Ngô xuân lịch là ai

Bàn giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Thượng tướng Phan Văn Giang nhận bàn giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. [Ảnh: Bộ Quốc phòng]

VTV.vn - Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Thượng tướng Phan Văn Giang đã ký biên bản bàn giao công việc thuộc chức trách, nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chấp hành Nghị quyết, Quyết định của Quốc hội và của Chủ tịch nước về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chiều 9/4, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Bàn giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giữa đồng chí Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đồng chí Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Phát biểu tại hội nghị, Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ Quân đội đã lãnh đạo toàn quân hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt, một số nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Quân đội và làm tỏa sáng thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân đã đoàn kết, gắn bó, ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện để đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đại tướng Ngô Xuân Lịch tin tưởng Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng nhiệm kỳ mới tiếp tục đoàn kết, thống nhất, kế thừa, phát huy truyền thống của Quân đội và danh hiệu cao quý "Bộ đội Cụ Hồ", hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn nhiệm kỳ trước.

Quang cảnh hội nghị. [Ảnh: Bộ Quốc phòng]

Tại hội nghị, Thượng tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, để có được sự trưởng thành như ngày hôm nay, ngoài nỗ lực phấn đấu của bản thân, đồng chí đã nhận được sự quan tâm, giáo dục, rèn luyện của Đảng, Nhà nước; sự giúp đỡ quý báu của tập thể Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng; sự ủng hộ của cán bộ, chiến sĩ toàn quân và cấp ủy, chính quyền, nhân dân các địa phương. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trân trọng cảm ơn Đại tướng Ngô Xuân Lịch và các thế hệ lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã có những đóng góp tâm huyết, quý báu cho sự nghiệp xây dựng Quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh. Thượng tướng Phan Văn Giang khẳng định, với trọng trách mới được Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân giao phó, đồng chí sẽ cùng tập thể Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tiếp tục giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt qua các khó khăn, thử thách, lãnh đạo, chỉ đạo Quân đội và lực lượng dân quân tự vệ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng chụp ảnh cùng các đại biểu. [Ảnh: Bộ Quốc phòng]

Kết thúc hội nghị, Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Thượng tướng Phan Văn Giang đã ký biên bản bàn giao công việc thuộc chức trách, nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 12 Bộ trưởng, trưởng ngành

VTV.vn - 2 Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Lê Văn Thành và 12 Bộ trưởng, trưởng ngành đã được Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm vào sáng 8/4.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

Bộ Quốc phòng, quân ủy trung ương, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bộ trưởng Quốc phòng, Ngô Xuân Lịch, Phan Văn Giang

20 tháng 2 2021

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tướng Phan Văn Giang tại mội hội nghị ở Hà Nội tháng Ba năm 2018

Đại hội Đảng XIII năm 2021 chứng kiến lần đầu tiên từ rất lâu, hai lãnh đạo quân đội cùng một lúc được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hậu Đại hội 13: Lựa chọn lãnh đạo, sao cứ khép kín?

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ là ủy viên Bộ Chính trị hay không?

Việt Nam: Có bao nhiêu ứng cử viên để Đảng bầu ra 18 ủy viên Bộ Chính trị?

Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, được bầu vào trong danh sách 18 thành viên Bộ Chính trị khóa mới nhất.

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, sẽ nghỉ hưu.

Tại các Đại hội Đảng trước đây, theo truyền thống chỉ có người giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng mới vào Bộ Chính trị.

Ví dụ Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh là thành viên quân đội duy nhất ở trong Bộ Chính trị khóa X và XI.

Bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà đại diện quân đội trong Bộ Chính trị khóa IX [2001-2006].

Giai đoạn ‘đặc biệt’ của khóa 7 [1991-1996] và khóa 8 [1996-2001]

Thời kỳ 1991-2001 chứng kiến việc số thành viên quân đội trong Bộ Chính trị vượt quá con số 1.

Tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII [tháng 1-1994], ông Lê Khả Phiêu được bầu vào Bộ Chính trị.

Ông Phiêu lúc đó đang là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam từ 1991.

Khi đó Bộ trưởng quốc phòng Đoàn Khuê đã là Ủy viên Bộ Chính trị từ Đại hội 7 năm 1991.

Năm 1996, xảy ra vụ án của ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Hà Phan, người mất chức Thường trực Ban Bí thư và bị khai trừ.

Sang Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 tháng 6/1996, cả hai ông Đoàn Khuê và Lê Khả Phiêu tiếp tục được bầu vào Bộ Chính trị.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tướng Lương Cường thăm Ấn Độ năm 2017

Lúc này ông Phiêu được phân công làm Thường trực Bộ Chính trị kiêm Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phạm Văn Trà, cũng được bầu vào Bộ Chính trị lúc này.

Như vậy, ở khóa 8 này, có ba thành viên quân đội ở trong Bộ Chính trị, tuy ông Phiêu sau đó được phân công làm Thường trực Bộ Chính trị.

Cuối năm 1997, xảy ra biến động khi Bộ trưởng quốc phòng Đoàn Khuê ốm, phải nghỉ hưu, để ông Phạm Văn Trà thay thế vào tháng 12 năm 1997.

Cũng tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương họp từ ngày 22 đến ngày 29-12-1997, ông Đỗ Mười chuyển giao chức vụ Tổng Bí thư, thay thế bằng ông Lê Khả Phiêu.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng suy tôn ba ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tại hội nghị này, một thành viên quân đội nữa, Phạm Thanh Ngân, đang là phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, cùng các ông Nguyễn Minh Triết, Phan Diễn và Nguyễn Phú Trọng.

Ông Phạm Thanh Ngân sau đó được phân công làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam cho tới năm 2001.

Như vậy, có thể thấy giai đoạn 1991-2001 có nhiều thành viên quân đội được bầu vào Bộ Chính trị vào lúc xảy ra nhiều biến động chính trị Việt Nam.

Từ 20 năm qua, từ Đại hội Đảng khóa 9 năm 2001 tới nay, chỉ có bộ trưởng quốc phòng được bầu vào Bộ Chính trị.

Như thế, việc hai vị tướng Phan Văn Giang và Lương Cường có mặt trong Bộ Chính trị khóa 13 năm 2021 là một diễn tiến thú vị thời bình.

Video liên quan

Chủ Đề