Nêu sự khác nhau giữa quần thể và quần xã

Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. Lấy ví dụ minh hoạ

So sánh quần thể sinh vật và quần xã sinh vật

Cập nhật lúc: 14:41 27-02-2018 Mục tin: Sinh học lớp 9

So sánh quần thể và quần xã sinh vật

  • 1. Quần thể sinh vật
  • 2. Quần xã sinh vật
  • 3. Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật
    • Điểm giống nhau giữa quần thể và quần xã
    • Điểm khác nhau của quần thể và quần xã

1. Quần thể sinh vật

là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Ví dụ, quần thể các cây cọ trên một ngọn đồi, quần thể chó rừng, quần thể bò rừng,…

Quần thể là tập hợp các sinh vật cùng loài nên mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong quần thể là mối quan hệ cùng loài, gồm có:

- Quan hệ hỗ trợ cùng loài: các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như kiếm thức ăn, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và kẻ thù, sinh sản… Ví dụ: hiện tượng mọc liền rễ ở cây thông, tre mọc thành bụi giúp chống chịu gió bão, bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn,…. gọi là hiệu quả nhóm. Quan hệ hỗ trợ cùng loài giúp cho quần thể tồn tại một cách ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống, tăng khả năng sống sót và sinh sản cảu các cá thể trong quần thể.

- Quan hệ đối kháng [cạnh tranh] cùng loài: khi mật độ cá thể trong quần thể quá cao, nguồn sống không đủ cung cấp cho tất cả các cá thể dẫn đến hiện tượng các cá thể cạnh tranh nhau về nơi ở, nguồn thức ăn, bạn kết đôi trong mùa sinh sản,…Ví dụ: các cây trong rừng cạnh tranh nhau về ánh sáng, nguồn dinh dưỡng à hiện tượng tự tỉa thưa. Các con vật cạnh tranh nhau về thức ăn, tranh giành nhau con cái trong mùa sinh sản à đánh nhau, dọa nạt nhau, ăn thịt nhau,… Quan hệ cạnh tranh cùng loài giúp duy trì số lượng và mật độ cá thể trong quần thể một cách phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài.

I. Quần thể

1. Định nghĩa

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định, những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới.

Ví dụ: Tập hợp các con cá mè đang được nuôi trong cùng 1 ao là một quần thể. Trong đó tập hợp các cá thể cá mè, cá chép, cá rô phi trong ao đó không được tính là một quần thể.

2. Những đặc trưng cơ bản

a. Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái.

- Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.

- Tỉ lệ đực/cái quan trọng vì nó cho thấy tiền năng sinh sản của quần thể.

b. Thành phần nhóm tuổi

- Trong 1 quần thể, thông thường có 3 nhóm tuổi chính là: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.

- Để biểu diễn thành phần nhóm tuổi, người ta sử dụng các tháp tuổi. Có 3 dạng tháp tuổi như sau:

A: Tháp tuổi dạng phát triển

B: Tháp tuổi dạng ổn định

C: Tháp tuổi dạng giảm sút

c. Mật độ quần thể

- Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.

- Mật độ quần thể là một đặc trưng quan trọng nhất của quần thể vì nó quyết định mức sử dụng nguồn sống trong môi trường và khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

* Lưu ý:trong các đặc trưng cơ bản của quần thể thì đặc trưng quan trọng nhất là mật độ vìmật độ quyết định các đặc trưng khác và ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, sức sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể, các mối quan hệ sinh thái khác để quần thể tồn tại và phát triển.

3. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật

- Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở, … thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.

- Số lượng cá thể tăng khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi, … khi số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan khiếm, thiếu nơi ở và nơi sinh sản làmnhiều cá thể bị chết dẫn đếnmật độ cá thể giảm xuống. Sau đómật độ cá thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.

Quần thể là gì?

– Khái niệm:

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

– Quá trình hình thành quần thể sinh vật thường trải qua các giai đoạn chủ yếu sau:

Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới.

Những cá thể nào không thích nghi được với điều kiện sống của môi trường mới sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống.

Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái, dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện sống.

– Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể bao gồm quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh:

+ Quan hệ hỗ trợ:

Các cá thể cùng loài có xu hướng tụ tập bên nhau tạo thành quần tụ cá thể, điều này giúp chúng dễ kiếm ăn, chống lại kẻ thù, bảo vệ nhau và gây hiệu quả tâm lí giúp các quá trình sinh lí của sinh vật diễn ra tốt hơn. Hiện tượng đó được gọi là “hiệu quả nhóm”. Ví dụ:Quần tụ cây chống gió, chống mất nước. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông nhựa mọc gần nhau.

Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ là đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

+ Quan hệ cạnh tranh

Khi mức độ quần tụ vượt quá mức cực thuận sẽ dẫn tới hiện tượng cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài về thức ăn, nơi ở, ánh sáng, các nguồn sống khác; các con đực tranh nhau để giành con cái…

Các cơ chế để giảm sự cạnh tranh cùng loài:Ăn lẫn nhau như việc Cá lớn nuốt cá bé, cá mập nở trước ăn các phôi chưa nở, tự tỉa thưa ở thực vật: các cành phía dưới, các cây nhỏ không lấy đủ ánh sáng, không quang hợp được → chết → mật độ phân bố của thực vật giảm.

Bên cạnh đó còn có cơ chế cách ly: Do thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể trong quần thể cá, chim, thú, …. đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản. Kết quả dẫn đến mỗi nhóm bảo vệ một khu vực sống riêng, một số cá thể phải tách ra khỏi đàn

Ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cả quần thể.

Thông thường ở các sinh vật cùng loài: quan hệ hỗ trợ diễn ra trước, sau dẫn đến cạnh tranh, quan hệ sinh thái chủ yếu là quan hệ sinh sản để duy trì nòi giống.

Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác

Bảng 48.1: Đặc điểm có ở quần thể người và quần thể sinh vật khác

Quần thế người có những đặc điểm sinh học như những quẩn thể sinh vật khác.

Ngoài ra, quần thể người còn có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà quần thế sinh vật khác không có. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.

Sơ đồ tư duy Quần thể người:

Loigiaihay.com

  • Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người

    - Người ta chia dân số thành nhiểu nhóm tuổi khác nhau: + Nhóm tuổi trước sinh sàn : từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.

  • Trong những đặc điểm dưới đây [ bảng 48.1], những đặc điểm nào có ở quần thể người, ở quần thể sinh vật khác?

    Trong những đặc điểm dưới đây [bảng 48.1], những đặc điểm nào có ở quần thể người, ở quần thể sinh vậ

  • Hãy cho biết trong 3 dạng tháp trên, dạng tháp nào có biểu hiện ở bảng 48.2. Hãy cho biết thế nào là một nước có dạng tháp dân số trẻ và nước có tháp dân số già?

    Hãy cho biết trong 3 dạng tháp trên, dạng tháp nào có biểu hiện ở bảng 48.2

  • Theo em dân số tăng quá nhanh có thể dẫn đến những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây?

    Theo em dân số tăng quá nhanh có thể dẫn đến những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây ?

  • Bài 1 trang 145 SGK Sinh học 9

    Giải bài 1 trang 145 SGK Sinh học 9. Vì sao quần thể người lại có một sổ đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?

  • Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

    Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã

  • Hãy lấy ví dụ về sinh vật biến nhiệt và hằng hằng nhiêt theo mẫu bảng 43.1

    Hãy lấy ví dụ về sinh vật biến nhiệt và hằng hằng nhiệt theo mẫu bảng 43.1

  • Quan sát hình 50.1 và cho biết: Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng.

    Quan sát hình 50.1 và cho biết:

  • Những đặc trưng cơ bản của quần thể

    1.Tỉ lệ giới tính. 2.Thành phần nhóm tuổi. 3.Mật độ quần thể

Video liên quan

Chủ Đề