Ngân hàng cấp 1 là gì

Ngân Hàng được chia làm hai cấp đó là ngân hàng cấp 1 và ngân hàng cấp 2.
NH cấp 1 tại VN chính là ngân hàng nhà nước Việt Nam hay chính là ngân hàng trung ương.
NH cấp 2 là các ngân hàng còn lại hay còn gọi là ngân hàng thương mại.
Trong số những NH cấp 2 có một số của nhà nước một số của tư nhân.
tuy nhiên hầu hết các ngân hàng cấp 2 của nhà nước hiện nay được cổ phần hóa như: Vietcombank đã cổ phần hóa.
Agribank và BIDV chưa cổ phần hóa

1. NHTW là ngân hàng độc quyền phát hành tiền, là cơ quan quản lý của quốc gia về tiền tệ, hoạt động ngân hàng.

NHTW hoạt động nhw một cơ quan ngang bộ kiểm soát, điều hành và liên kêt các NHTM
NHTW ko trực tiếp giao dịch với công chúng, chỉ giao dịch với NH trung gian, chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế.

NHTW là cơ quan thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia. Tùy theo mô hình mỗi nước mà NHTW có thể là: thuộc quốc hội hoặc thuộc chính phủ. NHNN VN là thuộc chính phủ.
2. NHTM: một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu: huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, cho thuê tài chính, đầu tư chứng khoán, liên doanh góp vốn, kinh doanh ngoại tệ

NHTM hoạt động như một loại DN đặc biệt, đối tượng kinh doanh đăc biệt là tiền tệ, ngoài ra hiện nay còn thực hiện thêm các Dịch Vụ NH

*** XEM THÊM

Ngân hàng Agribank, BIDV là ngân hàng thương mại nhà nước

Ngân hàng Trung ương thì chỉ có duy nhất một ngân hàng gọi là Ngân hàng nhà nước Việt Nam có trụ sở tại 49, Lý Thái Tổ, Hà Nội
Ngân hàng trung ương [NHTW] là gọi theo cách gọi của các nước phương tây, còn ở việt nam thì gọi là Ngân hàng Nhà nước việt Nam!
Trên thế giới NHTW có 2 mô hình: 1, độc lâp với chính phủ như FED [Federal Reserve System] Cục dự trữ liên bang hoa kỳ
2, trực thuộc chính phủ, ví dụ như Ngân hàng nhà nước việt nam
NHTW là một cơ quan của chính phủ, ngang bộ có chức năng quản lý về tiền tệ và hoạt động của ngân hàng [cấp giấy phép thành lập, cho phép phá sản ngân hàng hay ko ?] nhằm mục đích ổn định giá trị đồng tiền [giá trị đối nội và giá trị đối ngoại], là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nhà nước!
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu của nó là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó để cho vay,thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Sự khác biệt căn bản nhất giữa NHTW và NHTM đó là mục đích hoạt động của nó,Đối với NHTW mục đích hoạt động của nó là nhằm quản lý hoạt động ngân hàng,ổn định giá trị đồng tiền,kiềm chế lạm phát,thực hiện các mục tiêu,chính sách của chính phủ.Khác với mục đích hoạt động của NHTM là tìm kiếm lợi nhuận và chịu sự quản lý của ngân hàng TW!

Tín dụng thương mại[tín dụng của người cung ứng]:

Là quan hệ tín dụng được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Là hình thức tín dụng, vì người bán chuyển giao cho người mua để sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định. Đến thời hạn được thỏa thuận, người mua hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi suất.

Chủ thể cấp vốn: doanh nghiệp bán hàng.
Hình thức cấp vốn: hàng hóa dịch vụ
Cơ sở pháp lý: giấy ghi nợ, thương phiếu.
Thời gian: ngắn hạn.
Doanh nghiệp có thể phát hành 1 trong 2 loại thương phiếu cơ bản là: hồi phiếu và lệnh phiếu.
Cơ sở pháp lý : các giấy ghi nợ, nhận nợ.

=> Đây được xem là phương thức tài trợ rẻ tiền, tiện dụng và rất linh hoạt trongkinh doanh. Đồng thời nó còn tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ đối tác lâu bền giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Tín dụng ngân hàng

Là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân.
Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp, các cá nhân hoặc phát hàng chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là người cho vay, nó cung cấp tín dụng cho tất các nàh doanh nghiệp và cá nhân.
Cung cấp dưới hình thức: tiền mặt và bút tệ.

Có nhiều hình thức tín dụng:

a] Tín dụng ngân hàng[do cơ quan ngân hàng cấp cho người đi vay] là loại tín dụng thương mại trong đó ngân hàng là người trung gian giữa người vay, gửi tài khoản, vốn của nó gồm có vốn tự có, các hạng mục tài khoản, tín phiếu do ngân hàng phát hành];

b] Tín dụng thương nghiệp[bên bán trực tiếp dùng hàng hoá cung cấp cho bên mua trong quá trình giao dịch thương mại, mà hình thái điển hình là tín dụng trực tiếp lấy hàng hoá để cung cấp và mua bán chịu].

c] Tín dụng nhà nước[chính phủ là người vay nợ khi nguồn tài chính nhà nước không đủ chi, là con nợ có nghĩa vụ trả nợ]. Hình thức tín dụng nhà nước phổ biến có các loại: phát hành công trái, phát hành tín phiếu nhà nước [bộ tài chính hay ngân hàng vay tiền hay dùng hình thức công trái để bù đắp thâm hụt tài chính].

d] Tín dụng séc[công cụ tín dụng dùng để chuyển nhượng tiền tệ, hàng hoá phản ánh quyền đòi nợ và nghĩa vụ trả nợ].

e] Tín dụng quốc tế[quan hệ vay mượn giữa các nước, giữa các quốc gia với các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế].

Video liên quan

Chủ Đề