Nên đi vệ sinh bao nhiêu lần 1 ngày năm 2024

Trái với suy nghĩ của mọi người cũng như những gì bạn được dạy khi còn bé: Chúng ta không nhất thiết phải đi đại tiện mỗi ngày một lần. Trên thực tế, tần suất của việc đại tiện có thể trải dài từ 3 lần/ngày tới 3 lần/tuần mà vẫn trong ngưỡng khỏe mạnh.

Trang The conversation đã đem chuyện tế nhị này hỏi 5 chuyên gia trong lĩnh vực tiêu hóa. Và cả 5 đều ủng hộ ý kiến cho rằng bạn không cần đặt KPI cho chuyện vào nhà vệ sinh của mình.

Dưới đây là những câu trả lời chi tiết của họ:

Mọi người có nhất thiết phải đi đại tiện mỗi ngày một lần?

Christopher Hair, Bác sĩ chuyên khoa dạ dày

Cơ thể con người rất phức tạp. Điều này giải thích tại sao rất nhiều chức năng "bình thường" nhưng lại có sự khác biệt giữa mọi người, bao gồm ngủ, tiểu tiện và đại tiện. Một số thứ được coi là bình thường đối với nhiều người, nhưng lại là bất bình thường đối với những người khác.

Đại tiện là một ví dụ. Giới hạn cho thói quen đại tiện lành mạnh được mở thành một khoảng rộng. Trong nhiều nghiên cứu, tần suất đại tiện bình thường được xác định từ 3 lần mỗi ngày cho tới 3 lần mỗi tuần. Ít hơn 40% số người khỏe mạnh đại tiện mỗi ngày một lần.

Vậy khi nào đại tiện được tính là không bình thường? Đó là khi bạn có biểu hiện bệnh như nhiễm trùng [đại tiện nhiều hơn] hoặc ung thư [phân dính máu]. Đôi khi không đại tiện được có thể là dấu hiệu của bệnh tật, chẳng hạn như tình trạng táo bón.

Damien Belobrajdic, Nhà khoa học

Bạn không cần thiết phải mở cửa ruột già mỗi ngày để hệ thống tiêu hóa hoạt động bình thường. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian dài mà không đi đại tiện [ít hơn ba lần mỗi tuần] có thể gây ra một số biến chứng như trĩ, nứt hậu môn, hoặc phân nén cục.

Táo bón có thể xuất hiện vì nhiều yếu tố, bao gồm một loạt các tình trạng y tế, một số loại thuốc [như opioid, một số thuốc kháng acid], chất bổ sung dinh dưỡng [như sắt] và tất nhiên, một chế độ ăn ít chất xơ.

Cách tốt nhất để thúc đẩy sức khỏe đường tiêu hóa và đại tiện đều đặn là uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ trong mỗi bữa ăn. Điều này có thể đạt được thông qua một chế độ ăn uống đa dạng, bao gồm bánh mì nguyên cám và ngũ cốc, các loại đậu, hạt, rau và trái cây tươi.

Dan Worthley, Bác sĩ chuyên khoa dạ dày

Trong một nghiên cứu lớn gần đây, 4.775 người đã báo cáo mô hình tiêu hóa "bình thường" của họ. Kết quả là khoảng 95% đại tiện từ 3- 21 lần mỗi tuần. Vì vậy, giữa ba lần một ngày và ba lần một tuần là những gì tôi muốn gọi là "vùng tần suất đại tiện bình thường".

Nhưng quan trọng như tần số còn có hình thức. Để mô tả tính chất phân, chúng tôi sử dụng Thang phân khối Bristol có 7 mức, từ Loại 1 "khối cứng lẻ tẻ giống như hạt" đến Loại 7 "chỉ nước lỏng không có rắn".

Hình thức phân hoàn hảo nhất được cho là Loại 4 "giống một con rắn hoặc lạp xưởng, mịn và mềm". Tuy nhiên, 50% người bình thường báo cáo phân của họ khác so với mức 4 này.

Thang phân khối Bristol với 7 mức

Jakob Begun, Bác sĩ chuyên khoa dạ dày

Phân là sản phẩm cuối cùng của đường ruột trong quá trình chuyển hóa thức ăn của chúng ta. Nó chứa những vật liệu không thể hấp thụ, vi khuẩn và nước. Mỗi tuần, một người sản xuất trung bình từ 500 đến 1,100 gram phân.

Tần số của chuyện đại tiện được điều khiển bởi nhiều yếu tố bao gồm chế độ ăn uống, vận động nội tại của ruột, trực tràng, các yếu tố hành vi cũng như hệ vi sinh đường ruột. Các nghiên cứu nói chung đã xác nhận quy tắc "3-3" - rằng tần số đại tiện thay đổi giữa ba lần một ngày và ba ngày một lần.

Khi đánh giá liệu một người có bị táo bón hay không, các triệu chứng khác thường được coi trọng hơn tần số đại tiện. Vì vậy, một người hơn 1 ngày chưa đại tiện, nhưng không có bất kỳ sự khó chịu, căng thẳng hoặc các triệu chứng nào khác được coi là bình thường.

Vincent Ho, Bác sĩ chuyên khoa dạ dày

Các nghiên cứu ở Anh và Thụy Điển cho thấy hầu hết bệnh nhân có tần suất đại tiện giữa ba lần mỗi tuần và ba lần mỗi ngày. Vì vậy, đây được cho là phạm vi bình thường cho mức độ thường xuyên đi vào nhà vệ sinh của bạn.

Tần số hay thói quen đại tiện cũng có thể thay đổi tạm thời, và nó là bình thường trong đa số trường hợp. Nhiều yếu tố không phải bệnh được biết sẽ ảnh hưởng đến tần suất đại tiện bao gồm uống nước, hoạt động thể chất, ăn kiêng, tuổi tác và các yếu tố xã hội như xấu hổ khi đi vệ sinh tại nơi công cộng.

Một nghiên cứu về mối liên quan giữa số lần đi đại tiện và nguy cơ ung thư đại trực tràng đã phát hiện ra rằng đại tiện nhiều lần hơn là điều rất đáng lo, theo Express. Khi các tế bào ung thư bắt đầu nhân lên ở vùng này, quá trình tiêu hóa có thể bị gián đoạn, dẫn đến thay đổi thói quen đại tiện.

Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng, táo bón và đại tiện không đều đặn là những dấu hiệu của ung thư ruột. Nhưng một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí khoa học Elsevier, cho thấy người đi tiêu nhiều hơn cũng có nguy cơ mắc căn bệnh chết người này cao hơn.

Để điều tra mối liên quan, các nhà nghiên cứu đã dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu EPIC-Norfolk - đây là nghiên cứu điều tra về viễn cảnh ung thư của châu Âu.

Nghiên cứu bao gồm 25.663 người Anh - trong độ tuổi từ 45 đến 79, tham gia.

Các nhà nghiên cứu đã chia người tham gia thành 3 nhóm, tùy theo số lần đi đại tiện của họ, như sau: Ít hơn 4 - 5 lần mỗi tuần; 7 lần mỗi tuần; Hơn 2 - 3 lần mỗi ngày

Sau khi tiến hành phân tích, các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người đi đại tiện nhiều hơn 2 - 3 lần mỗi ngày, có nguy cơ ung thư đại trực tràng cao hơn đáng kể so với người đi 1 lần mỗi ngày.

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, những người đi ít hơn mức 2 - 3 lần một ngày, ít có nguy cơ bị bệnh hơn.

Hơn nữa, những người đi ngoài ra phân lỏng có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao gấp 3 lần so với người đi phân mềm bình thường.

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến cáo: "Hãy đi khám ngay nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào của ung thư đại trực tràng kéo dài 3 tuần trở lên".

Các triệu chứng của ung thư đại tràng

Các triệu chứng của ung thư đại tràng bao gồm:

Thay đổi liên tục trong thói quen đại tiện, bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón hoặc thay đổi độ đặc của phân

Phân có màu đen như hắc ín hoặc có máu trong phân

Khó chịu ở bụng dai dẳng, như đau thắt bụng, đầy hơi hoặc đau bụng

Cảm giác “đi chưa xong” sau khi đi đại tiện

Lúc nào cũng thấy mệt

Sụt cân

Nhiều người bị ung thư đại tràng không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, theo Mayo Clinic. Khi xuất hiện, các triệu chứng có thể khác nhau, tùy vào kích thước và vị trí của ung thư trong ruột.

Những ai có nguy cơ?

Nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố có thể khiến một người có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư đại tràng hơn, như:

Ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến. Ước tính rằng khoảng 13 trong số 100 trường hợp ung thư ruột là do ăn nhiều các loại thịt này, theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu về bệnh ung thư của Anh - Cancer Research UK.

Thịt chế biến là thịt đã được xử lý để bảo quản, như thịt xông khói, xúc xích, thịt hộp, thịt nguội.

Thừa cân - béo phì

Ít hoạt động thể chất

Hút thuốc lá

Uống nhiều rượu

Tuổi cao

Tiền sử gia đình mắc bệnh

Các hướng dẫn thường khuyến nghị nên bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng từ tuổi 50. Riêng người có các yếu tố nguy cơ kể trên, nên tầm soát ở độ tuổi sớm hơn, theo Mayo Clinic.

Chủ Đề