chuyên nghiệp, Chuyên đề Phương pháp dạy học cho học viên Cao học,ĐH HuếHVTH: LƯ VĂN BẢO LONG24

Video liên quan

Chủ Đề