Nghề phi nông nghiệp là gì năm 2024

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm lĩnh vực thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, một trong nhiều vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm, đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung là về tình trạng lao động nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn không đồng đều và còn nhiều bất cập.

Đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng về vấn đề này, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt- Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk nêu vấn đề, báo cáo năm 2022 cho thấy tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ tăng không đáng kể. Tỷ lệ này ở nông thôn thấp hơn nhiều so với ở thành thị. Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt đề nghị Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết nguyên nhân do đâu và có giải pháp gì nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn?

ĐBQH Nguyễn Đại Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên

Cùng mối quan tâm, ĐBQH Nguyễn Đại Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên nêu rõ, thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn không đồng đều với các vùng trong cả nước. Công tác dự báo nhu cầu đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm có mặt còn hạn chế. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động trong thời gian tới.

ĐBQB Nguyễn Thị Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk cũng nhấn mạnh, Việt Nam là nước nông nghiệp, nông thôn là chủ yếu. Do vậy, Nhà nước ta đã có Đề án 1956 dành cho đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn. Đây là Đề án lớn nhất từ trước tới nay cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện Đề án này chưa được như mong đợi.

ĐBQB Nguyễn Thị Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk

Do vậy, đại biểu đề nghị của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung có câu trả lời thật thấu đáo về vấn đề này, việc triển khai Đề án này như thế nào? Hiệu quả ra sao? Nguồn kinh phí triển khai Đề án này đã được sử dụng như thế nào, có gây thất thoát lãng phí hay không?

Trả lời câu hỏi chất vấn xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn thấp hơn nhiều so với ở thành thị không phản ánh đúng thực tiễn của thị trường lao động. Sau đại dịch Covid-19, gần 3 triệu người di chuyển ra thành phố tìm việc nên đa số dừng công việc ở đơn vị cũ; một bộ phận quay trở lại doanh nghiệp, đơn vị cũ. Tuy nhiên số lao động quay trở lại công việc cũ không nhiều mà phần đông chuyển sang đơn vị mới, công việc mới. Do đó tỷ lệ đào tạo mới cho những trường hợp này sẽ nhanh hơn, nhiều hơn.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung

Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung sẽ phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm đổi mới cơ cấu và phương thức đào tạo nghề lao động nông thôn với phương châm chỉ đào tạo khi dự báo được công việc và đào tạo khi công việc có hiệu quả cao hơn, thu nhập cao hơn.

Về nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như đổi mới mô hình tăng trưởng. Chính phủ cũng như các cấp rất quan tâm đến vấn đề này. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, việc đào tạo nghề đã được phân vai rất rõ, trong đó đào tạo nghề khu vực cán bộ, công chức, viên chức phân công cho Bộ Nội vụ; đào tạo nghề phi chính thức do Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội thực hiện; đào tạo nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương triển khai.

Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội chỉ đưa ra về nguyên tắc, chỉ đào tạo khi dự báo được công việc và hiệu quả khi đào tạo ra, tránh tình trạng đào tạo ồ ạt như có thời điểm một xã đào tạo chỉ chuyên về sửa xe máy thì không hiệu quả.

Tham gia giải trình làm rõ thêm về những vấn đề mà các đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thiết kế phát triển khu vực kinh tế nông thôn gắn với nâng cao kiến thức, kỹ năng cho lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp là yêu cầu bức thiết.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng 05 vùng nguyên liệu và đào tạo theo đúng quy trình để phát huy tất cả nguồn nhân lực phục vụ cho vùng nguyên liệu... Ngoài ra, Bộ cũng cấu trúc lại hệ thống các trường của Bộ, trong đó đã đặt hàng, giao nhiệm vụ, gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; yêu cầu các trường, viện nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - đây cũng là cách để đào tạo nghề cho nông dân, để người nông dân nhận những giải pháp hữu ích, cũng được đào tạo, sử dụng nguồn lực đó hiệu quả trong thời gian tới./.

Đào tạo nghề phi nông nghiệp là gì?

Phi nông nghiệp là những hoạt động kinh tế không thuộc các dạng hoạt động nông nghiệp có tính chất nguyên thủy như trồng chọt, chăn nuôi, đánh bắt, săn bắn,… Nói cách khác, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp trong nông thôn là các hoạt động tạo ra thu nhập không thuộc vào dạng hoạt động nông nghiệp nguyên thủy.

Ngành nghề nông nghiệp là gì?

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng, vật nuôi làm tư liệu, nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.

Đất phi nông nghiệp là gì?

Đất phi nông nghiệp là loại đất không được sử dụng cho mục đích nông nghiệp như: đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất ở nông thôn, đất ở đô thị và các loại đất khác có mục đích sử dụng không dùng để làm nông nghiệp.

Tỉ lệ dân phi nông nghiệp là gì?

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là tỷ lệ những người lao động hoạt động trong các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ… Trong việc phân loại đô thị, tiêu chuẩn này cần phải tối thiểu đạt 4,5 điểm, tối đa đạt 6,0 điểm. Từ 55% đến 65%; tối thiểu đạt 4,5 điểm, tối đa đạt 6 điểm.

Chủ Đề