Người ngồi sau xe máy say rượu có bị phạt không

Ảnh minh họa [nguồn Internet]

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a] Làm chết người;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d] Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Theo quy định cũ tại Bộ luật Hình sự 1999, thì tội này chỉ được áp dụng cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Điều 202, nhưng theo quy định mới thì Luật lại dùng từ người tham gia giao thông.

Căn cứ Khoản 22 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Như vậy, trong trường hợp này thì người ngồi chung trên xe vẫn có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu có tai nạn giao thông xảy ra. Cụ thể, với những trường hợp sau, người ngồi chung có thể chịu trách nhiệm liên đới khi xảy ra tại nạn giao thông:

- Khi người ngồi sau là chủ phương tiện gây tai nạn giao thông theo Điều 601 Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại Bộ luật Dân sự 2015.

- Xử phạt theo Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt về chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ.

Hân Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Người ngồi sau xe có nồng độ cồn vượt quá quy định của pháp luật có được bồi thường Bảo hiểm hay không ...

Chào luật sư;

Mình có tình huống như sau:

Ông Nguyễn Văn A [lái xe] chở ông Nguyễn Văn B [người ngồi sau xe] đi dự tiệc; sau khi dự tiệc xong trên đường đi về do ông A và ông B đều có nồng độ cồn vượt quá quy định của pháp luật đã xảy ra tai nạn giao thông với một xe gắn máy khác. Hậu quả: Ông Nguyễn Văn B chết tại chỗ; ông A chỉ bị thương nhẹ; xe máy khác không bị gì.

Được biết ông Nguyễn Văn B [người ngồi sau xe] có mua bảo hiểm tai nạn con người 24/24 giờ ở một cộng ty bảo hiểm. Xét trong trường hợp này ông Nguyễn Văn B có được bồi thường bảo hiểm hay không [được biết nồng độ cồn trong máu sau khi khám nghiệm pháp y cho thấy ông B có nồng độ cồn vượt quá quy định của pháp luật].

Theo nhận định của Cục Y tế dự phòng, sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện không có ngưỡng an toàn. Tác hại của rượu, bia rất đa dạng và phức tạp. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm thần mà còn đe dọa tính mạng của người điều khiển phương tiện cũng như những người xung quanh khi tham gia giao thông. 

Theo thống kê của WHO trong năm 2016, nước ta có đến 549.000 ca tử vong do tai nạn giao thông, trong đó số ca tử vong do uống rượu bia chiếm đến 7,2%. Từ những con số biết nói trên, có thể thể nhận định rằng, tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông là rất nghiêm trọng. 

2. Quy định xử phạt lỗi uống rượu khi lái xe máy

Uống rượu, bia nhưng vẫn điều khiển phương tiện là lỗi vi phạm giao thông đường bộ rất nhiều người mắc phải. Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 117/2020/NĐ-CP, mức phạt phổ biến liên quan đến người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng bia rượu được quy định như sau: 

Quy định nồng độ cồn

Mức phạt hành chính

Hình thức phạt bổ sung

Nồng độ cồn trong máu và hơi thở ​≤ 50 miligam/100 mililít máu hoặc ​≤ 0,25 miligam/1 lít khí thở. 

Phạt từ 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép điều khiển phương tiện từ 10 tháng cho đến 1 năm.

Nồng độ cồn trong máu và hơi thở >50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc >0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt từ 4.000.000 đồng - 5.000.000 đồng.

Tịch thu và tước quyền sử dụng giấy phép từ 16 đến 18 tháng.

Nồng độ cồn trong máu và hơi thở > 80 miligam/100 mililít máu hoặc >0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt từ 6.000.000đ - 8.000.000đ.

Tịch thu và tước quyền sử dụng giấy phép điều khiển phương tiện từ 22 đến 24 tháng. 

Như vậy, mức phạt uống rượu khi lái xe máy sẽ dựa vào nồng độ cồn trong máu và hơi thở của đối tượng điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhưng có thái độ không hợp tác.

3. Thông tin an toàn khi tham gia giao thông

Để đảm bảo an toàn khi tham gia tham gia giao thông, các bạn cần nắm chắc những kỹ năng điều khiển xe trước khi ra đường các thông tin cơ bản sau: 

  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. 
  • Nắm vững quy trình vận hành, thành thạo kỹ năng điều khiển xe an toàn trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. 
  • Người điều khiển phương tiện và người ngồi sau phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông.  
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ an toàn như kính chống bụi, áo quần bảo hộ. 
  • Lái xe đúng tư thế, không sử dụng điện thoại hay nghe nhạc khi đang lái xe. 
  • Điều khiển đúng tốc độ cho phép, không đột ngột tăng ga và tăng tốc. 
  • Tuân thủ nghiêm các quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ. 
  • Chú ý các tín hiệu của các phương tiện khác khi lưu thông trên đường, khi rẽ cần bật xi nhan, sử dụng còi xe khi cần thiết và sử dụng đèn chiếu khi đi vào ban đêm. 
  • Vận hành cẩn thận khi đi vào địa hình nhiều chướng ngại vật hoặc trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.  
  • Nếu bạn sử dụng các dòng xe máy điện chất lượng cao của VinFast, cần chú ý dung lượng pin trước khi sử dụng. Đặc biệt cần chú ý đến điện áp và các yêu cầu phòng chống cháy nổ. 
Tuân thủ Luật giao thông khi điều khiển phương tiện là bảo vệ mình và mọi người [Nguồn: xehay.vn]

Hiểu được tác hại và mức xử phạt lỗi uống rượu khi lái xe máy mà điều rất cần thiết để bản thân không vi phạm. Cách tốt nhất để bạn bảo vệ bản thân và những người xung quanh khi điều khiển phương tiện là tuân thủ các quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ, tuyệt đối không uống rượu, bia.

Xe máy gây tai nạn thì người ngồi sau có phải chịu trách nhiệm không? Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Xe máy gây tai nạn thì người ngồi sau có phải chịu trách nhiệm không? Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Tóm tắt câu hỏi:

Em trai tôi ngồi sau xe máy gây tai nạn. Tất cả 4 người đều không đội mũ bảo hiểm và có nồng độ cồn. Phương tiện kia có một người chết, một người thương nặng. Lái xe chở em tôi và em tôi bị thương nặng. Tôi hỏi trường hợp của em tôi có phải chịu trách nhiệm gì không? Người lái xe phải chịu trách nhiệm gì với em tôi không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

"1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."

Theo quy định trên, bên nào có lỗi gây ra thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại.

Xem thêm: Xử phạt hành vi uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông

Theo như bạn trình bày, em trai bạn và người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, có nồng độ cồn trong máu. Em trai bạn không phải là người cầm lái do đó em trai bạn không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Nếu lỗi gây ra tai nạn giao thông do người lai em bạn thì người này sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

"1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a] Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b] Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c] Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d] Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."

Xem thêm: Trách nhiệm của người đi bộ khi va chạm gây tai nạn giao thông

Đồng thời người này phải bồi thường cho em của bạn hoặc hai người này phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tùy theo mức độ lỗ theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

"Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a] Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b] Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c] Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d] Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."

Xem thêm: Hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông

Điều 202 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:

"Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a] Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

b] Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

Xem thêm: Gây tai nạn làm 3 người chết có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

c] Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d] Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

đ] Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.''

Cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:

– Chủ thể: chỉ những người tham gia điều khiển phương tiện giao thông bao gồm xe thô sơ, xe cơ giới các loại. Người tham gia giao thông bao gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người chăn dắt, điều khiển súc vật. Những người thực hiện hành vi này là người từ đủ 18 tuổi trở lên, đủ năng lực trách nhiệm hình sự. 

– Khách thể: trật tự an toàn giao thông đường bộ; Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông đường bộ bao gồm: xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ; sức khỏe, tính mạng của người khác.

– Mặt Chủ quan:

+ Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý [vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả].

+ Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả  nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

+ Vô ý vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

– Mặt Khách quan: người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn.

Như vậy, nếu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do người điều khiển xe [người chở em bạn] thì người này phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.

Video liên quan

Chủ Đề