Người giáo viên thời phong kiến gọi là gì năm 2024

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Thư giãn
  • Theo dòng sự kiện
  • Mới nhất
  • Cũ nhất

Quan lộ thăng trầm của nhà thơ Nguyễn Thông

Nguyễn Thông được giới sử học đánh giá là có học vấn uyên bác, là nhà nho yêu nước thương dân, tư tưởng tiến bộ.

Nữ trạng nguyên duy nhất trong sử Việt sáng tạo cách dạy học từ xa

Giả trai đi thi, bà Nguyễn Thị Duệ đỗ đầu, được trọng dụng rồi trở thành Bà Chúa Sao Sa, có công giúp nhiều sĩ tử học hành, đỗ đạt.

Người được mệnh danh 'cụ tổ ngành giáo dục Nam Kỳ' đất Sài Gòn xưa

Học trò của Võ Trường Toản cả thảy hàng trăm người đều thành danh như: danh sĩ Trịnh Hoài Đức, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Quang Định...

Thầy giáo Lê Quý Đôn - 'túi khôn của thời đại'

Từng đỗ đầu ba kỳ thi, Lê Quý Đôn phê phán lối học phục vụ thi cử, đề cao việc "học là để hành".

Nguyễn Thiếp - nhà sư phạm quyết tâm cải cách giáo dục

La Sơn phu tử giúp nhà Tây Sơn cải cách với quan niệm "giáo dục tốt thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều cương chính, thiên hạ trị".

Thầy giáo mù Nguyễn Đình Chiểu - bậc tôn sư của đất phương Nam

Tác giả của Lục Vân Tiên dù bị mù vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc cứu người và tham gia bàn bạc công việc cứu nước.

Lương Thế Vinh - người thầy giỏi Toán 'khác mọi thầy'

Lương Thế Vinh chủ trương học trò cần học tập chuyên tâm, nhưng cũng phải biết kết hợp với giải trí và phải vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm và những lời tiên tri nổi tiếng sử Việt

Đỗ trạng nguyên khi đã hơn 40 tuổi, Trạng Trình khiến nhiều người mến phục nhờ tài tiên tri và triết lý "thiện là dòng dõi của giáo dục".

Chu Văn An - người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam

Cho rằng trường lớp quá ít, con em nhân dân phần lớn thất học, Chu Văn An mở trường dân lập và dạy học tới cuối đời.

Mối quan hệ “thầy trò” ở văn hóa phương Đông bao đời đã mặc nhiên khẳng định cách xưng hô cố định ở trường lớp: Gọi thầy xưng trò!

Nên gọi thầy/ cô và xưng trò theo văn hoá phương Đông. Ảnh: Lao Động

Dư luận những ngày qua xôn xao về câu chuyện xưng hô trong nhà trường, theo hướng không đồng ý thầy cô giáo gọi học sinh là “con”, mà nên gọi là “em” hoặc “bạn”.

Tuy nhiên, đây lại không phải vấn đề mới mẻ, bởi đã từ lâu, trong giáo dục đất Việt, khái niệm “đạo thầy trò” đã tồn tại. Mối quan hệ “thầy - trò” ở văn hóa phương Đông bao đời đã mặc nhiên khẳng định cách xưng hô cố định ở trường lớp: Gọi thầy xưng trò!

Người viết từng “va chạm” khái niệm này, khi trao đổi với một thầy giáo dạy Anh ngữ. Một cách tình cờ, người thầy hỏi, với từ “pupil”, khi nào dịch là học sinh, khi nào dịch là học trò. Phải tra sách vở, ông mới xác định rõ trường hợp dịch là học trò, là liên quan quan hệ tâm lý xã hội giữa người dạy và người học; còn từ học sinh dùng ở quan hệ hành chính dân sự.

Đơn cử một văn bản hành chính của ban giám hiệu nhà trường sẽ ghi “Gửi các em học sinh”; còn lá thư của một thầy giáo cũ gửi các học sinh sẽ viết “Các trò thương quý”… Đây là sự khác biệt tinh tế trong tiếng Việt, mà tiếng Anh hay nhiều ngôn ngữ khác không có được. Cơ sở của sự khác biệt này, chính là “Đạo thầy trò” đã hiện hữu trong văn hóa Việt Nam!

Dĩ nhiên khi nói đến Đạo thầy trò, nhiều người sẽ dễ phản đối theo kiểu “đây là quan niệm Nho giáo cổ hủ”. Tuy nhiên, nếu lịch sử giáo dục Việt Nam đã thừa nhận những người thầy như Chu Văn An là tấm gương điển hình về Đạo thầy trò trong cuộc sống, thì sẽ không ai phản ứng với suy nghĩ “tôn trọng đạo thầy trò” ở văn hóa phương Đông.

Người dạy với vị trí chỉ dẫn, bảo ban, khai sáng tri thức cho người học, được gọi trân trọng là “thầy” dĩ nhiên phải gắn với hình ảnh toàn vẹn về đạo đức, mực thước trong hành vi cử chỉ, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói…

“Người thầy” và “người trò” trong quan niệm xã hội xưa nay, là mối quan hệ trong sáng và cao đẹp, với một phía là hết mực quan tâm chia sẻ, dìu dắt và một phía là hết mực trân quý, thành thực tiếp thu.

Xã hội không thể chấp nhận một sự vi phạm chuẩn mực, đánh tráo, nhầm chỗ hay cào bằng quan hệ nào giữa thầy và trò, lại càng không chấp nhận sự đánh tráo các khái niệm, suy nghĩ để hạ thấp vị thế, hình ảnh đạo đức, tôn chỉ mực thước của “người thầy” ngang bằng ông “thợ dạy”.

Chính trên nền tảng đạo đức ấy, Đạo thầy trò đã mặc nhiên được tôn vinh và quan hệ “thầy - trò” là bất di bất dịch. Người dạy xưng mình là thầy, được người học gọi là thầy và gọi người học là trò, người học cũng tự nhận mình là “học trò”, khiêm nhường nhận lấy chữ “trò” một cách chuẩn mực và thành tâm. Đó mới là cách xưng hô chuẩn chỉnh nhất trong quan hệ thầy trò văn hóa dân tộc xưa nay.

Dĩ nhiên với cuộc sống hiện nay, có nhiều biến cải, thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ, quan niệm của nhiều người. Cũng có nhiều hiện tượng biến dị, tiêu cực nảy sinh dẫn đến những nhìn nhận thiên lệch, phiến diện một vấn đề. Song, với nền tảng văn hóa giáo dục Việt Nam bao đời, những hoán cải đó không thể xem là chính thức để xã hội có quyền yêu cầu thay đổi đi Đạo thầy trò.

Chúng ta không thể viện dẫn bất kỳ lý do, hoàn cảnh cụ thể nào để đòi hỏi xã hội chúng ta thay đổi quan hệ xưng hô trong Đạo thầy trò; chấp nhận đổi qua lối xưng hô khác, dùng trong gia đình như “con, cháu, em”, hay thuần túy chính trị xã hội như “anh, tôi”…

Dĩ nhiên, tùy bối cảnh, đối tượng và nhất là tương quan tình cảm giữa người dạy và người học, cách xưng hô cụ thể có thể hoán chuyển, qua điều đình, thỏa thuận giữa các nhóm người học và người dạy với nhau. Song nhất thiết, quan hệ gọi thầy xưng trò, với đầy đủ ý nghĩa, biểu cảm và giá trị nhân bản, vẫn phải là khẳng định tất yếu!

Người thầy giáo trong thời phong kiến gọi là gì?

gọi thầy là 师父 để thể hiện lòng kính trọng. với chức quan Bác sĩ [博士] thời Tần Hán trước kia.

Cô giáo ngày xưa gọi là gì?

Chuẩn mực xưng hô trong nhà trường. Học sinh đến trường, vẫn tự xưng em xưng con với giáo viên. Ở miền Bắc thời chưa xa, từ mẫu giáo cho đến đại học đều xưng với thầy cô là em. Ở miền Nam thì trước nay hầu như đều xưng con với giáo viên, giống như người ta vẫn xưng con với ông bà chú bác, chứ không xưng cháu.

Thầy cô còn có tên gọi khác là gì?

Giáo viên còn gọi là Giảng viên, được cho là người giảng dạy, giáo dục cho các học sinh.

Vợ của thầy thì gọi là gì?

Ở nông thôn hay các vùng sâu, đôi lúc người ta gọi thầy giáo là cậu giáo và vợ của thầy giáo là “thím giáo”. Đó là một cách gọi thân mật như người trong gia đình và rất chân tình.

Chủ Đề