Nghe kinh phật có tốt không

Đặc biệt, với ai đó trong cuộc sống hàng ngày tu đúng đường, hay chỉ đơn giản thể hiện tâm từ bi, giúp người, không chấp công, chấp phước thì người thế giới vô hình hay nương theo, tác động thêm để họ có thể làm phước cùng, tu cùng. Nhờ đó mà họ hay gặp may mắn hơn những người bình thường khác vì có rất nhiều chư thiên gia hộ, bồ tát để mắt sẽ được các công đức lớn hơn.

 

Nếu mình ban đầu tu tốt tốt nhưng sau đó để các tạp niệm, suy nghĩ mê lầm kéo đến thì người thế giới vô hình cũng dần dần bỏ đi để tìm vị nào có tu để nương theo. Thậm chí, nếu người đó gây tội, làm việc bê tha, còn ảnh hưởng đến cả vong linh có duyên theo mình thì thậm chí cũng bị họ quậy phá. 

 

Vì thế, việc tụng kinh, trì chú thường xuyên rất quan trọng nhưng chủ yếu là phải hiểu, và khi ta biết Phật Pháp rồi thì có điều kiện nên cúng thí thực cho họ, cầu siêu, Thỉnh cầu chư thiên, Chư Bồ Tát về giáo hóa, dẫn dắt họ. Việc tụng kinh và niệm Phật buổi đêm không có gì phải lo ngại khi mà chúng ta giữ tâm lành, tâm thiện. 

Ngoài ra, khi đã biết có vong linh theo mình cũng đừng ham nhờ họ, đừng tò mò về cõi họ như thế nào mà gọi hồn. Khi linh hồn họ không được yên ổn họ sẽ có xu hướng quấy phá.

Xem thêm: Cách tụng kinh niệm Phật thành tâm, nhớ kĩ 12 điều căn cốt

 

Tụng kinh hay niệm Phật có giá trị cao hơn?

 

Thực ra tất cả đều mang tính tương đối, ai thích làm việc gì người đó tự họ cảm thấy phù hợp với việc đó và xem trọng nó, vì thế dù là tụng kinh hay niệm Phật về bản chất không có cái nào hơn cái nào cả. Hơn kém do sự dụng tâm của con người.

Nếu mình niệm Phật mà thấm nhuần các đức Từ, Bi, Hỷ, Xả của Phật và đem ứng dụng vào đời sống, tác dụng đó mới đáng kể. Còn tụng kinh mà hòa nhập cuộc sống sát với nghĩa lý trong kinh thì sự tụng kinh ấy mới có giá trị.

 

Ngược lại, nếu niệm Phật mà không thể hiện được đức Từ, Bi, Hỷ, Xả của Phật; tụng kinh mà không thấu được nghĩa lý, không sống khế hợp với lời dạy trong kinh thì cũng chỉ là làm cho có mà thôi!

Nghe Pháp là một trong những phương thức tu học của người con Phật. Muốn tiến tu, người đệ tử tại gia hay xuất gia đều phải nghe, rồi tư duy và thực hành...

Bài viết

15/7/2020

Chia sẻ :

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh khẳng định: “Nghe Pháp là được phúc báu; nghe Pháp là được công đức; nghe Pháp có thể được tiêu tội, chuyển hóa nghiệp và có thể còn đắc đạo nữa. Thời Đức Phật đã rất nhiều vị nghe Đức Phật giảng Pháp mà đắc đạo, đạt đến cả A-la-hán quả. Cho nên, nghe Phật Pháp rất quý. Không kể là nghe ở đâu, nghe ở nhà, nghe trên mạng hay nghe ở đài, tivi thì đều được cả, đều có công đức phước báu”.
Người đệ tử tại gia hay xuất gia muốn tiến tu đều phải nghe giáo Pháp, rồi tư duy và thực hành. Vậy những người biết nghe Pháp, tư duy và thực hành Pháp sẽ đạt được những lợi ích gì? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu 5 lợi ích của việc nghe Pháp trong bài viết sau đây qua bài giảng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh!

1. Nghe Pháp giúp chúng ta nghe được những điều chưa biết, chưa nghe

Kiến thức trên thế gian là vô tận và chỉ có bậc Giác Ngộ như Đức Phật mới thấu tỏ tường tận được mọi vấn đề. Học lời Phật dạy qua những bài giảng Pháp của quý Thầy sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn về mọi sự vật, hiện tượng ở thế giới xung quanh; đồng thời, cũng giúp chúng ta được nâng cao kiến thức xã hội vì Phật Pháp có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Như Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Lợi ích thứ nhất của nghe Pháp là được nghe những điều chưa nghe. Có nhiều điều mình chưa biết, hôm nay nghe quý Thầy giảng Pháp, mình hiểu ra nên rất vui. Có người trước khi nghe Pháp rất đói, nghe xong Pháp thấy khỏe ra, phấn chấn lên. Các Phật tử chuẩn bị tâm thái cho buổi đi nghe giảng Pháp phải có tâm quý kính, khát khao, được về chùa nghe Pháp là niềm hạnh phúc, là niềm vui, phải thấy thích thú như vậy Pháp mới vào dễ. Còn đi mà lững thững lơ thơ, chị em rủ ba lần bảy lượt mới đi thì chẳng lợi ích bao nhiêu. Cho nên, Phật dạy lợi ích thứ nhất: được nghe những điều chưa biết, chưa nghe. Qua những buổi giảng Pháp, ngoài kinh Pháp của Phật, quý Thầy đưa đến cho các Phật tử nhiều giá trị, nhiều lợi ích về mặt tu tập, về mặt tâm linh, kể cả tri thức trong cuộc sống nữa”.

Vào ngày mùng 8, 14 và 30 âm lịch hàng tháng, rất đông các Phật tử về chùa Ba Vàng nghe Sư Phụ giảng Pháp

Qua lời chia sẻ của Sư Phụ, chúng ta thấy việc nghe Pháp mang lại rất nhiều giá trị, lợi ích trong tu tập cũng như trong cuộc sống. Đặc biệt, nếu chúng ta nghe Pháp với tâm thành kính, hân hoan và khao khát lắng nghe những dòng Pháp nhũ thì lợi ích chúng ta nhận được vô cùng thù thắng.

2. Nghe Pháp làm trong sạch điều đã được nghe

Từ vô thủy kiếp đến nay, vì vô minh mà chúng ta đã tin theo rất nhiều quan điểm tà kiến sai lệch. Trong kiếp này, chúng ta cũng từng tin theo những quan điểm sai lầm, không đúng Pháp. Cho nên, nghe Pháp sẽ giúp chúng ta hiểu đúng được những điều đã nghe. Trong buổi Pháp thoại, Sư Phụ giảng giải: “Lợi ích thứ hai của việc nghe Pháp là làm trong sạch điều đã được nghe, điều mình đã được nghe từ trước. Hôm nay đi nghe Pháp giúp mình được trong sạch điều đã được nghe. “Trong sạch” nghĩa là lọc đi những cái tạp lần trước nghe chưa rõ ràng, còn lờ mờ, hiểu chưa đến đâu, lần này nghe là rõ ràng minh bạch. Gọi là làm trong sạch điều mình đã được nghe”. Từ đó chúng ta thấy rằng nhờ nghe Pháp mà chúng ta dần sáng tỏ những điều mình đã nghe, đã biết; đồng thời thanh lọc, loại bỏ những hiểu biết sai lệch để chúng ta khai mở trí tuệ, tỏ ngộ chân tâm, vững bước trên con đường học Phật.

Phật tử trẻ hạnh phúc vì được nghe giảng Pháp từ Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh

3. Nghe Pháp giúp chúng ta đoạn trừ nghi ngờ

Sư Phụ cũng chia sẻ: “Trước khi đến với Phật Pháp ai cũng có nghi cả. Nghi không biết Đức Phật có thật hay không? Có khi không có họ cũng dựng lên thổi hồn vào giống như có thật, không biết ông Phật có thật không mà tin. Rồi đi nghe Phật Pháp, đi hành hương mới thấy Phật có thật, mới đủ lòng tin”. Khi chưa hiểu Pháp, chưa thực hành và thấy được lợi ích của việc tu tập, nhiều người sẽ hoài nghi Phật Pháp. Tuy nhiên, nếu thành kính nghe Pháp, hoài nghi sẽ dần được dứt trừ.
Sư Phụ cũng giảng giải: “Trước đây mình không nghe Pháp thì mình nghi ngờ, bán tín bán nghi. Nghi là chướng ngại của sự tu tập. Nghi dẫn đến mình không tin Phật Pháp, là một trong năm triền cái cản trở sự tu tiến. Đã có nghi thì không có tin. Nghi ngờ tức không tin nên nghi là chướng ngại. Nhưng nhờ nghe Pháp mà đoạn trừ nghi ngờ cho mình, nghi ngờ mà đoạn thì lòng tin tăng trưởng. Dứt nghi thì mình tin. Hôm nay, dứt được nghi do nghe Pháp hiểu, giác ngộ ra thì dứt được nghi ngờ cho nên lòng tin tăng trưởng, nghe Pháp có lợi ích như vậy”. Qua lời chia sẻ của Sư Phụ, chúng ta thấy, để tăng trưởng niềm tin thì cần học Pháp và ứng dụng Phật Pháp vào trong cuộc sống thực tiễn; từ đó sẽ chuyển hóa dần những nghi ngờ làm cản trở trên con đường tu tập.

Nghe Pháp giúp cho các Phật tử tăng trưởng lòng tin, đoạn trừ những nghi ngờ cản trở trên con đường tu tập

4. Nghe Pháp Phật làm cho tri kiến được chính trực

Đức Phật sau khi thành tựu đạo quả, Ngài có danh hiệu là Chánh Biến Tri. Tức là Ngài có cái biết chân chính trùm khắp, không giới hạn. Chính vì vậy, nghe những lời Đức Phật dạy sẽ giúp chúng ta có được tri kiến chính trực. Sư Phụ cũng giải thích cho đại chúng hiểu thế nào là “tri kiến” và lợi ích “tri kiến được chính trực” khi nghe Pháp: “Tri kiến tức là sự thấy và biết của mình được chính trực, không lệch lạc, không bị tà kiến. Do nghe Phật Pháp nên mình hiểu đúng chính Pháp, thấy biết của mình chân chính, không lệch lạc. Khi mình có thấy biết chân chính rồi thì không ai mê hoặc được mình cả, không ai lừa dối mình về giáo Pháp được”.
Đồng thời, Sư Phụ cũng khẳng định: “Nhờ đi nghe giáo Pháp Phật được lợi ích, làm cho tri kiến của mình chính trực, chân chính, ngay thẳng, không lệch lạc. Điều ấy rất quý mà Phật gọi là chánh tri kiến. Đứng đầu trong Bát Chính Đạo”.
Nếu tri kiến được chính trực thì chúng ta sẽ làm chủ được bản thân mình, tự tại trước những điều thấy, nghe trong cuộc sống; bản thân nhất tâm tin theo giáo Pháp của Phật thì sẽ rời xa những tà kiến, tà đạo.

5. Nghe Pháp giúp cho tâm mình được tịnh tín, có lòng tin đầy đủ

Đối với người tu học Phật thì lòng tin rất quan trọng. Bởi lòng tin được ví như cửa ngõ đưa ta vào đạo, giúp chúng ta thăng tiến trên con đường tu hành. Vậy tâm tịnh tín là gì và muốn tâm tịnh tín thì làm thế nào?
Về vấn đề này, Sư Phụ chia sẻ: “Lợi ích thứ năm của nghe Pháp là làm cho tâm mình được tịnh tín, tâm mình trong được sạch, lòng tin đầy đủ. Chữ tịnh tín ở đây là tin trong sạch; tin trong sạch là tin không có nghi ngờ”.
Bên cạnh đó, Sư Phụ chỉ dạy thêm: “Thầy mong các Phật tử nghe Pháp, suy ngẫm giáo Pháp, rồi ứng dụng tu tập để được sự tịnh tín - tin Phật trong sạch. Nếu đạt được sự tin Phật trong sạch là chúng ta vào quả Thánh Tu Đà Hoàn, có lòng tin bất thoái chuyển. Đối với Tam Bảo, với giáo Pháp của Phật chúng ta cũng không một chút nghi ngờ, mà tin trong sạch. Người có lòng tin Tam Bảo trong sạch như vậy thì làm Phật sự, công đức mới viên mãn. Còn nếu tin chưa trong sạch, niềm tin vẫn còn nhuốm màu thế tục, làm trong Phật Pháp mà vẫn đầy đủ sự tính toán, sự tham, sân thì công đức phước báu chưa được viên mãn”.

Lợi ích thứ năm của nghe Pháp là làm cho tâm mình được tịnh tín, tâm mình được trong sạch, có lòng tin đầy đủ với Tam Bảo

Qua lời dạy của Sư Phụ, chúng ta thấy người tu học Phật không thể thiếu tâm tịnh tín đối với Tam Bảo. Mà muốn có niềm tin tịnh tín đối với Tam Bảo cần nghe và thực hành giáo Pháp của Phật để xây dựng cho mình một niềm tịnh tín, kiên định bất thoái chuyển.

>>> Tam Bảo, quy y Tam Bảo là gì? Tại sao Phật Pháp Tăng lại cao quý?

Nghe Pháp ở chùa hay ở nhà được lợi ích hơn?

Ngoài việc đến chùa nghe Pháp, chúng ta còn có thể dễ dàng tiếp cận với Phật Pháp qua các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad,… tại nhà. Tuy nhiên, việc đến chùa hay ở nhà nghe Pháp có gì khác nhau, nghe Pháp ở đâu được lợi ích hơn? Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh khẳng định: “Nghe Pháp là được phúc báu; nghe Pháp là được công đức; nghe Pháp có thể được tiêu tội, chuyển hóa nghiệp và có thể còn đắc đạo nữa. Thời Đức Phật đã rất nhiều vị nghe Đức Phật giảng Pháp mà đắc đạo, đạt đến cả A-la-hán quả. Cho nên, nghe Phật Pháp rất quý. Không kể là nghe ở đâu, nghe ở nhà, nghe trên mạng hay nghe ở đài, tivi thì đều được cả, đều có công đức phước báu”.
Tuy nhiên, Sư Phụ cũng chỉ ra sự khác nhau giữa nghe Pháp ở chùa và ở nhà: “Chúng ta biết, đến chùa thì khác với ở nhà, hai cảnh, hai duyên khác nhau. Do duyên khác nhau thì có thể tâm mình khác nhau. Cho nên, duyên và tâm như thế có thể phước báu, công đức cũng khác nhau. Cũng là nghe bài Pháp ấy, nhưng đến chùa có Thầy, có đại chúng, có năng lực tu tập của đại chúng, mình nghe Pháp có thể được lợi ích hơn, công đức có thể nhiều hơn là ở nhà”. Sư Phụ cũng giảng, khi ở nhà, chúng ta còn nhiều duyên ràng buộc như công việc, gia đình. Những gia duyên ấy có thể cản trở, khiến chúng ta nghe Pháp không chuyên nhất, không cung kính Pháp như ở chùa. Vậy nên, về chùa nghe giảng Pháp có thể mang lại lợi ích hơn so với việc nghe Pháp tại nhà.

Từ những giảng giải minh triết của Sư Phụ, chúng ta biết được 5 lợi ích to lớn của nghe Pháp và cách nghe Pháp sao cho có được nhiều công đức, phước báu nhất. Mong rằng, từ bài viết này, quý Phật tử sẽ tinh tấn nghe và thực hành Pháp với tâm cung kính, hoan hỷ thì trí tuệ sẽ được khai mở, phước báu tăng trưởng để góp phần bảo vệ và kéo dài Phật Pháp ở thế gian.

Hạnh Hải

Bài liên quan

Cần làm thế nào để tụng chú Đại Bi được linh nghiệm?

Phật Pháp là con đường đưa chúng ta đến hạnh phúc tối hậu

Pháp tu Lục hòa – Sự hòa hợp tạo nên sức mạnh của tập thể

Làm chủ tâm, làm chủ cuộc đời

Người xuất gia xứng đáng được cúng dường với 22 điều cao quý sau đây

Chia sẻ :

Chia sẻ :

Mới nhất|Quan tâm nhất

Xem thêm

3 điều quan trọng cần chú ý về tỉa chân nhang và bao sái bát hương

Bài viết🞄 14/12/2022

Tỉa chân nhang và bao sái bát hương thế nào là đúng Pháp? Chùa Ba Vàng kính mời quý Phật tử đón đọc bài viết dưới đây qua chia sẻ trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

3 điều quan trọng cần chú ý về tỉa chân nhang và bao sái bát hương

Bài viết 🞄 14/12/2022

Tỉa chân nhang và bao sái bát hương thế nào là đúng Pháp? Chùa Ba Vàng kính mời quý Phật tử đón đọc bài viết dưới đây qua chia sẻ trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

Tết Nguyên Đán: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền

Bài viết🞄 14/12/2022

Tết Nguyên Đán là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau sau một năm bận rộn, gác lại những bộn bề của cuộc sống để cùng nhau tận hưởng...

Tết Nguyên Đán: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền

Bài viết 🞄 14/12/2022

Tết Nguyên Đán là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau sau một năm bận rộn, gác lại những bộn bề của cuộc sống để cùng nhau tận hưởng...

Ông Công ông Táo là ai? Nguồn gốc của tục cúng ông Công ông Táo

Bài viết🞄 14/12/2022

Theo quan niệm dân gian, ông Công ông Táo thường có nhiệm vụ báo cáo những việc tốt xấu của gia chủ với Ngọc Hoàng trong một năm qua...

Ông Công ông Táo là ai? Nguồn gốc của tục cúng ông Công ông Táo

Bài viết 🞄 14/12/2022

Theo quan niệm dân gian, ông Công ông Táo thường có nhiệm vụ báo cáo những việc tốt xấu của gia chủ với Ngọc Hoàng trong một năm qua...

Thiên Ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên Ma Ba Tuần lại phá Phật thành đạo?

Bài viết🞄 14/12/2022

Với dã tâm cản trở Đức Phật thành tựu đạo quả, Thiên Ma Ba Tuần đã huy động lực lượng để quấy phá Ngài. Nhưng kết quả cuối cùng thì...

Thiên Ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên Ma Ba Tuần lại phá Phật thành đạo?

Bài viết 🞄 14/12/2022

Với dã tâm cản trở Đức Phật thành tựu đạo quả, Thiên Ma Ba Tuần đã huy động lực lượng để quấy phá Ngài. Nhưng kết quả cuối cùng thì...

Ngược dòng thời gian: Tận hưởng "tinh hoa thời Trần" nhân kỷ niệm 764 năm sinh nhật Phật hoàng Trần Nhân Tông

Bài viết🞄 08/12/2022

Nếu ai đã theo dõi chương trình kỷ niệm sinh nhật Phật hoàng Trần Nhân Tông: “Hội Diên Hồng kính già thắng giặc - Lòng từ bi chiết phục muôn dân”...

Ngược dòng thời gian: Tận hưởng "tinh hoa thời Trần" nhân kỷ niệm 764 năm sinh nhật Phật hoàng Trần Nhân Tông

Bài viết 🞄 08/12/2022

Nếu ai đã theo dõi chương trình kỷ niệm sinh nhật Phật hoàng Trần Nhân Tông: “Hội Diên Hồng kính già thắng giặc - Lòng từ bi chiết phục muôn dân”...

Không thể bỏ lỡ: Cơ hội 1 ngày được “trở về” thời Trần, gieo trồng phúc báu

Bài viết🞄 02/12/2022

Thử tưởng tượng một ngày, các Phật tử được hóa trang thành vương hầu, quý tộc, quan lại, thương nhân, nông dân,... thì sẽ thú vị làm sao

Không thể bỏ lỡ: Cơ hội 1 ngày được “trở về” thời Trần, gieo trồng phúc báu

Bài viết 🞄 02/12/2022

Thử tưởng tượng một ngày, các Phật tử được hóa trang thành vương hầu, quý tộc, quan lại, thương nhân, nông dân,... thì sẽ thú vị làm sao

Ba Vàng rực rỡ muôn sắc hoa

Bài viết🞄 27/11/2022

Những tháng cuối năm, hàng vạn bông hoa xinh đẹp cũng đua nhau khoe sắc thắm, tô điểm cho vùng non thiêng Thành Đẳng...

Ba Vàng rực rỡ muôn sắc hoa

Bài viết 🞄 27/11/2022

Những tháng cuối năm, hàng vạn bông hoa xinh đẹp cũng đua nhau khoe sắc thắm, tô điểm cho vùng non thiêng Thành Đẳng...

Trang sách của trí tuệ và từ bi mở ra từ nơi Thầy - Sư Phụ kính yêu!

Bài viết🞄 18/11/2022

Nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, các Phật tử chùa Ba Vàng chúng con xin mượn Pháp thế gian, cùng bày tỏ tấm lòng yêu kính lên Sư Phụ

Trang sách của trí tuệ và từ bi mở ra từ nơi Thầy - Sư Phụ kính yêu!

Bài viết 🞄 18/11/2022

Nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, các Phật tử chùa Ba Vàng chúng con xin mượn Pháp thế gian, cùng bày tỏ tấm lòng yêu kính lên Sư Phụ

Ý nghĩa về bài kệ “Cư trần lạc đạo” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Bài viết🞄 17/11/2022

Tại sao thông qua bài kệ, người đọc có thể hiểu và áp dụng được những phương pháp tu tâm ngay giữa chốn trần gian phiền não?...

Ý nghĩa về bài kệ “Cư trần lạc đạo” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Bài viết 🞄 17/11/2022

Tại sao thông qua bài kệ, người đọc có thể hiểu và áp dụng được những phương pháp tu tâm ngay giữa chốn trần gian phiền não?...

Tiểu sử vua Trần Nhân Tông và sự nghiệp tu hành

Bài viết🞄 17/11/2022

Đức vua Trần Nhân Tông là một nhà quân sự lỗi lạc, một vị anh quân cao quý, Ngài đã hai lần lãnh đạo quân dân đánh thắng giặc Nguyên Mông...

Tiểu sử vua Trần Nhân Tông và sự nghiệp tu hành

Bài viết 🞄 17/11/2022

Đức vua Trần Nhân Tông là một nhà quân sự lỗi lạc, một vị anh quân cao quý, Ngài đã hai lần lãnh đạo quân dân đánh thắng giặc Nguyên Mông...

3 điều quý giá tại khóa tu thiền: Điều số 1 nhiều người mong cầu

Bài viết🞄 02/11/2022

3 điều quý giá trong khóa tu tại chùa Ba Vàng sẽ khiến các Phật tử tiếc nuối và đăng ký tham gia các khóa tiếp theo...

3 điều quý giá tại khóa tu thiền: Điều số 1 nhiều người mong cầu

Bài viết 🞄 02/11/2022

3 điều quý giá trong khóa tu tại chùa Ba Vàng sẽ khiến các Phật tử tiếc nuối và đăng ký tham gia các khóa tiếp theo...

Đặt chân đến những nơi Như Lai đã từng đi qua: Dấu ấn cảm xúc quý giá

CLB Cúc Vàng🞄 16/9/2022

Bắt đầu từ ngày 14/8/2022, chuyến hành hương Ấn Độ đầu tiên trong 5 đoàn Phật tử chùa Ba Vàng đã được “khởi động”...

Đặt chân đến những nơi Như Lai đã từng đi qua: Dấu ấn cảm xúc quý giá

CLB Cúc Vàng 🞄 16/9/2022

Bắt đầu từ ngày 14/8/2022, chuyến hành hương Ấn Độ đầu tiên trong 5 đoàn Phật tử chùa Ba Vàng đã được “khởi động”...

Kính ngưỡng ân đức Sư Tổ

Bài viết🞄 15/9/2022

Với tấm lòng biết ơn Đức Tổ Sư, Tăng chúng chùa Ba Vàng sau này đã sáng tác những bài kệ nhằm tán dương và cảm niệm ân đức to lớn của Ngài

Kính ngưỡng ân đức Sư Tổ

Bài viết 🞄 15/9/2022

Với tấm lòng biết ơn Đức Tổ Sư, Tăng chúng chùa Ba Vàng sau này đã sáng tác những bài kệ nhằm tán dương và cảm niệm ân đức to lớn của Ngài

Hướng dẫn đăng ký sơ quy tại chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 06/9/2022

Sơ quy nhằm tạo cơ hội cho trẻ nhỏ được gieo duyên lành với Phật Pháp, hướng các em đến những điều đạo đức và hiếu nghĩa...

Hướng dẫn đăng ký sơ quy tại chùa Ba Vàng

Bài viết 🞄 06/9/2022

Sơ quy nhằm tạo cơ hội cho trẻ nhỏ được gieo duyên lành với Phật Pháp, hướng các em đến những điều đạo đức và hiếu nghĩa...

Hướng dẫn tham gia cầu siêu vong linh thai nhi trực tiếp và trực tuyến tại chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 31/8/2022

Lễ Cầu siêu vong linh thai nhi giúp các gia đình có cơ hội được sám hối lỗi lầm, hóa giải oán kết với những thai nhi đã phá bỏ.

Hướng dẫn tham gia cầu siêu vong linh thai nhi trực tiếp và trực tuyến tại chùa Ba Vàng

Bài viết 🞄 31/8/2022

Lễ Cầu siêu vong linh thai nhi giúp các gia đình có cơ hội được sám hối lỗi lầm, hóa giải oán kết với những thai nhi đã phá bỏ.

Mỗi năm một lần: Pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám nhân duyên thù thắng đem đến hạnh phúc ngay trong hiện tại

Bài viết🞄 29/8/2022

Pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám tại chùa Ba Vàng sẽ chính thức trở lại để mọi người lại có cơ hội để chuyển hóa nghiệp khổ...

Mỗi năm một lần: Pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám nhân duyên thù thắng đem đến hạnh phúc ngay trong hiện tại

Bài viết 🞄 29/8/2022

Pháp đàn Lương Hoàng Bảo Sám tại chùa Ba Vàng sẽ chính thức trở lại để mọi người lại có cơ hội để chuyển hóa nghiệp khổ...

Những bài hát Tết trung thu hay nhất

Bài viết🞄 29/8/2022

CẬP NHẬT MỚI NHẤT: Một loạt các bài hát Tết trung thu hay nhất sẽ liên tục được cập nhật trong bài viết sau

Những bài hát Tết trung thu hay nhất

Bài viết 🞄 29/8/2022

CẬP NHẬT MỚI NHẤT: Một loạt các bài hát Tết trung thu hay nhất sẽ liên tục được cập nhật trong bài viết sau

Chiều Ba Vàng: Đi về chốn bình yên

Bài viết🞄 20/8/2022

Những cơn gió mát lành cứ thế thảnh thơi thổi, tĩnh lặng và dịu êm. Sau những cơn mưa nặng hạt kéo dài, bầu trời như bừng tỉnh, sáng trong với nắng chiều buông nhẹ...

Chiều Ba Vàng: Đi về chốn bình yên

Bài viết 🞄 20/8/2022

Những cơn gió mát lành cứ thế thảnh thơi thổi, tĩnh lặng và dịu êm. Sau những cơn mưa nặng hạt kéo dài, bầu trời như bừng tỉnh, sáng trong với nắng chiều buông nhẹ...

Sớt bát cúng dường theo pháp luật và Pháp Phật

Bài viết🞄 19/8/2022

Những hình ảnh nhà sư nhận tiền đi khất thực là phản cảm. Vậy, hành động “khất thực”, “sớt bát cúng dường” là gì theo quan điểm của Phật giáo và được quy định thế nào theo pháp luật?

Nghe kinh Phật có tác dụng gì?

Nói dễ hiểu hơn thì khi trì niệm lời kinh sẽ giúp hóa giải chướng nghiệp, tiêu trừ ác duyên, nhận được phước đức và chết thì sinh Cực Lạc… nếu biết trì niệm một cách thành tâm và luôn hướng Phật, hướng thiện. Ngoài ra, trì niệm Chú Đại Bi còn là một cách giúp tâm thanh tịnh, đoạn trừ phiền não.

Đọc sách kinh Phật có tác dụng gì?

Tụng Kinh niệm Phật giữ cho tâm được an lành, để dễ cảm thông với các Đấng Thiêng Liêng. Tụng Niệm rất dễ dàng huân tập các điều suy nghĩ tốt vào tâm thức. Tụng Kinh niệm Phật để ôn lại những lời dạy của Phật. Lấy đó làm kim chỉ nam cho nếp sống đạo.

Đọc kinh nhiều có tác dụng gì?

Tụng kinh để được thấm nhuần lời Phật dạy, là phương pháp hành trì lợi ích thiết thực, giúp cho người đọc tụng thấu hiểu rõ ràng thực tướng của vạn vật, để mỗi ngày chúng ta gội rửa thân tâm thêm trong sạch từ thân-miệng-ý.

Đọc kinh là như thế nào?

Đọc kinh là thuật ngữ mà người Công giáo tại Việt Nam dùng để chỉ việc đọc các lời cầu nguyện hoặc các văn thánh trong cộng đoàn giáo xứ, nhất lời cầu nguyện và xướng đáp trong thánh lễ.

Chủ Đề