Người lạo động và viên chức gọi chung là gì năm 2024

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ công chức theo đó:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh], ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là cấp huyện], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Phân biệt cán bộ, công chức và viên chức [Hình từ Internet]

Công chức là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về công chức theo đó:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Viên chức là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức theo đó:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Cán bộ, công chức và viên chức khác nhau thế nào? Cách phân biệt ra sao?

Theo quy định pháp luật hiện hành có thể thấy được một số điểm khác biệt cơ bản của công chức và viên chức như sau:

[1] Nguồn gốc:

- Cán bộ: Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế [khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008]

- Công chức: Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế. [khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019]

- Viên chức: Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng [Điều 2 Luật Viên chức 2010]

[2] Biên chế

- Cán bộ: Trong biên chế [khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008]

- Công chức: Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019]

- Viên chức: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 07 năm 2003 có các quyền, nghĩa vụ và được quản lý như viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định của Luật này. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục để bảo đảm các quyền lợi, chế độ chính sách về ổn định việc làm, chế độ tiền lương và các quyền lợi khác mà viên chức đang hưởng.

Viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2003 đến ngày Luật Viên chức 2010 có hiệu lực tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập, có các quyền, nghĩa vụ và được quản lý theo quy định của Luật này. [Điều 59 Luật Viên chức 2010]

[3] Tập sự

- Cán bộ: không cần tập sự

- Công chức:

+ 12 tháng với công chức loại C.

+ 06 tháng với công chức loại D.

[Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP]

- Viên chức:

+ 12 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng bác sĩ là 09 tháng;

+ 09 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;

+ 06 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.

[Điều 27 Luật Viên chức 2010]

[4] Tiền lương

- Cán bộ: Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước [khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008]

- Công chức: Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước [khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019]

- Viên chức: Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập [Điều 2 Luật Viên chức 2010]

[5] Hình thức kỷ luật

- Cán bộ:

Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ gồm:

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Cách chức.

+ Bãi nhiệm.

[Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP]

- Công chức: Với công chức được chia làm 2 trường hợp như sau:

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có các hình thức kỷ luật gồm:

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Hạ bậc lương.

+ Buộc thôi việc.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có các hình thức kỷ luật gồm:

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Giáng chức.

+ Cách chức.

+ Buộc thôi việc.

[Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP]

- Viên chức: Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

+ Khiển trách;

+ Cảnh cáo;

+ Cách chức;

+ Buộc thôi việc.

[Điều 52 Luật Viên chức 2010]

Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy dù cùng làm việc cho nhà nước nhưng cán bộ, công chức và viên chức vẫn có nhiều điểm khác biệt.

Chủ Đề