Nghiệp vụ ngân hàng bao gồm những gì

Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

Những nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng Thương mại.

Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp thương mại, đều hướng đến mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Ngân hàng Thương mại tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay và cho vay lại. So với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ khác thì hàng hoá của Ngân hàng Thương mại là một loại hàng hoá đặc biệt, đó là tiền vốn. Giá cả của loại hàng hoá này biểu hiện ra bên ngoài là các mức lãi suất huy động hoặc lãi suất cho vay, nó chịu tác động bởi quan hệ cung – cầu vốn trên thị trường và trên cơ sở khoản lợi nhuận đạt được khi đưa vốn vay vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy lợi nhuận chủ yếu của hoạt động ngân hàng sẽ là khoản chênh lệch giữa chi phí trả lãi huy động với thu nhập từ lãi cho vay. Để có hàng hoá kinh doanh, ngân hàng phải đưa ra một giá mua hợp lý cũng như đa dạng các hình thức huy động.

Đồng thời ngân hàng cũng đa dạng hoá các hình thức cho vay nhằm phân tán giảm thiểu rủi ro. Với vị thế kinh doanh Ngân hàng Thương mại thực hiện các dịch vụ trung gian hưởng hoa hồng. Ngày nay, hệ thống Ngân hàng Thương mại phát triển mạnh mẽ, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Sự đa dạng và phong phú các nghiệp vụ kinh doanh đã làm cho Ngân hàng Thương mại trở thành một tổ chức kinh doanh không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế.

Nghiệp vụ nhận tiền gửi:

Đây là một hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhận được các khoản tiền gửi của khách hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân, của tổ chức và các doanh nghiệp. Ngân hàng phải hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu sử dụng đến rút tiền ở ngân hàng.

Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng:

Nguồn vốn huy động sau khi đã thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ [nghiệp vụ liên quan đến việc điều hành ngân quỹ của ngân hàng nhằm duy trì năng lực thanh toán bình thường], sẽ được sử dụng để cho vay. Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ đặc trưng nhất của Ngân hàng Thương mại. Nó tạo ra hình thức tín dụng ngân hàng và ngân hàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn đã hình thành trong nghiệp vụ huy động, điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ quan trọng nhất, sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu.

Dựa vào tính chất và hình thức cho vay nghiệp vụ tín dụng được phân thành:

Căn cứ vào mục đích:

– Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai.

– Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

– Cho vay nông nghiệp.

– Thuê mua và các loại khác.

Căn cứ vào thời hạn cho vay.

– Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng, chủ yếu được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các doanh nghiệp.

– Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt năm thì loại cho vay này có thời hạn từ 1 đến 3 năm.

Tín dụng trung hạn thường sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dụng các dự án mới có quy mô nhỏ với thời hạn thu hồi vốn nhanh.

– Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 3 năm [Việt nam].

Loại tín dụng này thường để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.

– Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào sự uy tín của bản thân khách hàng.

– Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay được ngân hàng cung ứng nhưng phải có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba.

Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng.

– Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng và được thực hiện bằng các kỹ thuật như tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ,…

– Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa dạng, ví dụ như tài trợ thuê mua.

Căn cứ vào phương pháp hoàn trả.

– Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ.

– Cho vay hoàn trả theo yêu cầu.

Ngoài các loại cho vay trên, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình. Đối với loại nghiệp vụ này, ngân hàng không phải cung cấp tiền, nhưng khi người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng thì ngân hàng phải thay thế để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Vì thế, nghiệp vụ này còn được gọi là tín dụng bằng chữ ký. Tín dụng bằng chữ ký bao gồm: tín dụng chấp nhận, tín dụng chứng từ, bảo lãnh của ngân hàng.

Nghiệp vụ đầu tư :

Ngân hàng tham gia vào đầu tư, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán và từ chêch lệch thị giá chứng khoán mua bán trên thị trường.

Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện hùn vốn, liên doanh qua đó trực tiếp góp vốn vào các doanh nghiệp để thành lập công ty, xí nghiệp mới.

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.

Các ngân hàng có thể tham gia mua bán ngoại tệ, huy động vốn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của đầu tư cho vay cũng như kiếm lời. Việc kinh doanh ngoại tệ còn góp phần thúc đẩy trong công tác thanh toán quốc tế, tài trợ cho xuất nhập khẩu,…

Các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng:

– Dịch vụ chuyển tiền: Ngân hàng theo sự uỷ nhiệm của khách hàng sẽ chuyển tiền để đáp ứng nhu cầu chi dùng của họ. Có hai phương thức chuyển tiền là chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền bằng thư.

– Thu chi hộ tiền hàng: Theo những lệnh uỷ nhiệm thu hoặc uỷ nhiệm chi, ngân hàng sẽ tiến hành trích tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng chuyển trả tiền hàng hoá, dịch vụ đã nhận hoặc thực hiện thu hộ tiền hàng khi nhận được chứng từ khách hàng nhờ thu hộ…

– Nghiệp vụ uỷ thác: Là nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện theo sự uỷ thác của khách hàng trong việc quản lý tài sản, chuyển giao tài sản thừa kế, bảo quản chứng khoán, vàng bạc, giấy tờ có giá… để hưởng hoa hồng.

– Mua bán hộ: Theo sự uỷ nhiệm của khách hàng ngân hàng thực hiện nghiệp vụ phát hành hộ trái phiếu hoặc chứng khoán cho các công ty, hoặc phát hành trái khoán Chính phủ. Thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng có được một khoản thu nhập dưới hình thức hoà hồng phát hành. Ngân hàng có thể tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường theo lệnh của khách hàng với tư cách là một trung gian môi giới trên thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán

————

Những bạn nào là Sinh viên năm 3, 4 hoặc vừa mới tốt nghiệp chưa phải học viên Future Bankers muốn được hỗ trợ cơ hội việc làm/ thực tập tại Ngân hàng, muốn học nghiệp vụ ngân hàng quốc tế vui lòng liên hệ với BTCI, theo thông tin liên hệ: Tầng 9, tòa nhà Gelex Tower, 52 Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline VP HN:  0967 067 839


Hotline VP HCM: 0967 067 839 Fanpage chính thức Viện Nhân Lực Ngân Hàng Tài Chính BTCI:

      //www.facebook.com/VienNhanLucNHTC

Fanpage chính thức FutureBankers:

      //www.facebook.com/FutureBankers.vn

Ngân hàng thương mại [Commercial bank] là một doanh nghiệp chuyên về kinh doanh đồng vốn và các dịch vụ tiền tệ liên quan và được coi là một loại hình kinh doanh đặc thù. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu là việc sử dụng những khoản tiền tệ nên có thể hiểu ngân hàng thương mại chính là nơi vừa cung cấp tiền vốn và cũng là nơi giúp khách hàng tiêu thụ những đồng vốn. Điều này sẽ phát sinh ra các giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng, từ đó sẽ tạo ra những hoạt động làm cho ngân hàng tác động ngược lại với khách hàng.

Các hoạt động của ngân hàng thương mại được thực hiện bằng những chức năng nghiệp vụ kết hợp với các công cụ chuyên dụng của ngân hàng. Việc tối đa hóa lợi nhuận chính là công việc chính của ngân hàng thương mại khi mục đích là kinh doanh đồng vốn.

Mỗi một doanh nghiệp sẽ có nguyên tắc hoạt động nhất định sao cho phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của khách hàng. Đối với ngân hàng thương mại sẽ cần tuân theo một số nguyên tắc dưới đây để đảm bảo lợi ích của mình và khách hàng như sau:

  • Các dịch vụ tài chính luôn yêu cầu phải đảm bảo được lợi ích cho cả hai bên.
  • Các biện pháp đặt ra phải đảm bảo cho sự an toàn trong các hoạt động kinh doanh và đặc biệt là duy trì số vốn nhất định từ đó cũng sẽ đảm bảo được nguồn cung cho khách hàng.
  • Đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng trước những thay đổi, biến động của thị trường, điều này sẽ giúp làm giảm thiệt hại cho ngân hàng thương mại và tránh có những thay đổi bất ngờ với khách hàng.
  • Tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng là rất quan trọng điều này sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro xảy ra trước tình hình biến động bất ngờ.

Ngân hàng thương mại là một loại doanh nghiệp hoạt động với những đặc thù riêng và luôn phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động để làm sao ngân hàng có thể hoạt động ổn định nhất. Chính vì sự đặc thù của ngân hàng thương mại nên đa số các ngân hàng sẽ hoạt động với các nét tương đồng sẽ giúp khách hàng dễ lựa chọn hơn.

Nếu như dựa vào hình thức sở hữu vốn điều lệ của ngân hàng thương mại thì trên toàn hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam sẽ có những loại ngân hàng sau:

Ngân hàng thương mại quốc doanh: được mở bằng 100% nguồn vốn đầu tư đến từ nguồn tiền của nhà nước.

Hiện đang có một vài ngân hàng quốc doanh nổi tiếng của Việt Nam gồm: Agribank, Vietinbank, BIDV, Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần: là một hình thái doanh nghiệp thành lập dưới sự góp vốn của tối thiểu 2 cá nhân trở lên. Trong đó, mỗi cá nhân; doanh nghiệp đầu tư sẽ được sở hữu một số lượng cổ phần nhất định theo quy định của ngân hàng trung ương.

Một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam: ACB, OCB, MBBank

Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập thông qua nguồn vốn liên kết giữa các ngân hàng với nhau. Trong đó, một bên là các ngân hàng ở Việt Nam, một bên là các ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt Nam.

Một số ngân hàng liên doanh tại Việt Nam gồm: Indovina Bank, Ngân hàng Việt Nga

Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài: là dạng ngân hàng được thành lập với hoàn toàn vốn điều lệ từ nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, các ngân hàng này được phép đặt trụ sở tại Việt Nam và hoạt động theo quy định pháp luật của Việt Nam.

Một số ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam: ANZ Bank, Standard Chartered Bank, HSBC Bank, Shinhan Bank

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là ngân hàng thương mại được thành lập do vốn và pháp luật nước ngoài nhưng được phép đặt chi nhánh và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Ví dụ như ngân hàng Citibank, Shinhan Bank, Bangkok Bank…

Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được phân loại theo chiến lược kinh doanh và tính chất hoạt động.

Nhận tiền gửi

Với hoạt động quản trị nghiệp vụ ngân hàng thì đây là công việc mà các nhân viên ngân hàng thường xuyên phải làm. Hàng ngày, một giao dịch viên ngân hàng sẽ nhận được các khoản tiền gửi của khách theo nhiều kỳ hạn khác nhau.

Và nhân viên ngân hàng sẽ cần phải hoàn trả toàn bộ gốc và lãi suất huy động cho khách hàng khi đáo hạn hoặc khi đến rút tiền.

Tín dụng ngân hàng

Đối với các khoản tiền đã huy động được từ khách hàng, các ngân hàng thường sẽ cần phải sử dụng số tiền đó để cho những đối tượng khác nhau vay. Từ hoạt động cho vay sẽ giúp điều tiết các nguồn tiền tới với những lĩnh vực sản xuất phù hợp. Và hoạt động tín dụng luôn là một trong những nghiệp vụ quản trị ngân hàng thương mại đặc biệt quan trọng hiện nay.

Nghiệp vụ đầu tư

Trong nghiệp vụ đầu tư này, các ngân hàng sẽ tham gia vào những hoạt động mua bán cổ phiếu, phân tích chứng khoán nhằm kiếm lợi nhuận từ giá cổ phiếu trên thị trường.

Bên cạnh đó, các ngân hàng còn quyết định đầu tư vốn, trực tiếp góp vốn vào các doanh nghiệp để có thể thành lập thêm những công ty mới trên thị trường.

Nghiệp vụ đối ngoại

Bên cạnh các hoạt động trên thì các ngân hàng vẫn luôn tham gia huy động nguồn vốn từ nước ngoài để đáp ứng công tác thanh toán quốc tế, phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngân hàng thương mại là gì hiện đã không còn quá xa lạ. Bài viết trên đây cũng đã chia sẽ thêm những thông tin khác nhau về ngân hàng thương mại nhằm giúp bạn có thêm kiến thức khác nhau để tìm việc làm ngân hàng lương cao.

Video liên quan

Chủ Đề