Ngài đông trù tư mệnh táo phủ thần quân là ai

Theo tín ngưỡng cổ truyền, ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian; tất cả những việc tốt, việc xấu, những gì đã làm được và chưa làm được của con người dưới hạ giới một cách khách quan, trung thực. Mặc dù các gia đình cúng ông Công ông Táo theo truyền thống nhưng nhiều người thực sự không rõ ông Công ông Táo là ai? Tại sao lại cúng ông Công ông Táo? Và tại sao cúng ông Công ông Táo lại là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong năm?

TÁO QUÂN LÀ AI?

Theo quan niệm của người xưa, Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là ba vị thần tiên được Trung ương Hoàng Đế phái xuống để làm các vị thần cai quản những gia đình ở hạ giới.

Họ đều là nguyên thần của các vị thần tiên trên trời được nhận sắc lệnh của Ngọc Đế mà xuống cai quản ở trần gian. Họ là đại diện cho thần tiên.

1- Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Cai quản đất đai âm trạch và long mạch của gia đình. Ta hay gọi là "Thổ thần thổ địa".

2- Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Cai quản toàn bộ mọi sinh hoạt và bếp núc của gia đình. Đây chính là vị thần tấu sớ lên Ngọc Đế. Ta hay gọi là "Thổ công táo quân".

3- Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần. Cai quản toàn bộ việc mua bán hàng hoá đồ ăn thức uống cho gia đình. Ta hay gọi là "Thổ kỳ".

SỰ TÍCH TÁO QUÂN CỦA NGƯỜI VIỆT

Sự tích ba vị Thổ Công, Thổ Kỳ, Thổ Địa được Việt Hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - nhưng vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể [thuyết Ba ngôi] khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo ngày xưa. Chuyện rằng:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:

Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Như vậy Táo Quân, theo truyền thuyết, là vua bếp, gồm táo bà và hai táo ông. Việc thờ thần bếp ở mỗi gia đình là tín ngưỡng có từ xa xưa, ý mong muốn một cuộc sống luôn đầm ấm, hạnh phúc, mọi người luôn thương yêu, quý trọng nhau.

CÁ CHÉP HÓA RỒNG

Lễ vật cúng Táo Quân của người Việt gồm có ba bộ mã, hai bộ đàn ông tượng trưng cho hai Táo ông và một bộ đàn bà tượng trưng cho Táo bà. Ngoài ra còn có vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ. Trong ngày cúng ông Táo, người dân còn chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước. Sau khi cúng sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời. Tục cúng cá chép chỉ người miền Bắc hay làm. Vậy tại sao dân gian lại cúng cá chép để ông Táo cưỡi về trời mà không phải một loài vật khác?

Theo tài liệu cổ ghi lại, đời Tống [Trung Quốc], người dân cúng một con ngựa giấy làm phương tiện cho ông Công ông Táo cưỡi và có 2 con cá [không nói rõ cá gì], một thủ lợn ninh nhừ làm đồ ăn cho Táo.

Tại Việt Nam, theo tài liệu của ông Phan Kế Bính ghi lại năm 1915 cho biết, người Việt Nam cúng ông Công ông Táo một con cá chép để làm “ngựa” cho Táo lên trời.

Truyền thuyết có kể, vào một năm, trời hạn hán, vì số Rồng quá ít, không đủ làm mưa điều hoà cho khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kì thi kén các vật lên làm Rồng gọi là “Thi Rồng”. Khi chiếu Trời ban xuống, vua Thủy Tề loan báo cho tất cả các cư dân dưới nước tham gia vào cuộc thi. Cuộc thi có ba kì. Mỗi kì vượt qua một đợt sóng. Con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt được cả ba đợt thì mới được hóa Rồng.

Trong một tháng trời, đại diện của bao nhiêu loài thuỷ tộc đến thi đều bị loại cả vì không con nào vượt được cả ba đợt sóng. Sau có cá Rô nhảy qua được một đợt nhưng cũng bị rơi ngay. Rồi đến Tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi, đã gần hoá Rồng, nhưng đến lượt thứ ba đuối sức ngã bổ xuống mà lưng đã còng lại.

Đến lượt con cá chép vào thi thì gió thổi ào ào, mây kéo ầm trời. Cá chép ta trải qua bao gian nan khổ ải, trầy vi tróc vảy, mệt mỏi đau đớn, tưởng chừng không thể vượt qua. Cuối cùng, với quyết tâm phi thường, khổ tận cam lai, Cá chép vượt được Vũ môn, hóa Rồng, lập tức vẩy, đuôi, râu, sừng mọc đủ, vóc dáng oai linh, liền phun gió táp, mưa sa, muôn loài sung sướng, sự sống hồi sinh. Bởi vậy, cá chép tượng trưng cho sự nỗ lực không ngừng, công thành danh toại, phú quý vinh hoa.

VĂN CÚNG ÔNG TÁO

Muôn ngàn kính lễ Trời Đất!

Muôn ngàn kính lễ Trời Đất, Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần, Đương Niên Hành Khiển Chí Đức Tôn Thần, Đương Cảnh Thành Hoàng Bản Thổ Đại Vương, Bản Gia Táo Quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần, Long Mạch Địa Mạch Tài Mạch cùng các vị Thần Linh cai quản xứ này.

Thời gian thấm thoắt, nay đã hết năm, hôm nay nhân dịp ông Táo chuẩn bị chầu trời, gia đình chúng con là [tên – tuổi – địa chỉ] kính mời các ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân, Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, Ngũ Thổ Ngũ Phương Phúc Đức Chính Thần, Long Mạch Địa Mạch Tài Mạch cùng các vị Tôn Thần hiển linh giáng phó đàn tràng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật hoa tươi quả tốt, chén nước cơi trầu, kim ngân y phục, chay mặn lòng thành, dâng lên trước án.

Gia chủ chúng con phận dày phúc mỏng, được sinh sống như ngày hôm nay là nhờ ơn trên che chở, tiên tổ độ trì mới được như vậy. Thể theo đạo lý, uống nước nhớ nguồn, chúng con vô cùng cảm tạ trời đất thần linh, cúi xin các vị Táo Quân hướng dẫn chỉ bảo cho sáng mắt sáng lòng, ngày càng tiến bộ. Trong năm gia đình còn điều gì chưa phải, cúi xin rộng lượng bỏ qua, các ngài về với Ngọc Hoàng xin lưu phước ban ân cho tín chủ.

Kính chúc Ngọc Hoàng Thượng Đế, các vị Táo Quân cùng chư vị ân trên minh đức viễn quang, phù trì cho thiên hạ sang năm mới thái bình, hạnh phúc, hộ quốc an dân, gia đình chúng con được mạnh khỏe, cát tường, bình an, hỉ lạc, gia đạo hanh thông, công danh tài lộc.

Chúng con xin ngàn lần cảm tạ!

LỄ VẬT DÂNG CÚNG

Hoa, quả, đèn nến, xôi đỏ, gà trống trắng, ba ly rượu đỏ - trắng – vàng, ba ly trà khác loại.

Ba bộ mũ – áo - hài, cho các Táo: Thổ Công màu đỏ, Thổ Địa màu vàng, Thổ Kỳ màu trắng.

Cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất

Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Chuyên gia Phong thủy Nguyễn Hoàng

Page 2

7 ngày học phong thủy cải vận 2021

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tý

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Sửu

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Dần

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Nhân

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Địa

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tuất

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Mùi

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Page 3

SỰ TÍCH CÂY NÊU

Theo ông Nguyễn Đổng Chi, trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có kể lại sự tích cây nêu như sau:

Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất, còn Người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, và cuối cùng Quỷ tự cho mình hưởng quyền "ăn ngọn cho gốc".

Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo Người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người được hưởng trọn củ khoai, còn Quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức 'ăn ngọn cho gốc'.

Mùa kế, Quỷ chuyển qua phương thức "ăn gốc cho ngọn". Phật bảo Người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả, Quỷ hưởng toàn rạ, lại hỏng ăn.

Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau tuyên bố "ăn cả gốc lẫn ngọn". Phật trao cho Người giống cây ngô [bắp] để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn Người thì thu hoạch cơ man là bắp ngô. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa.

Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.

Mất đất sống, Quỷ huy động quân vào cướp lại. Phật bày Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... Quỷ thua và bị đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.

Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên Đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền, người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.

Tuy nhiên, theo thời gian, cây nêu cũng được người dân sáng tạo tùy theo mục đích và phong tục vùng miền. Nhiều nơi, khi khai hoang rừng, rẫy, người dân chặt ngang 04 cây to ở 04 góc rồi cắm cây nêu lên đó như một sự ghi dấu lãnh thổ, báo hiệu cho người khác hay quỷ thần không được xâm phạm.

LỄ DỰNG NÊU

Đa số lễ dựng nêu được thực hiện vào ngày 23 hoặc 28 tháng Chạp. Cây nêu thường cao từ 5-6m, thậm chí cao tối đa nhất có thể. Nêu thường được làm từ thân tre, trang trí đẹp mắt bằng vải, giấy màu hay câu đối. Tre có nhiều đốt, tượng trưng các nấc lên trời, cáo tế với Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Bên dưới gốc, rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma. Trên đỉnh nêu được treo nhiều vật mang đặc trưng tín ngưỡng từng vùng như cờ phướn, chuông khánh, bụi gai, vàng mã… với nhiều màu sắc sặc sỡ và tạo ra âm thanh khi gió thổi.

Tất cả giống như một dạng bùa chú dân gian nhằm cảm tạ trời đất cùng các vị thần linh đã chở che, giúp cho mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc, đồng thời cũng bày tỏ sự thuận lẽ âm dương, đánh dấu địa bàn, xua đuổi tà ma ngoại đạo.

Trong suốt thời gian đón tết vui xuân, người dân thường tổ chức vui chơi quây quần xung quanh gốc nêu. Ở những dân tộc vùng cao, với người già, trẻ con và nam thanh nữ tú, trong bộ xiêm y đậm màu bản sắc dân tộc, chơi các trò chơi dân gian, tạo ra một bầu không khí ấm cúng, vui vẻ, đoàn kết, gần gũi, bình an.

Đối với đồng bào miền xuôi, trong những năm gần đây, cây nêu có vẻ như được dựng nhiều hơn vào dịp tết. Người ta còn tận dụng thân nêu làm cột cờ, trên đó treo cờ Đảng hoặc cờ Tổ quốc, từ xa nhìn lại, cả làng quê đỏ rực một màu hồng kỳ yêu thương, thật là thích mắt.LỄ HẠ NÊU

Sau những ngày đón tết vui xuân, người dân mọi miền lại chuẩn bị trở về với cuộc sống hàng ngày. Người ở nhà ra đồng, đi chợ. Người ở xa sửa soạn xuất hành. Trước khi bắt đầu nước vào một năm lao động sản xuất, nhà nhà đều tổ chức một mâm cơm cúng, gọi là lễ khai hạ.

Lễ khai hạ cũng là lễ hạ nêu. Thông thường, đến ngày mùng 7 Tết, người dân làm lễ khai hạ. Đây là lúc kết thúc 3 ngày tết 7 ngày xuân. Vào lễ hạ nêu, người ta làm một mâm cơm thịnh soạn, kính cáo thần linh, mời tiên tổ trở về âm giới, rồi đốt hóa vàng mã.

Mùng 7 tết cũng là lúc Táo Phủ Thần Quân từ thiên giới quay lại gia đình, lũ quỷ dữ cũng hết hạn trở về thăm nhà, phải ra biển Đông, nên việc dựng nêu đuổi quỷ cũng không cần nữa, cây nêu được hạ xuống như một sự thắng lợi của Người trong việc chế ngự tà ma suốt 10 ngày tết.

Có thể nói, cây nêu ngày tết là một phong tục cổ truyền rất đẹp, có ý nghĩa nhân văn to lớn, vừa phản ánh đạo hiếu làm người, lại thông hiểu được âm dương trời đất, thật đáng duy trì.

Phong thủy Nguyễn Hoàng

Page 4

7 ngày học phong thủy cải vận 2021

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tý

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Sửu

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Dần

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Nhân

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Địa

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tuất

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Mùi

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Page 5

Mua vàng, gửi tiết kiệm, mua bảo hiểm, làm từ thiện...?

Theo quan niệm dân gian, ngày Vía Thần Tài thường sẽ rơi vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Ngày vía Thần Tài là một sự kiện quan trọng không chỉ với người làm kinh tế. Đó còn là dịp những ai đang mưu cầu sự ổn định, thịnh vượng trong công việc cũng như đứng trước hành trình khám phá những thử thách mới của cuộc sống, sẽ phải lưu tâm. Bởi ý nghĩa tích cực, nhiều may mắn và sự an lành trong ngày vía Thần Tài đem lại. Nhưng liệu những điều bạn biết là đã chính xác và trọn vẹn?

Có một vài sự tích về Thần Tài nhưng không thống nhất. Đa phần ngày vía của các vị Thần được thờ ở nhân gian là ngày các vị ấy từ giã cõi trần để trở về thiên giới sau một nhiệm vụ được Ngọc Hoàng phân công hay một sự sơ suất hoặc bị trừng phạt nào đó.

Tương truyền, ngày Thần Tài về trời là ngày 10 tháng Giêng âm lịch. Trước khi đi, thần và người vẫn luôn có những ân tình mà người xưa gọi là lưu phước lưu ân cho tín chủ. Vì thế, dân gian cho rằng, vào ngày vía Thần Tài thì nếu ai tưởng nhớ sẽ được Thần Tài phù hộ.

Từ lâu người dân nước ta đã thờ thần Lửa, thần Nước, thần Bếp, thần Thổ Địa, thần Lộc… và thần Tài cũng nằm trong hệ sinh thái tín ngưỡng thờ Thần. Thần Tài xuất hiện trước hết từ Trung Quốc rồi theo các tiểu thương người Hoa du nhập vào Việt Nam trở thành một biểu tượng tinh thần cho việc sung túc và thịnh vượng.

Thần Tài được thờ phổ biến trong các công ty, cửa hàng, nơi những người kinh doanh thực hiện. Vì thế, ban thờ Thần Tài được đặt ở một vị trí quan trọng và chăm sóc hàng ngày. Những người không kinh doanh buôn bán hiếm khi lập ban thờ Thần Tài nhưng trong tâm khảm vẫn mong cầu một đấng siêu nhiên có thể trợ giúp cho mình may mắn trong việc mưu cầu tiền bạc. Vì thế, vẫn có một hấp lực không nhỏ đối với những người này mỗi khi được nhìn thấy hay nhắc đến những vật phẩm cầu may.

Thông thường, vào ngày vía thần Tài, người dân hay đi mua vàng để cầu may. Vì sao vậy? Vàng là một trong những vật có giá trị nhất về mặt kinh tế, là biểu tượng cho sự tích lũy và giàu có. Việc mua vàng để cầu may vào ngày vía Thần Tài là một quan điểm có tính chất truyền miệng trong dân gian, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Thần của một bộ phận người Á Đông. Hoạt động mua vàng vào ngày vía Thần Tài mang nặng tính chất kỳ vọng riêng tư về mưu cầu lợi ích chứ hoàn toàn không có giá trị về mặt phong thủy hay năng lực tâm linh, mà đơn giản là được các tiệm vàng dẫn dắt để tăng doanh thu của họ.

Nếu coi Thần Tài mà một đại sứ được trời đất phân công để cai quản và trợ giúp tài lộc cho thế gian, thì nhân ngày này, mọi người nên cảm tạ trời đất, ơn trên đã ban cho mình đồ ăn, thức uống và của cải. Việc bày tỏ tấm lòng thành kính có thể thực hiện tại bất cứ đâu, vào lúc nào, vì người xưa cho rằng “trên đầu ba thước có thần linh” nên chỉ cần tâm khởi là thần biết, miễn sao thực lòng, chứ không câu nệ về hình thức.

Đối với những người thờ Thần Tài, nên dọn dẹp lau sạch ban thờ, rút tỉa chân nhang rồi chuẩn bị một lễ cúng gồm có hoa tươi, quả tốt, thịt heo quay và kẹo ngũ sắc, lạy 05 lạy rồi thành tâm khấn vái là được. Người dân cũng có thể mua một vật cầu may được Thần Tài ưa thích để chưng lên bàn thờ như tì hưu, thiềm thừ, bảo bình, túi tài lộc, tiền ngũ đế hoặc ra ngân hàng gửi một khoản tiết kiệm tượng trưng chứ không nhất thiết phải mua vàng với giá đắt đỏ.
Phong thủy Nguyễn Hoàng

Page 6

Bài viết của chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng

1. TẾT NGUYÊN TIÊU CỦA NGƯỜI VIỆT

Chữ “nguyên” có nghĩa là là “đầu”, chữ “tiêu” có nghĩa là “đêm”. Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Tết nguyên tiêu được Việt hóa thành tết Thượng nguyên. Người Việt có tết Thượng nguyên vào ngày rằm tháng giêng, tết Trung nguyên vào rằm tháng bảy và tết Hạ nguyên vào rằm tháng mười.

Từ xưa, vào dịp tết nguyên tiêu, nhà vua lại cho mời các quan vào vườn thượng uyển, cùng ngắm hoa bình thơ, luận bàn thế cuộc, thật là một dịp vui vẻ trong năm. Các đồ nho cũng coi đầu xuân là lúc thỏa lòng sáng tác, thường tụ tập bên nhau để thỏa lòng văn sĩ cùng các mặc khách tao nhân. Bác Hồ cũng đã viết “rằm xuân lồng lộng trăng soi/sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”, nghĩa là rất đẹp và đầy sức sống. Đặc biệt, từ năm 2003, rằm tháng giêng còn được ấn định là Ngày Thơ Việt Nam, với nhiều hoạt động chào mừng khắp cả nước nhằm tôn vinh văn học nước nhà, nhất là thi ca xướng họa.

Theo phong tục cổ truyền nước ta, tháng giêng là tháng hội hè và văn hóa tâm linh cao độ. Đây là khoảng thời gian người người nô nức đi lễ Phật, lễ Thánh, lễ Tổ Tiên. Không ít đình, đền, chùa, miếu tổ chức khai hội vào dịp này với nhiều hoạt động phong phú, tạo ra một bầu không khí vừa vui vẻ, vừa đông đúc, vừa hy vọng tin tưởng, vừa thành kính sâu xa. Từ ra tết đến rằm tháng Giêng, các nhà chùa vẫn tổ chức những khóa lễ cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà hưng thịnh, đất hước phú cường, theo đúng tinh thần “đạo pháp và dân tộc”. Rằm tháng Giêng cũng là ngày mà ánh sáng từ bi của Phật có pháp lực mạnh mẽ, phổ chiếu nhân gian, nên người ta vẫn nói  “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Đối với người dân ở các làng quê, rằm tháng giêng là dịp tri ân nguồn cội. Dù có đi đâu về đâu, làm ăn xa mấy, cũng cố gắng về quê lễ tổ, mỗi nhà thường làm một mâm cúng tổ rất linh đình. Cỗ đi họ [cỗ mang vào nhà thờ dòng họ] thường không thể thiếu gà trống, thủ lợn, bánh chưng, xôi, trầu cau và rượu. Người dân dâng lễ hết sức cầu kỳ. Những con gà được ngậm hoa, che lọng, vươn cổ, dang cánh, đủ dáng đủ kiểu, đứng trên lưng rùa làm từ củ cây chuối. Gà đi họ phải được chọn lựa kỹ càng, dáng cao, mình lớn, mào đỏ, trọng lượng từ 3kg trở lên. Các gia đình thường nuôi gà từ bé để dành cúng tổ, nếu không thì trước tết sẽ mua, mang về nuôi bằng cơm gạo của nhà trong vài tháng cho sạch sẽ, rồi đến ngày rằm mới làm thịt dâng lên. Các dòng họ còn tổ chức chấm thi và trao giải cho những mâm cỗ đẹp nhất, tạo ra một sự thi đua giữa các gia đình, qua đó dạy dỗ cháu con thấm nhuần đạo lý.

Bên cạnh lễ cúng vào ngày giỗ tổ, ngày tết nguyên đán, rằm tháng giêng và rằm tháng bảy, thì tùy theo dòng họ, thường cứ năm năm hay mười năm lại tổ chức đại lễ một lần. Đây là dịp tổng kết lại quá trình phát triển dòng tộc, rà soát, bổ sung gia phả cho đầy đủ. Trước mỗi kỳ đại lễ, các dòng họ đều có sự chuẩn bị rất chu đáo, thậm chí bắt đầu từ vài năm trước, bao gồm cả việc kêu gọi đóng góp về tài chính của các thành viên trong tộc. Đến kỳ tế lễ, phần hội có thể kéo dài tới ba ngày. Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức vui nhộn như cầu kiều, đánh đu, cờ người, bóng chuyền, đấu vật giữa các làng hay các dòng  họ với nhau. Đông đảo hậu duệ, quan khách, xóm làng sẽ tập trung vui vui chơi và tế lễ, riêng con cháu ngoại luôn được đón tiếp nhiệt tình và trọng thể. Qua dịp này, cũng là cơ hội để mọi người giao lưu, người đi xa với người ở nhà có thể gặp gỡ, nhận họ hàng thân thích, thể hiện sự đoàn kết, hưng vượng của dòng họ. Đúng là “Cả năm được rằm tháng bảy, cả thảy được rằm tháng giêng”.

2. VĂN CÚNG RẰM THÁNG GIÊNG

Muôn ngàn kính lễ:

  • Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần
  • Đương Niên Hành Khiển Chí Đức Tôn Thần
  • Đương Cảnh Thành Hoàng Bản Thổ Đại Vương
  • Bản Gia Táo Quân, Ngũ Thổ Ngũ Phương Phúc Đức Chính Thần, Long Mạch Địa Mạch Tài Mạch cùng các vị Thần linh cai quản xứ này

Muôn ngàn kính lễ:

  • Hiển Thủy Tổ Khảo, Hiển Thủy Tổ Tỷ
  • Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ
  • Nội ngoại gia tiên dòng họ……

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng, đúng Tết Thượng Nguyên, chúng con là……ngụ tại….

Xin sửa biện hoa, đăng, trà, quả, kim ngân, tài mã, chay mặn ít nhiều, dâng lên trước án. Chúng con kính mời chư vị tôn thần cùng gia tiên giáng phó đàn tràng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Cứ dịp xuân sang, cỏ cây tươi tốt, vạn tượng sinh sinh đôi, chúng con lại nhớ tới công ơn của Phật, Tiên, Thánh, Mẫu, Tôn Thần, Tiền Nhân Tiên Tổ đã phổ độ chúng sinh, cứu giúp muôn loài, sinh thành dưỡng dục… trải qua bao cuộc bể dâu, giữ gìn phẩm cách, phát triển giống nòi, dựng xây văn hóa…. thì chúng con mới có được cuộc sống như ngày hôm nay, thật là được nhiều âm đức.

Nhân Tết Thượng Nguyên, chúng con xin sắm sanh lễ mọn, dâng cúng tôn thần, tưởng nhớ tiền nhân, để bày tỏ lòng biết ơn nguồn cội. Chúng con thiết nghĩ, sinh nơi trần thế, tuệ cạn chướng sâu, nghiệp dày phúc mỏng, sao tránh khỏi những sai lầm sơ sót, cúi mong lượng thứ bỏ qua và hướng dẫn chúng con tiến bộ.

Xin Trời, Đất, Phật, Tiên, Thánh, Mẫu, Tôn Thần và Gia tiên dòng họ… phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà hưng thịnh. Trong cái phúc của thiên hạ, có cái phúc của cá nhân, xin ơn trên che chở cho toàn gia mạnh khỏe, cát tường, tai qua nạn khỏi, phúc, lộc, thọ, khang, ninh, có được được phước duyên gặp nhiều người hiền bạn tốt, làm nhiều việc thiện giúp đời.

Chúng con kính cẩn: tiến dâng lễ vật, cầu nguyên thành tâm, cúi xin chín phương Trời mười phương Chư Phật, Chư Vị Tôn Thần và các bậc tiền nhân chứng giám, phù hộ độ trì. Xin kính biếu các Ngài  và Gia tiên kim ngân trà quả, chay mặn lòng thành. Nam mô thần Vũ Lâm Sứ Giả, phép tiên biến ít thành nhiều, nhờ Tôn Hành Giả chia đều khắp nơi!

Chúng con xin ngàn lần cảm tạ!

Page 7

Bài viết dịp 8/3 của chuyên gia Phong thủy Nguyễn Hoàng

PHỤ NỮ LÀ PHONG THỦY TRONG GIA ĐÌNH

Phong thủy cổ đại cho rằng, vạn vật từ vô cực rồi sinh ra lưỡng nghi, tạo thành thai thứ đối lập là âm và dương. Hai thứ này tồn tại trong mọi thực thể, tuy đối lập nhưng không triệt tiêu nhau mà dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Trong một gia đình, đàn ông là dương, đàn bà là âm. Một gia đình chỉ thuần âm hoặc thuần dương thì khí không thể hóa, sớm muộn cũng dẫn đến suy diệt. Vì thế, đàn ông và đàn bà phải ở với nhau, sinh sôi nảy nở, làm điểm tựa cho nhau để kiến thiết cuộc đời. Bên cạnh những nhiệm vụ chung để xây dựng gia đình thì mỗi người được phân một vai khá rõ rệt trong chính căn nhà của mình.

Theo luật âm dương, dương là những thứ cao lớn, nổi trội, dễ nhìn, dễ đếm như công danh, của cải, vật chất. Đó việc của “đàn ông xây nhà”. Còn âm là những gì kín đáo, âm thầm, khó đo lường bằng định tính như sự đồng cảm, lòng thứ tha, sự quan tâm, sự bằng an hay niềm hạnh phúc. Đó là việc của “đàn bà xây tổ ấm”. Mọi thứ nhà cao cửa rộng, xe sang, chức lớn, tiền nhiều đều thể hiện công sức và thành tựu của người đàn ông nhưng có lẽ họ không thể đạt được đến mức đó hoặc những thứ đó đều trở nên vô nghĩa nếu đằng sau không có bàn tay lo toan sắp xếp của người đàn bà. Tất nhiên, trong một xã hội rộng lớn, có một tỉ lệ nhỏ “đổi vai” và điều đó càng chứng tỏ năng lực toàn diện của những người phụ nữ.

Như một sự mặc định, phần lớn phụ nữ coi bếp núc là công việc của mình. Theo phong thủy, bếp liên quan trực tiếp đến người phụ nữ trong nhà, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tiền bạc. Bếp đúng chỗ, đúng hướng thì phụ nữ đảm đang, mạnh khỏe, trở thành hậu phương vững chắc cho chồng, có thể sinh con nối dõi tông đường. Bếp sai chỗ, sai hướng thì chị em vất vả lầm than, khó mà tròn được đạo nhà. Đàn bà quản bếp là quản luôn sự tồn vong, suy thịnh của dòng tộc, vì thế các ông chồng cần có sự đánh giá đúng mực vai trò của vợ, nhất là trong chuyện bếp núc.

Thiên chức làm mẹ mang tính chất của hành thổ. Thổ âm thầm chịu đựng, thổ tàng chứa sản sinh, thổ chở che nâng đỡ, thổ hiền lành bao dung. Ngần ấy đặc tính của thổ cũng là bấy nhiêu đặc tính của người mẹ. Thổ vượng thì mộc có điểm tựa mà vươn lên, mộc là phẩm cách, là khuôn vàng thước ngọc, là gia phong của một gia đình. Thổ suy thì mộc héo, gia phong cũng từ đó mà sút giảm. Thổ vượng thì kim sinh, làm cho của cải dồi dào. Thổ suy thì kim tiết, gia cảnh bần hàn. Muốn làm cho thổ vượng thì người mẹ trong nhà phải mạnh khỏe, vui tươi, hạnh phúc. Đó là cái gốc của tế bào xã hội.

Phụ nữ còn là người vợ, người yêu, người tình của cánh mày râu nữa. Cơ thể người con gái có cấu tạo bởi các đường cong hình chữ S, rất giống với quỹ tích vận động của trường khí trong vũ trụ. Những hung sát trong phong thủy khi gặp những vật thể hình chữ S đều được hóa giải, biến hung thành cát. Bởi thế, người xưa đã đúc kết “gái mà đáy thắt lưng ong” tức là hình thể chữ S giống cái hồ lô, thì “vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con”, biết cách ái tình, lại tốt giống, nhiều sữa và giỏi chăm con nhỏ.

Trong chuyện tình ái, ngũ hành thuộc hỏa. Một người đàn bà được chồng chu đáo chăm lo ái tình thì hành hỏa sẽ vượng, hỏa vượng sẽ sinh thổ, thổ là gốc của gia phong. Nếu người chồng không để ý thì hỏa suy, tình cảm gia đình sẽ lạnh nhạt. Sự đồng hành của âm dương sẽ ngày một xa nhau, cuối cùng sẽ sinh nhiều bệnh tật, sự khổ tâm và cô độc trong chính căn nhà mình. Chưa kể, một người chồng lấy vợ hợp tuổi thì có thể sớm được thành công vì hai tuổi đó mang lại phúc khí cho nhau, giúp cả hai dễ dàng đạt được thành tựu trong sự nghiệp. Bởi thế mới nói “phụ nữ là phong thủy trong nhà” kể cũng không sai.

Nguyễn Hoàng

Page 8

"Thanh minh trong tiết tháng ba/lễ là tảo mộ hội là đạp thanh"

Thanh minh là một trong thập nhị tiết khí được người Trung Quốc cổ đại lập lịch cho nhà nông. Lịch này ra đời dựa trên tốc độ di chuyển của Trái đất quanh Mặt trời. Có thể chia quỹ đạo Trái đất thành 24 cung đường bằng nhau. Cứ mỗi nửa tháng Trái đất lại đi được một cung đường như vậy tương đương một góc khoảng 15 độ tính từ mặt trời.

Mỗi lần Trái đất đi đến điểm giao của các cung đường thì rất tình cờ, các hành tinh khác cũng có một vị trí tương tác mạnh mẽ đến trời đất, trong đó có cả mặt trăng. Vào ngày này, trời đất có những tần số xung chiếu khác biệt, gây ra các hiện tượng tự nhiên mà qua hàng ngàn năm, cổ nhân đã đúc kết được.

Ví dụ: Sau Lập Xuân, sẽ có mưa rào, nên gọi là tiết Vũ Thủy. Kế đó hai tuần, sâu sẽ nở nhiều, bướm ong dìu dặt, người ta gọi là tiết Kinh Trập [sâu nở]. Lại tiếp tục hai tuần, cỏ cây đạt đến sự phát triển thịnh vượng, cũng là lúc chính giữa mùa xuân, nên gọi là Xuân Phân. Lại sau hai tuần, mưa hết, sương tan, gió lạnh cũng tàn, là lúc đất trời trong trẻo, bừng sáng, nên gọi là tiết Thanh Minh...

Tục xưa như cụ Nguyễn Du đã lẩy: "Thanh minh trong tiết tháng ba/ lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh". Sau một thời gian mưa xuân tưới nhuần, cỏ cây mặc sức, khuôn viên nghĩa trang không tránh khỏi cảnh um tùm rậm rạp. Đây là lúc trời đất giao hòa, âm dương thông khí, rất tốt cho việc chăm sóc mộ phần, nhổ cỏ, quét vôi, người sống trên trần có dịp bày tỏ tấm lòng, kẻ dưới suối vàng cũng cảm được an vui thanh thản, rồi sau đó con cháu có đi đâu làm ăn xa cũng thấy yên tâm.

Ai sinh ra cũng có nguồn có cội. Sự hưng vong của cá nhân vẫn thường gắn liền với phúc ấm tại quê nhà. Mà đôi khi chỉ những lúc lặng đơn nơi chân trời góc bể, chịu những thiệt thòi về tình cảm gia đình, mới thấy được sự khát khao được trở về bên mái nhà xưa cũ. Theo phong thủy, mồ mả tổ tiên, nhà thờ dòng nhà thờ nếu được tụ kh thi con cháu sẽ làm ăn thuận lợi, nếu bị tán khí thì cơ nhỡ lầm than, tha phương cầu thực. Người đi xa cần phải có tấm lòng hướng về tiên tổ, nơi quê hương bản quán, để được nương nhờ ơn trên. Nếu vô tình lãng quên gốc gác, hay vì chút thành kiến cá nhân mà ngó lơ ông bà, phụ mẫu thì rốt cục cũng thất bại mà thôi, dẫu có bạo phát thì cũng bạo tàn trong chốc lát mà thôi.

Hoạt động thăm nom mồ mả, chỉnh sửa đầu năm gọi là "tảo mộ", tức là làm sạch, làm mới khuôn viên. Không cần lễ lạt cầu kỳ, tùy tâm nhang khói. Cái cốt là tưởng nhớ tổ tiên, phát quang bụi rậm, xóa bỏ nơi ẩn náu của bọn tà vong quỷ quái. Bởi vậy, nên chọn người đàn ông hoặc mạnh khỏe trong nhà để tiến hành tảo mộ. Khi tảo mộ tránh dẫm đạp lên mộ nhà người khác, nhất là trẻ con. Nếu vì điều kiện công việc, đường sá xa xôi không thể về quê tảo mộ thì từ đáy lòng mình, vào dịp thanh minh, cũng nên thắp hương tại bàn thờ nơi mình sinh sống, hoặc chỉ cần ngồi tâm niệm nhớ tới tiên nhân, thế cũng đủ rồi.

- Chuyên gia Phong thủy  Nguyễn Hoàng -

Page 9

Có nhiều cách kích hoạt tài lộc cho bạn trong ngắn hạn và dài hạn, phát dương dòng họ cả trăm năm. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết, chuyên gia Phong Thủy Nguyễn Hoàng giới thiệu tới anh/chị bạn đọc 3 phương pháp đơn giản nhất mà ai cũng có thể áp dụng được

Bước 1Sử dụng la bàn hoặc la bàn điện thoại để xác định các khu vực ở trong nhà mình.

Chia căn nhà [nền nhà] thành 9 khu vực

Khu vực thứ nhất là trung cung nằm ở giữa, xung quanh là 8 khu vực còn lại. Tương ứng với 8 hướng: Nam, Tây Nam, Tây, Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc, Đông, Đông Nam

Bước 2: Xác định vị trí kích hoạt

Tháng 4 âm lịch vị trí cần kích hoạt là ở phía chính TÂY NAM căn nhà, phòng khách, cửa hàng

Bước 3: Chọn hũ muối như hình dưới Hũ muối chúng ta làm như sau:

  • 1 Cốc thủy tinh sạch
  • 6 đồng xu cổ của 6 triều đại thịnh vượng nhất trung hoa

Ta tiến hành đổ 2/3 cốc thủy tinh bằng muối trắng. Đặt ngửa [mặt có 2 chữ] đồng xu như hình. Sau đó đổ đầy nước trắng, lưu ý không đạy nắp

Bước 4Chọn ngày giờ kích hoạt, sau đó ta đặt hũ muối vào góc chính TÂY NAM của căn nhà.

Ngày giờ kích hoạt theo từng tuổi ta chọn như sau:

  • Những người sinh năm 64, 74, 84, 94 chọn ngày 30/3 hoặc mùng 6/4 âm lịch
  • Những người sinh năm 65, 75, 85, 95 chọn ngày 1/4 hoặc ngày mùng 5/4 âm lịch
  • Những người sinh năm 66, 76, 86, 96 chọn ngày mùng 2/4 hoặc mùng 4/4 âm lịch
  • Những người sinh năm 67, 77, 87, 97 chọn ngày mùng 2/4 hoặc mùng 4/4 âm lịch
  • Những người sinh năm 68, 78, 88, 98 chọn ngày mùng 30/3 hoặc mùng 6/4 âm lịch
  • Những người sinh năm 69, 79, 89, 99 chọn ngày mùng 1/4 hoặc ngày 5/4 âm lịch
  • Những người sinh năm 60, 70, 80, 90, 2000 chọn ngày mùng 1/4 hoặc ngày 6/4 âm lịch
  • Những người sinh năm 61, 71, 81, 91, 2001 chọn ngày 2/4 hoặc mùng 7/4 âm lịch
  • Những người sinh năm 62, 72, 82, 92 chọn ngày 8/4 hoặc ngày 10/4 âm lịch
  • Những người sinh năm 63, 73, 83, 93 chọn ngày 5/4 hoặc ngày 8/4 âm lịch

Chọn giờ: Bạn tải ứng dụng Cố vấn phong thủy. Mục cố vấn ngày có chi tiết giờ cụ thể dành riêng cho bát tự của bạn. Link tải ứng dụng tại: //cvpt.page.link/eNh4

Hoặc bạn theo dõi tại nhóm Cố vấn mỗi ngày tại //zalo.me/g/cvnjhd310

Cách 2: Kích hoạt tài lộc theo tuổi chủ nhà

  • Những người sinh năm 60, 70, 80, 90, 2000, cung tài lộc nằm ở Tây Nam căn nhà hoặc Phòng mình ở, phòng khách, cửa hàng cụ thể chính xác là 240 độ
  • Những người sinh năm 61, 71, 81, 91, 2001, cung tài lộc nằm ở chính Tây 270 độ của căn nhà hoặc Phòng mình ở, phòng khách, cửa hàng
  • Những người sinh năm 62, 72, 82, 92, 2002, cung tài lộc nằm ở góc Tây Bắc 330 độ của căn nhà hoặc Phòng mình ở, phòng khách, cửa hàng
  • Những người sinh năm 63, 73, 83, 93, cung tài lộc nằm ở góc chính Bắc 0 độ của căn nhà hoặc Phòng mình ở, phòng khách, cửa hàng
  • Những người sinh năm 64, 74, 84, 94 cung tài lộc nằm ở góc Đông Bắc kim la bàn chỉ 60 độ của căn nhà hoặc Phòng mình ở, phòng khách, cửa hàng
  • Những người sinh năm 65, 75, 85, 95 cung tài lộc nằm ở góc chính Đông kim la bàn chỉ 90 độ của căn nhà hoặc Phòng mình ở, phòng khách, cửa hàng
  • Những người sinh năm 56, 66, 76, 86, 96 cung tài lộc nằm ở góc Đông Nam kim la bàn chỉ 150 độ của căn nhà hoặc Phòng mình ở, phòng khách, cửa hàng
  • Những người sinh năm 57, 67, 77, 87, 97 cung tài lộc nằm ở góc chính Nam kim la bàn chỉ 180 độ của căn nhà hoặc Phòng mình ở, phòng khách, cửa hàng
  • Những người sinh năm 58, 68, 78, 88, 98 cung tài lộc nằm ở Đông Nam kim la bàn chỉ 150 độ của căn nhà hoặc Phòng mình ở, phòng khách, cửa hàng
  • Những người sinh năm 59, 69, 79, 89, 99 cung tài lộc nằm ở chính Nam kim la bàn chỉ 180 độ của căn nhà hoặc Phòng mình ở, phòng khách, cửa hàng

Như vậy ta đã xác định được ví trí thứ hai, tài lộc theo tuổi của mình. Bây giờ ta cần xác định những vật phẩm phong thủy cần thiết để kích hoạt.

Trước hết ta cần lưu ý, nếu cung tài lộc nằm ở nơi bừa bộn bẩn thiểu như tủ giầy dép thì tài lộc sẽ khó khan, nếu chỗ đó cũng đang là nhà vệ sinh thì tài lộc cũng sẽ khó khan… nên ta phải dọn sạch chỗ đó, chọn ngày và giờ kích hoạt [Ngày giờ như đã nói ở trên]

Vật phẩm phong thủy chuyên gia Nguyễn Hoàng khuyên dùng:

Cách 1: Đơn giản nhất: Thắp thêm bóng đen vào đó

Cách 2: Đặt vào đó chậu cây xanh to lá, không được đặt cây lá kim ví dụ như cây xương rồng… như cây kim tiền, cây vạn niên thanh

Cách 3: Đặt vào đó 1 đôi Tì hưu bằng đồng [Vận 8 tôi ưu tiên chọn chất liệu bằng đồng]. Tì hưu là một trong những linh thú chiêu tài bậc nhất trong phong thủy.

Tương truyền, Tì Hưu là đứa con thứ 09 của rồng, chỉ ăn vàng bạc, có vào không ra. Các nhà phong thủy cổ đại cho rằng tì hưu là một linh thú cát tường, có thể chuyển họa thành phúc, được xưng tụng là chiêu tài thần thú hay thiên lộc thú. Vì vậy, tì hưu được được giới doanh nhân kim cổ tin dùng. Tì hưu miệng rộng, răng sắc, mông nở, ngực căng, đuôi dài, có sừng, có cánh hoặc không có cánh, dáng ngồi hoặc đứng, hoạt động theo nguyên lý dùng miệng hút khí của trời đất, tích lũy vào ức, bụng, mông, chân, từ từ chuyển hóa thành cát khí, lan tỏa khắp không gian, xâm nhập vào gia chủ để mang lại thần sắc vui tươi, lưu thông trí tuệ, cơ hội vượng phát.

Vì vậy đặt Tì hưu đúng chỗ, đúng ngày, đúng ông chủ nhà khả năng tụ khí phát lộc rất nhanh, đặc biệt anh chị kinh doanh cuối năm mà có hang hóa ế ẩm cần đẩy đi gấp.

Vật phẩm thứ 2 chúng ta có thể đặt là Bảo bình chiêu tài. Bảo bình chiêu tài có cấu tạo dạng hũ để thu hút và tích trữ năng lượng, với nhiều hoa văn bảo pháp cầu kỳ, có thể xua đuổi tà ma, ngăn cản khí độc, điểm nhấn là 04 cóc thần vây bám xung quanh, nhả tiền vào hũ.Theo truyền thuyết, Cóc Thiềm Thừ là hóa thân của Tiên nữ Hằng Nga, do mắc tội mà bị phạt, biến thành cóc ba chân. Cóc thần có thể phun ra vàng bạc, thường đi đến từng nhà để gieo ban tài lộc như một sự hối cải lỗi lầm. Hàng ngày, cóc thần sẽ dùng miệng của mình để hút các luồng khí trắng từ vũ trụ vào bụng, lưng, chân và lan tỏa xuống các đồng tiền cổ, biến thành màu vàng. Quá trình tích tụ khí vàng được thực hiện thường xuyên rồi liên tục nạp sang bảo bình. Viện Phong Thủy Hoàng Gia có đặt them đá và xu cổ theo công thức đặc biệt để kích hoạt công năng.

Ngoài ra, tôi khuyên anh chị có thể sử dụng hồ lô khắc chú hoặc hồ lô bát tiên đặt vào vị trí kích tài lộc. Hồ lô có rất nhiều công năng đặc biệt nó rất là lành và dễ kiếm, anh/chị có thể ưu tiên sử dụng.

Cách thứ 3 để kích hoạt tài lộc là sử dụng các vật phẩm phong thủy để đem theo người

Tôi khuyên dung các vật phẩm sau:

  1. Đồng xu cổ mạ vàng/Thẻ thần tài cho vào ví
  2. Nhẫn hoặc vòng cổ mặt Tì hưu bằng đá quý. Lưu ý khi chọn đá cần phải phân tích ngũ hành sao cho cân bằng. Phần này anh chị có thể vào nhóm Phổ cập phong thủy để hỏi them hoặc liên hệ trợ lý Ms Hà 0986.892.592 để được tư vấn chi tiết.

Page 10

7 ngày học phong thủy cải vận 2021

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tý

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Sửu

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Dần

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Nhân

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Địa

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tuất

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Mùi

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Page 11

7 ngày học phong thủy cải vận 2021

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tý

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Sửu

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Dần

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Nhân

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Địa

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tuất

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Mùi

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Page 12

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng nói về sự tích vu lan, cô hồn, thất tịch và những việc nên làm trong tháng bảy năm nay.

1. Sự tích về ngày xá tội vong nhân

Có một buổi tối, A Nan ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan nhờ quỷ bày cho cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên". A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.

Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa được giải thoát, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái.

2. Sự tích lễ Vu Lan báo hiếu

Mục Kiền Liên là một trong mười đệ tử của Phật Thích Ca. Sau khi đắc đạo, ngài muốn báo ân phụ mẫu bèn dùng thiên nhãn quan sát khắp nơi, thấy song thân đang bị giam hãm với hình dạng quỷ đói, bụng to như núi, cổ nhỏ như kim, vô cùng khổ sở. Mục Kiền Liên cầm một bát thức ăn dùng thần lực mang đến cho mẹ, nhưng thức ăn vừa đưa sát miệng liền hoá thành lửa cháy. Ông bất lực, đi bái kiến và nhờ Phật Thích Ca cứu giúp.

Phật nói: “Cha mẹ ngươi thời còn sống đạ tạo ra vô số tội lỗi, cho nên sau khi chết phải bị đoạ vào địa ngục làm quỷ đói để chịu quả báo, một mình ngươi không thể đủ sức cầu độ cho họ được, mà phải dựa vào uy lực của tăng chúng mười phương mới mong giải thoát nổi. Vào ngày rằm từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, tất cả tăng chúng đều cùng tụ họp tinh tiến tu hành, đến ngày rằm tháng 7 thì kết thúc và trong ngày này sẽ có nhiều tăng chúng đắc chánh quả. Ngày ấy, nếu ngươi muốn cứu song thân khỏi khổ quỷ đói, phải cúng dường cơm chay cho tăng chúng, như vậy công đức rất lớn, không những việc làm đó có thể giải thoát cho song thân ngươi khỏi khổ quỷ đói, mà thậm chí còn có thể khiến 7 kiếp của song thân người còn được hưởng phúc trên trời. Giá như cha mẹ ngươi còn tại thế, thì việc cầu cúng ấy cũng có thể khiến họ được thêm phúc đức và trường thọ”.

Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy, quả nhiên cha mẹ của tôn giả thoát được kiếp quỷ đói và siêu thăng. Phật cũng dạy rằng, chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này thì sẽ được hiệu quả. Lễ Vu Lan có từ ngày đó.

3. Sự tích mưa Ngâu

Ngưu Lang là người nông dân trần thế, còn Chức Nữ là con gái thứ bảy của Ngọc Hoàng. Một lần Chức Nữ hạ phàm tắm trong rừng vắng, bị Ngưu Lang giấu mất đôi cánh, không thể về trời, nàng ở lại kết thành chồng vợ. Một hôm Ngưu Lang đi vắng, Chức Nữ vô tình tìm thấy bộ cánh của mình trong bồ thóc, thương nhớ mẹ cha, nàng bèn lắp cánh bay về thiên giới. Ngọc Hoàng biết chuyên rất giận nhưng cũng đồng ý cho cha con Ngưu Lang lên trình diện một lần. Sau đó Chức Nữ sai đàn quạ đen đưa chồng con trở về hạ giới nhưng mải ham ăn, lũ quạ làm rơi cha con Ngưu lang khi gần tiếp đất, khiến họ bị ngã xuống rất đau.

Chức Nữ ngày đêm thương nhớ, bèn xin vua cha cho chồng con chuyển hẳn lên trời. Ngọc Hoàng đồng ý nhưng luật thiên đình không cho thần tiên lấy người hạ giới nên Vương Mẫu Nương Nương phẩy tay một cái, vạch ra dòng sông Ngân hà, cho hai cha con ở bên kia, mỗi năm được đoàn tụ một lần vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch, gọi là ngày Thất tịch. Đến ngày này, lũ quạ đen phải đội đá bắc cầu [gọi là cầu ô thước] để chuộc lỗi năm xưa cho chàng và nàng gặp gỡ. Vì vậy, hàng năm vào những ngày này, nỗi niềm thương nhớ rơi xuống thành mưa, mưa Ngâu có từ chuyện đó.

4. Tục cúng rằm tháng bảy của người Việt

Cứ đến dịp này, người ta lại trở về quê để thắp hương cho tổ tiên nguồn cội. Các dòng họ ở miền Trung thường tổ chức tế lề lớn vào dịp rằm tháng bảy với nghi thức vô cùng tôn nghiêm, lễ vật kỳ công dâng cúng vì họ cho rằng “cả năm được rằm tháng bảy, cả thảy được rằm tháng giêng”. Đây là văn hóa uống nước nhớ nguồn của dân tộc, cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc.

Bên cạnh việc cúng tôn thần, tổ tiên vào rằm tháng bảy, người dân nước ta còn có một mâm cúng cô hồn để an ủi tảo sa tảo lạc. Hoạt động này là một sự mở rộng thuyết Phóng diệm khẩu của Trung Hoa, đem tình thương của người trần thế mà đối đãi với những vong hồn không nơi nương tựa, phiêu bạt kỳ hồ, không hề phân biệt, đồng thời mong muốn họ sau khi thụ hưởng lễ vật thì đừng quấy gia môn, lưu phước lưu ân cho tín chủ.

Bên cạnh đó, nhà chùa cũng tổ chức nhiều lễ cầu siêu cho các gia đình, bao gồm cả tổ tiên dòng họ, cho đến oan hồn tử nạn và cả thai nhi đoản mệnh. Sự kết hợp đạo và đời đã làm tính chất của tôn giáo và dân tộc được hòa quyện hơn, nâng giá trị nhân văn lên một tầm cao mới.

Page 13

Ban ngày lấy Bính làm thái dương. Ban đêm lấy Đinh làm trăng sáng. Khi ngày đang thịnh thì Đinh phải lu mờ, đến khi chiều tối giờ Dậu nắm quyền thì màn đêm mới dần hiển lộ. Cho nên Đinh được trường sinh ở Dậu. Tính ra một năm, tháng tám âm lịch luôn là tháng Dậu, chính là lúc Đinh được khởi sinh, sức mạnh dồi dào, tràn trề sinh lực. Vì thế cho nên trăng tháng tám sáng mà thanh cao, lung linh huyền ảo. Đến đúng ngày rằm thì tuyệt đỉnh hân hoan, ánh chiếu chan hòa, trăng tròn vành vạnh.

Lễ hội trăng rằm

Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình

Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh

Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng

Dưới ánh trăng vàng tròn xoe em hát vang

Sự tích trung thu có từ lâu đời, đều liên quan đến những điển tích Trung Hoa. Qua ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc ta đã Việt Hóa thành những nét đặc trưng. Vào dịp này người xưa thường làm đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn ông trăng, thứ thì treo ngoài cổng trước nhà, thứ thì để trẻ con cầm đi trẩy hội. Giữa bãi cỏ hoặc sân chơi chung là mâm cỗ đẹp mắt. Dưới ánh đèn lồng, đèn dầu lạc, đèn cầy và ánh sáng rực rỡ của đêm trăng, nào hồng, nào bưởi, nào ổi, nào cốm, hoa trái được tỉa tót đủ hình, bánh kẹo được trang trí đủ màu đủ sắc. Sau những tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian, thì đợi đến nửa đêm là màn phá cỗ được trẻ con mong chờ nhất.

Trong đêm trung thu còn có đoàn múa lân sư rồng vô cùng hấp dẫn. Những linh thú vừa lúc lắc mua vui, vừa thị uy mạnh mẽ. Vài ba ông địa bụng phưỡn, mặt hài, cầm quạt múa may thêm phần sinh khí. Trống chiêng rầm rĩ, cờ xí tung bay, đoàn lân sư đi đến đâu đều được nhân dân chào mừng đến đó, nếu ghé vào nhà ai thì nhà đó coi như may mắn và thường có thêm chút lộc lì xì. Có thể nói, đây là một dịp trẻ con được vui chơi bổ ích, người lớn dù đi đâu cũng cố gắng trở về vui cùng con cháu, sống lại những ngày trẻ thơ nên Trung thu ở nước ta còn gọi là Tết Đoàn viên chính là như thế.

Nên làm gì vào dịp trung thu?

Thứ nhất, dù bận bịu đến đâu cũng nên dành ra một ngày cùng con cháu vui chơi đón Tết. Nếu được thì cha mẹ, ông bà nên cùng các cháu làm đèn trung thu, bày biện mâm cỗ. Biết là những thứ này bây giờ đều có thể mua sẵn nhưng như vậy không gắn kết được tình cảm, không để lại kỷ niệm với cháu con và chúng ta sẽ bỏ lỡ một chuyến tàu để đưa mình về quá khứ.

Thứ hai, trung thu là lúc vạn tượng giao hòa, người lớn nên có lễ nhỏ, thành tâm cúng kiếng trời đất, tổ tông, nguyện cầu cho âm siêu dương thái. Âm có siêu thì dương mới thái mà dương được thái tức là âm siêu. Vào ngày này, những ước muốn, nguyện cầu cho trẻ con thường rất linh nghiệm. Cầu học giỏi sẽ học giỏi, cầu chăm ngoan sẽ chăm ngoan, cầu mạnh khỏe sẽ mạnh khỏe. Đây là dịp tốt để nhờ ơn trên tương trợ con mình.

Thứ ba, những người muốn thành danh hoặc con cái sớm đỗ đạt, nên làm một chiếc đèn lồng hình trăng tròn, một mặt viết chữ “Đinh”, mặt kia viết chữ “Dậu”. Vào lúc nửa đêm, mang đèn ra giữa sân, quay mặt về phương tây, có thêm chiếc bàn bày bánh trung thu thì càng tốt, rồi ước nguyện, cầu cho tháng Dậu chị Hằng, đèn trời soi xét, giúp cho con ngoan, học giỏi, rạng rỡ, thành danh, sau này làm người có ích.

Thứ tư, đây cũng là một dịp tuyệt vời để phóng sinh giải nghiệp. Phóng sinh vốn là chuyện tốt, nên làm mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, phóng sinh vào dịp trung thu lại có một hàm nghĩa tốt lành nhiều hơn, nhất là trong chuyện công danh, thi cử. Vật phóng sinh nên là cá chép, loại càng to càng tốt. Phóng sinh ban ngày không tốt bằng ban đêm. Khi thả cá xuống sông chỉ cần nhìn lên cao, tỏ rõ nguồn cơn, chí thành là được.

Phong thủy Nguyễn Hoàng

Page 14

7 ngày học phong thủy cải vận 2021

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tý

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Sửu

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Dần

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Nhân

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Địa

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tuất

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Mùi

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Page 15

7 ngày học phong thủy cải vận 2021

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tý

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Sửu

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Dần

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Nhân

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Địa

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tuất

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Mùi

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Page 16

7 ngày học phong thủy cải vận 2021

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tý

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Sửu

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Dần

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Nhân

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Địa

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tuất

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Mùi

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Page 17

7 ngày học phong thủy cải vận 2021

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tý

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Sửu

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Dần

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Nhân

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Địa

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tuất

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Mùi

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Page 18

7 ngày học phong thủy cải vận 2021

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tý

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Sửu

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Dần

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Nhân

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Lớp phong thủy Vượng Địa

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Tuất

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Khóa học cho người tuổi Mùi

  Nguyễn Hoàng  1000k    0 đ

Video liên quan

Chủ Đề