Ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ

Các hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng không yêu cầu sản phẩm bảo hiểm phải được bán kèm hay gắn với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Thời gian qua, có một số thông tin dư luận phản ánh về hiện tượng nhân viên ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã có các quy định nhằm bảo đảm việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, nghiêm cấm việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm ép buộc khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Cụ thể: Khoản 4 Điều 10 Luật Kinh doanh bảo hiểm đã nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm; Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.

Về phía Bộ Tài chính, sau khi nhận được thông tin phản ánh của một số cơ quan báo chí về tình trạng một số ngân hàng, tổ chức tín dụng có biểu hiện “ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật khác có liên quan.

Trường hợp phát hiện có vi phạm quy định về hoạt động đại lý cần có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời theo quy định tại hợp đồng đại lý bảo hiểm và quy định pháp luật có liên quan. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, các hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng không yêu cầu sản phẩm bảo hiểm phải được bán kèm hay gắn với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chủ động làm việc và lưu ý đối tác ngân hàng nghiêm túc tuân thủ quy định pháp luật và hợp đồng đại lý, không được ép mua bảo hiểm kèm các gói sản phẩm vay của ngân hàng.

Bộ Tài chính cũng có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, yêu cầu rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, xử lý nghiêm những trường hợp ép buộc khách hàng mua bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng [nếu có].

Bộ Tài chính đề nghị tổ chức tín dụng có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua tổ chức tín dụng không phải là sản phẩm của tổ chức tín dụng và không mang tính bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN ngày 2/7/2014 của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng nhằm bảo đảm hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng tuân thủ nghiêm túc quyền tự do lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Anh Minh


"Trước khi vay ngân hàng, tôi đã tham gia bốn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước đó và đã đóng phí được nhiều năm rồi.

Vậy mà khi muốn giải ngân khoản vay ngân hàng ép tôi phải mua thêm hợp đồng bảo hiểm, tôi đã không đồng ý vì thật sự không có nhu cầu cần mua thêm vì đã mua đủ cho gia đình rồi.

Ngay lập tức ngân hàng gây khó dễ kéo dài việc giải ngân cho tôi liền. Cũng may nhờ có người quen tôi đã chuyển hồ sơ vay ngân hàng khác kịp thời nếu không thì tôi cũng mất một khoản tiền khá nhiều.

Kể từ đó thay vì giá trị đẹp của bảo hiểm nhân thọ là tự nguyện trước đây tôi không còn cái nhìn thiện cảm với bảo hiểm nữa".

Độc giả Trang Lê chia sẻ câu chuyện sau bài viết Chấp nhận mua bảo hiểm rồi hủy để vay được ngân hàng. Câu chuyện trớ trêu của nhiều người khi đi vay tiền ngân hàng hiện nay là không có nhu cầu cũng như khả năng tài chính tham gia thêm bảo hiểm nhân thọ, nhưng vẫn phải mua một năm, sau đó hủy để được giải ngân nhanh chóng.

Độc giả Lan Vi than thở phải rơi vào tình trạng bất đắc dĩa "mua bia kèm lạc" khi vay ngân hàng:

"Đây chính là nỗi khổ của người dân. Tôi đã có hai bảo hiểm nhân thọ mua từ trước, cách đây 6 tháng đi vay ngân hàng buộc phải mua thêm cái nữa.

Bây giờ tôi cần tiền kinh doanh, sản xuất muốn vay thêm nữa vậy là tiếp tục bắt buộc phải mua thêm một bảo hiểm chục triệu đồng.

Vậy tôi không còn cách nào lựa chọn, phải mua một năm rồi bỏ hết chứ biết sao. Không mua thì khỏi vay".

Cùng chung trải nghiệm, độc giả Luận Nguyễn viết:

"Tôi đã từng bị gần như ép buộc phải tham gia gói bảo hiểm thì mới được giải ngân. Lý do nghe chừng rất thuyết phục, ví dụ: bình thường không tham gia gói bảo hiểm lãi suất là 9% một năm, khi tham gia bảo hiểm thì nhà bank ưu đãi 8% một năm. Nếu gói vay một tỷ đồng, một năm tiết kiệm chừng 10 triệu đồng, tiền này đập sang tiền nộp bảo hiểm thì quá hợp lý.

Nhưng tôi nhẩm tính món vay vốn này chỉ trong thời gian ngắn hạn 2-3 năm, vậy thì những năm tiếp theo lấy tiền đâu duy trì khoản phí bảo hiểm kia? Trong trường hợp của tôi là đã tham gia gói bảo hiểm trước đó rồi, nên nhiều người sẽ bị bẫy bảo hiểm trên theo diện "ép buộc" nếu không có nhu cầu thực sự".

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cũng đã có văn bản yêu cầu chấn chỉnh hoạt động bán chéo bảo hiểm, thực tế, việc mua bảo hiểm kèm khoản vay được dân trong ngành lẫn người đi vay chấp nhận như một "luật ngầm".

Muốn vay thủ tục không phiền hà và lãi suất tốt, người vay cần phải mua thêm một hợp đồng bảo hiểm – kể cả không có nhu cầu. Thậm chí một số nhân viên ngân hàng còn khẳng định phải mua bảo hiểm mới được giải ngân.

Độc giả VIP bình luận:

"Khi người dân đã phải đến ngân hàng để vay thì gần như không thể xoay xở chỗ khác được. Mà khi vay đều phải có tài sản đảm bảo, tiền giải ngân tối đa cũng chỉ được 70%-75% tài sản đảm bảo.

Tuy vậy có cấm thì cũng không ăn thua. Nhiều ngân hàng thường bắt mua cái gọi là "bảo hiểm khoản vay" mặc dù đã có tài sản thế chấp. Xong lại "gợi ý" là nếu không muốn thì đổi qua mua bảo hiểm nhân thọ. Người đi vay thấy kiểu gì cũng mất tiền, đành phải chọn cái bảo hiểm nhân thọ này".

Trong khi đó, độc giả có nickname cuongnguyen.aof là "người trong cuộc" chia sẻ: "Tôi là cán bộ ngân hàng. Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tôi cũng thấy rất khó xử. Nhưng vì chỉ đạo, vì chỉ tiêu, vì lương [bảo hiểm chiếm tỷ trọng rất cao trong thẻ điểm KPI]. Thú thực tôi mong dẹp luôn mấy cái bắt tay giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm đi. Chứ còn bắt tay nhau thì người đi vay còn khổ".

Hữu Nghị tổng hợp

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

    Đang tải...

  • {{title}}

Giao dịch bảo hiểm nhân thọ là một dạng giao dịch thỏa thuận dân sự, vì vậy, không ai có quyền ép khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ nếu không có sự đồng thuận của khách hàng. Khi đến ngân hàng để thực hiện giao dịch, đặc biệt là các khoản vay, khách hàng sẽ được tư vấn và đề xuất những gói bảo hiểm. Có thể hiểu đơn giản, gói bảo hiểm chính là một sự bảo đảm cho khoản vay của chính các khách hàng vì ngân hàng không thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra với các khách hàng. Do đó, một số ngân hàng khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ khi vay tiền.

Khách hàng có thể tham khảo 2 bước trong quy trình tìm hiểu bảo hiểm nhân thọ khi được giới thiệu tại ngân hàng, để hiểu đủ mua đúng theo nhu cầu:

Trao đổi rõ nhu cầu từ đầu với tư vấn viên

Khách hàng cần làm rõ nhu cầu mua bảo hiểm của bản thân với nhân viên tư vấn tại ngân hàng. Thông thường, khi khách hàng được xác nhận giải ngân, nhân viên mới tiếp cận đề cập việc mua bảo hiểm nhân thọ. Do đó, khách hàng sẽ không bị "ép" vào trường hợp phải mua hợp đồng mới được giải ngân, hoàn toàn có thể từ chối nếu không có nhu cầu.

Hiểu rõ những quyền lợi trong hợp đồng nếu có nhu cầu mua

"Khi tôi đi vay tiền ở ngân hàng, tôi đều chủ động hỏi: ‘Nếu mua bảo hiểm, tôi sẽ được tiếp cận gói vay ưu đãi nào, lãi suất làm sao trong đầu tiên, các năm tiếp theo? Hợp đồng bảo hiểm của tôi sẽ có những quyền lợi nào, kéo dài trong bao lâu?’", chị Minh Hương [quận Hoàng Mai, TP Hà Nội] chia sẻ.

Có thể thấy, sau khi có sự đồng nhất về nhu cầu với tư vấn viên, khách hàng cũng cần chủ động tìm hiểu kỹ những quyền lợi của mình. Như chị Minh Hương chia sẻ, sau khi được tư vấn về quyền lợi khi tham gia gói bảo hiểm qua ngân hàng, chị có thể có được gói vay và giải pháp bảo vệ tài chính – sức khỏe phù hợp với tài chính và nhu cầu. "Nếu tìm hiểu kỹ, chúng ta sẽ bước vào tâm thế sở hữu khoản vay có lãi suất ưu đãi hơn, không phải là bị ép mua hoặc không cho vay", chị Hương nêu quan điểm.

Khi mua bảo hiểm ở ngân hàng, khách hàng nên chủ động tìm hiểu và yêu cầu tư vấn kỹ các quyền lợi gói bảo hiểm, và thông tin gói vay của mình. Ảnh: Prudential

Để đảm bảo an toàn, trước khi đặt bút ký hợp đồng, người tham gia nên tìm hiểu kỹ càng thông tin về sản phẩm bảo hiểm, đọc kỹ các điều khoản để nắm rõ quyền lợi cơ bản cũng như bảo vệ lợi ích cá nhân về sau, giảm thiểu rủi ro không đáng có.

Bên cạnh đó, nhân viên ngân hàng phải có trách nhiệm tư vấn bảo hiểm kỹ càng, chi tiết cho khách hàng. Tạo dựng niềm tin với khách hàng là việc làm rất khó nhưng quan trọng, quyết định lớn đến việc họ đồng ý tham gia bảo hiểm.

"Nhiều khách hàng khi nhắc tới bảo hiểm còn e ngại vì họ bỏ tiền ra mua một sản phẩm nhưng chưa thể cảm nhận ngay giá trị được mang lại. Nền tảng của giao dịch sản phẩm bảo hiểm là niềm tin. Do đó, nhân viên tư vấn cần trang bị đầy đủ kiến thức về sản phẩm bảo hiểm để tư vấn cho khách hàng", đại diện Prudential Việt Nam nêu quan điểm.

Việc tham gia bảo hiểm nhân thọ là một quá trình lâu dài nên phải xuất phát từ nhu cầu thiết thực của khách hàng. Do đó, người dân cũng cần trang bị đầy đủ các kiến thức để đảm bảo quyền lợi của mình. Đặc biệt, các ngân hàng phải nâng cao chất lượng phục vụ, từ đó gây được thiện cảm đối với khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng.

Thanh Thư

Video liên quan

Chủ Đề