Nghị định 83/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm

Nghị định 83/2010/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tài sản.

NGHỊ ĐỊNH

Về đăng ký giao dịch bảo đảm

_____

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm  2004;

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Xem thêm: Thẩm quyền và các nguyên tắc đăng ký giao dịch bảo đảm

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tài sản [sau đây gọi chung là đăng ký giao dịch bảo đảm]; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.

Xem thêm: Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm

2. Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm là sổ chuyên dùng để đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc sổ có một phần dành để đăng ký giao dịch bảo đảm.

3. Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm là tập hợp các thông tin về giao dịch bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.

4. Hồ sơ đăng ký bao gồm đơn yêu cầu đăng ký hoặc đơn yêu cầu đăng ký và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

5. Hồ sơ đăng ký hợp lệ là hồ sơ có đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật hoặc có đơn yêu cầu đăng ký hợp lệ.

6. Đơn yêu cầu đăng ký hợp lệ là đơn có đủ các nội dung thuộc diện bắt buộc phải kê khai theo mẫu.

7. Tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, vườn cây lâu năm.

8. Giấy tờ xác định tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức, gồm: chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ thường trú, văn bản cấp mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác cấp cho tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật nước đó.

Điều 3. Đối tượng đăng ký

Xem thêm: Thế chấp tài sản nhưng không đăng ký giao dịch bảo đảm

1. Các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký:

a] Thế chấp quyền sử dụng đất;

b] Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;

c] Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

d] Thế chấp tàu biển;

đ] Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

2. Các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Điều 4. Nguyên tắc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm

Xem thêm: Trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản.

1. Việc thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển được đăng ký trên cơ sở nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký, các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký và thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.

Giao dịch bảo đảm bằng tài sản khác được đăng ký trên cơ sở nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký. Nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký phải phù hợp với thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch bảo đảm.

2. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện việc đăng ký theo đúng thứ tự nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký.

3. Thông tin lưu trữ trong Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm, Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm và Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm được công khai cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu tìm hiểu.

Điều 5. Người yêu cầu đăng ký, nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký

1. Người yêu cầu đăng ký là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của bên nhận bảo đảm là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản hoặc người được một trong các chủ thể này ủy quyền. Trong trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới cũng có thể là người yêu cầu đăng ký thay đổi đó.

2. Người yêu cầu đăng ký phải kê khai chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và kê khai đầy đủ các mục thuộc diện phải kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký; lập hồ sơ đăng ký đầy đủ và không được giả mạo giấy tờ.

3. Trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký có nội dung không đúng sự thật, không phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết, hồ sơ đăng ký có giấy tờ giả mạo mà gây thiệt hại thì người yêu cầu đăng ký phải bồi thường cho người bị thiệt hại; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Các trường hợp xóa đăng ký giao dịch bảo đảm

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Điều 6. Thời hạn có hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này đến thời điểm xóa đăng ký theo đơn của người yêu cầu xóa đăng ký.

Điều 7. Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm

1. Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm được xác định như sau:

a] Trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ;

b] Trong trường hợp tài sản bảo đảm là tàu bay, tàu biển thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm thông tin về giao dịch bảo đảm được ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;

Xem thêm: Biện pháp bảo đảm là gì? Giao dịch nào phải đăng ký bảo đảm?

c] Trong trường hợp tài sản bảo đảm là các tài sản khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm nội dung của đơn yêu cầu đăng ký được nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

2. Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm trong các trường hợp dưới đây được xác định như sau:

a] Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm được xác định là thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ đăng ký thay đổi hợp lệ;

b] Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm là tàu bay, tàu biển thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm được xác định là thời điểm nội dung đơn yêu cầu đăng ký thay đổi đó được ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;

c] Trường hợp đăng ký thay đổi do sai sót về kê khai tài sản bảo đảm hoặc tên của bên bảo đảm, số giấy tờ xác định tư cách pháp lý của bên bảo đảm và thuộc thẩm quyền đăng ký của Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thì thời điểm đăng ký được xác định là thời điểm nội dung đơn yêu cầu đăng ký thay đổi đó được nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

Điều 8. Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên

1. Người yêu cầu đăng ký giao dị ch bảo đảm phải nộp lệ phí đăng ký.

2. Người yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm phải nộp phí cung cấp thông tin; khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm phải nộp phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên.

Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm

3. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức lệ phí, phí và các trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm.

Điều 9. Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm

1. Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm là hệ thống dữ liệu tập trung thông tin về giao dịch bảo đảm trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính xây dựng Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm.

Điều 10. Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm

Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm phải được kê khai theo đúng mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 11. Từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm

1. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm từ chối đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:

Xem thêm: Nghĩa vụ đăng ký giao dịch bảo đảm khi thế chấp nhà ở

a] Không thuộc thẩm quyền đăng ký;

b] Hồ sơ đăng ký không hợp lệ;

c] Người yêu cầu đăng ký không nộp lệ phí đăng ký hoặc không thanh toán lệ phí đúng thời hạn;

d] Yêu cầu đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;

đ] Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký;

e] Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không đúng sự thật hoặc có giấy tờ giả mạo.

2. Trong trường hợp từ chối đăng ký thì cơ quan đăng ký phải lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu đăng ký, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

3. Quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm

Video liên quan

Chủ Đề