So sánh tạm ngừng và hoãn phiên tòa

Phân biệt hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa trong vụ án dân sự

Hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa là những khái niệm được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau nhưng cùng dẫn đến một hệ quả pháp lý là vụ án không được xét xử trong một thời hạn nhất định.Vì vậy, việc phân biệt hai thuật ngữ này là cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa trong quá trình tham gia, xét xử các vụ án. Bài viết tập trung phân tích trong phạm vi của Bộ luật tố tụng dân 2015

HOÃN PHIÊN TÒA

Các trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm

Phiên tòa xét xử sơ thẩm bị hoãn trong các trường hợp sau:

a. Khi có sự thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tại phiên tòa mà không có người dự khuyết ngay từ đầu.

b. Khi có sự thay đổi về người giám định, người phiên dịch tại phiên tòa.

c. Khi đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt:

d. Đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 1 và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

e. Đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 2 vì sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan.

f. Khi người phiên dịch vắng mặt.

Ngoài ra, HĐXX có quyền hoãn phiên tòa nếu xét thấy cần thiết khi:

a. Khi người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa.

b. Khi người giám định vắng mặt tại phiên tòa.

c. Khi người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa và có người đề nghị hoãn phiên tòa.

Các trường hợp hoãn phiên tòa phúc thẩm

Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm khi:

a. Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm nhưng Kiểm sát viên vắng mặt;

b. Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

c. Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Như vậy, nguyên đơn, người kháng cáo nếu được tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì được coi như là đã từ bỏ yêu cầu khởi kiện, kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử đối với yêu cầu khởi kiện, kháng cáo đó.

Thời hạn hoãn phiên tòa

Quyết định hoãn phiên tòa phải nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên tòa. Trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.

Thời hạn hoãn phiên tòa làkhông quá 01 tháng,đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

TẠM NGỪNG PHIÊN TÒA

Căn cứ tạm ngừng phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm

Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi có một trong các căn cứ sau đây:

a. Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng;

b. Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt;

c. Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa;

d. Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại;

e. Các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải;

f. Cần phải báo cáo Chánh án Tòa án để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 221 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Thời hạn tạm ngừng phiên tòa

Thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa.

Cơ sở pháp lý: 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231, Điều 233, Điều 241, và Điều 259 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Trên đây là một số thông tin cơ bản về chếđịnh “hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa”màLuật sư Tranh tụngcho rằng Quý độc giả cần nắm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng.

Thủy Lê

[Nguồn: luatsutructuyen.vn]

Trong trường hợp Quý khách cần sự tư vấn trực tiếp từ Luật sư,vui lòng liên hệ với chúng tôi-Công ty Luật APOLO LAWYERS.

Tạm ngừng, hoãn phiên tòa hình sự

Tạm ngừng tòa hình sự là gì?

Pháp luật Việt Nam không định nghĩa về thuật ngữ tạm ngừng tòa hình sự. Tuy nhiên căn cứ vào Điều 251, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, theo đó có hiểu tạm ngừng tòa hình sự là khi tiến hành hoạt động xét xử tại Tòa, nếu phát sinh căn cứ, sự kiện pháp lý tại Điều 251 thì Tòa án ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.

Hoãn phiên tòa án hình sự là gì?

Tương tự như tạm ngừng tòa hình sự, hoãn phiên tòa hình sự cũng không được định nghĩa. Căn cứ Điều 297, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, theo đó có thể hiểu hoãn phiên tòa hình sự là khi tiến hành hoạt động xét xử tại tòa, nếu phát sinh căn cứ, sự kiện pháp lý tại Điều 297, Bộ luật này thì Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa hình sự.

Phân biệt giữa hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa

Về căn cứ phát sinh

Căn cứ Khoản 1, Điều 251, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, theo đó khi phát sinh một trong các căn cứ sau đây, Tòa án ra quyết định tạm ngừng phiên tòa:

  • Cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện được trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;
  • Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;
  • Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa.

Căn cứ Khoản 1, Điều 297, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, hoãn phiên tòa được thực hiện khi phát sinh một trong các căn cứ sau đây:

  • Thay đổi kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thẩm phán, Hội thẩm;
  • Không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế;
  • Bị cáo vắng mặt phiên tòa xét xử vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa;
  • Người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất tại phiên tòa vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
  • Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử thì Tòa án phải hoãn phiên tòa;
  • Người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử;
  • Người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa;
  • Người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa;
  • Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;
  • Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
  • Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.

Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định

Về chủ thểthẩm quyền ra quyết định tạm ngừng tòa và hoãn phiên tòa:

  • Tạm ngừng tòa hình sự được quyết định bởi Hội đồng xét xử
  • Hoãn phiên tòa hình sự được quyết định bởi Hội đồng xét xử. Trong trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định [Khoản 1, Điều 297, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015].

Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa hình sự

Thời hạn hoãn phiên tòa, tạm ngừng phiên tòa

Căn cứ Khoản 2, Điều 297, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

Căn cứ Khoản 2, Điều 251, Bộ luật này, thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 05 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.

Hình thức hoãn phiên tòa, tạm ngừng phiên tòa

Hình thức hoãn phiên tòa được quy định tại Khoản 4, Điều 294, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, phải ra Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.

Nội dung của quyết định hoãn phiên tòa bao gồm các nội dung sau đây:

  • Ngày, tháng, năm ra quyết định;
  • Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án;
  • Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa;
  • Vụ án được đưa ra xét xử;
  • Lý do của việc hoãn phiên tòa;
  • Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.

Đồng thời, quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Đối với tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết và không phải ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.

Quyết định hoãn phiên tòa

Trên đây là bài viết liên quan đến việc phân biệt giữa tạm ngừng và hoãn phiên tòa hình sự. Nếu bạn đọc chưa có vấn đề gì thắc mắc liên quan hoặc cần tư vấn Luật Hình sự. Vui lòng liên hệ theo Hotline: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ CHUYÊN TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: .*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: .

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: .

☆ ☆ ☆ ☆ ☆

Scores: 4.5 [16 votes]

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Lê Minh Phúc - Chuyên Viên Pháp Lý

Lê Minh Phúc – Chuyên viên pháp lý tại #chuyentuvanluat tư vấn giỏi, chuyên lĩnh vực pháp luật: dân sự, đất đai, hình sự, HNGĐ, tư vấn thành công nhiều trường hợp khó, đạt được sự tin tưởng của khách hàng giúp khách hàng giải quyết vấn đề, tranh chấp một cách nhanh mà đúng luật

Một số ý kiến trao đổi về tạm ngừng phiên tòa hình sự

T2, 23/10/2017 - 09:18|admin

Tạm ngừng phiên tòa là một trong những điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sau đây chúng tôi đưa ra một số ý kiến về quy định này và những vướng mắc khi áp dụng trên thực tiễn

Điều 251 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tạm ngừng phiên tòa:

1. Việc xét xử có thể tạm ngừng khi thuộc một trong các trường hợp:

a] Cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện được trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;

b] Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;

c] Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa.

2. Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa.Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc xét xử vụ án được tiếp tục.Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa.”

Thứ nhất, về lý do quy định điểm mới này: Xuất phát từ thực tiễn xét xử là sau khi phiên tòa đã diễn ra một thời gian và đã trải qua một số thủ tục tố tụng tại phiên tòa thì phát sinh các trường hợp nêu trên gây ảnh hưởng đến hoạt động xét xử và theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Hội đồng xét xử sẽ xem xét quyết định hoãn phiên tòa, dẫn đến việc xét xử vụ án lại được tiến hành ở một phiên tòa mới với mọi thủ tục được thực hiện lại từ đầu. Điều này gây trùng lặp và mất thời gian, trong khi đó chỉ cần tạm ngừng để đợi giải quyết xong các tình huống gây ảnh hưởng tới phiên tòa thì phiên tòa sẽ được tiếp tục không phải làm lại các thủ tục tố tụng đã tiến hành. Vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã đưa quy định mới về Tạm ngừng phiên tòa để đảm bảo cho hoạt động xét xử được khoa học và hiệu quả hơn.

Thứ hai, So sánh Tạm ngừng phiên tòa với Hoãn phiên tòa:

Tạm ngừng phiên tòa với Hoãn phiên tòa giống nhau ở đặc điểm là khi tiến hành hoạt động xét xử tại phiên tòa phát sinh các sự kiện pháp lý gây ảnh hưởng đến việc xét xử vụ án đòi hỏi phải giải quyết xong các sự kiện pháp lý gây ảnh hưởng đó mới có thể xét xử vụ án được.

Tạm ngừng phiên tòa và Hoãn phiên tòa khác nhau ở 3 điểm chính sau: [1] Khác nhau về căn cứ pháp lý: Tạm ngừng phiên tòa quy định ở điều 251, còn Hoãn phiên tòa quy định ở điều 297 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và tại các điều luật này căn cứ để Tạm ngừng phiên tòa khác với căn cứ để hoãn phiên tòa [Cần giám định bổ sung, giám định lại, caand định giá tài sản, định giá lại…]; [2] Khác nhau về Thời hạn: Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05 ngày kể từ ngày ra quyết định, còn thời hạn Hoãn phiên tòa không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định; [3] Khác nhau về hậu quả: Sau khi hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc xét xử được tiếp tục, trừ trường hợp phải hoãn phiên tòa, còn sau khi hết thời hạn hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu, trừ trường hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Thứ ba, Tránh nhầm lẫn giữa quy định tại điểm b khoản 1 điều 251 và Điều 305 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Tại điểm b khoản 1 điều 251 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định tình huống người tham gia tố tụng vì lý do sức khỏe không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa thì có thể quyết định tạm ngừng phiên tòa

Còn Điều 305 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định trong quá trình tiến hành thủ tục bắt đầu phiên tòa mà có người tham gia tố tụng vì lý do sức khỏe không thể tiếp tục tham gia tố tụng nhưng họ vẫn có mặt tại phiên tòa thì Chủ tọa phải hỏi ý kiến mọi người để xem xét quyết định việc có hoãn phiên tòa hay không.

Điều này có nghĩa là không xem xét quyết định Tạm ngừng phiên tòa khi có người tham gia tố tụng vì lý do sức khỏe không thể tiếp tục tham gia tố tụng nhưng họ vẫn có mặt tại phiên tòa.

Thứ tư, Vướng mắc khi gặp tình huống Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa:

Tại khoản 1 điều 288 [Xét xử sơ thẩm] và tại khoản 1 điều 349 [Xét xử phúc thẩm] Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đều có quy định “Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án”. Do đó, nếu gặp tình huống đến thời điểm mở phiên tòa mà vắng mặt Thư ký Tòa án thì Phiên tòa sẽ không được tiến hành. Nhưng tại điểm c khoản 1 điều 251 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc có thể Tạm ngừng phiên tòa khi Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa. Như vậy, là các quy định này gây khó hiểu vì trong tình huống này phiên tòa chưa diễn ra, chưa được tiến hành mà lại xem xét quyết định Tạm ngừng phiên tòa?

Thứ năm, Tòa án có vi phạm tố tụng hay không khi gặp tình huống tạm ngừng phiên tòa nhưng lại quyết định hoãn phiên tòa?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 251 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì khi đang xét xử một vụ án hình sự sơ thẩm, Hội đồng xét xử xét thấy cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện được trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa thì có thể quyết định Tạm ngừng phiên tòa. Tuy nhiên, tại điểm b, khoản 1 điều 297 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định Tòa án hoãn phiên tòa nếu thấy cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa. Quy định này không nêu rõ việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật có thể được thực hiện trong thời hạn bao lâu. Do đó, nếu gặp tình huống quy định tại điểm a khoản 1 điều 251 nêu trên thì thay vì quyết định tạm ngừng phiên tòa, Hội đồng xét xử lại áp dụng điểm b, khoản 1 điều 297 để quyết định Hoãn phiên tòa, việc làm này của Tòa án có vi phạm tố tụng hay không?

Thứ 6, Tạm ngừng phiên tòa hay tạm hoãn phiên tòa khi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên không thể tiếp tục tham gia phiên tòa:

Trường hợp này Hội đồng xét xử căn cứ quy định tại điểm b, khoản 1 điều 251 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 để quyết định Tạm ngừng phiên tòa hay căn cứ khoản 2 điều 289, điểm a khoản 1 điều 297 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 để ra quyết định Hoãn phiên tòa?

Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn các quý vị độc giả cùng nghiên cứu, trao đổi và viết bài phản hồi.

Đặng Bá Hưng- VKSND huyện Sơn Động

Tags: Triển khai các đạo luật về tư pháp

1. Hoãn phiên tòa là gì?

Hoãn phiên tòa được hiểu là việc không tiến hành xét xử vì một số lý do nhằm đảm bảo việc xét xử được khách quan, công bằng. Việc hoàn phiên tòa này chỉ trong một thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó sẽ tiến hành xét xử.

Các tin khác

  • Nghĩa vụ chứng minh, chứng cứ trong Tố tụng Dân sự - một số ý kiến trao đổi
  • Trao đổi bài viết “Quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật về Hợp đồng thế chấp tài sản thì có quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố văn công chứng vô hiệu không?”
  • Quyết định Tòa án có hiệu lực pháp luật về Hợp đồng thế chấp tài sản thì có quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố văn công chứng vô hiệu không?
  • Tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có đối tượng là quyền sử dụng đất cấp theo Quyết định 132, 134.
  • Có được khấu trừ thời gian giảm, miễn chấp hành án phạt tù khi bản án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm bị hủy để điều tra, xét xử lại.

Video liên quan

Chủ Đề