Người ngủ có the sống được bao lâu

Khi nói đến giấc ngủ, mọi người thường nghĩ "ngủ càng nhiều càng tốt". Nhưng theo một nghiên cứu mới của Đại học Tim mạch Mỹ thì không đơn giản như vậy.

Nghiên cứu nói gì?

Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu được thu thập trong Khảo sát Kiểm tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Mỹ, theo dõi phản hồi từ hơn 14.000 người trong thời gian trung bình 7,5 năm. Những người được khảo sát ở lứa tuổi trung bình là 46 tuổi.

Các nhà nghiên cứu đã đặc biệt thu thập thời gian ngủ của những người tham gia cũng như điểm số nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch và mức độ protein phản ứng C của họ - đây là một dấu hiệu viêm dẫn đến bệnh tim.

Điều thú vị là kết quả cho thấy ngủ trong khoảng thời gian này dẫn đến điểm số nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch thấp hơn hẳn. Điểm số này càng cao thì nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ càng cao.

Cụ thể, những người ngủ từ 6 - 7 giờ mỗi đêm thực sự có nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ thấp nhất so với những người ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc nhiều hơn 7 tiếng, theo Mbg.

Để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn để về tim khác, một trong những cách đơn giản nhất là tuân theo một lịch trình ngủ ổn định

Shutterstock

Dựa trên những kết quả này, nghiên cứu cho thấy ngủ từ 6 - 7 tiếng ít là tốt nhất cho tim. Tác giả chính của nghiên cứu, bác sĩ Kartik Gupta, lưu ý rằng, những người ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc nhiều hơn 7 tiếng có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn, theo Mbg.

Nếu ngủ nhiều hơn 7 tiếng thì điểm số nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch không cao hơn, nhưng mức độ protein phản ứng C cao hơn.

Cần lưu ý rằng nghiên cứu mới này đưa ra khoảng thời gian ngủ tốt nhất là 6 - 7 tiếng, trong khi Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ khuyến nghị, nên ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm. Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận thêm các kết quả.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nhu cầu ngủ của mỗi người mỗi khác. Ngoài việc đặt mục tiêu ngủ bao nhiêu mỗi đêm, cần phải xem cảm giác của bạn khi thức dậy vào buổi sáng để biết bạn ngủ có ngon giấc hay không, theo Mbg.

Bởi vì không phải ngủ đủ 7 tiếng là ngủ ngon giấc cả 7 tiếng, bác sĩ Gupta nhắc lại.

Tất nhiên, đừng hoảng sợ nếu thỉnh thoảng có một đêm khó ngủ. Tác hại của việc thiếu ngủ tích lũy theo thời gian, phải sau một thời gian dài thì thiệt hại mới xảy ra", bác sĩ Gupta lưu ý.

Nhưng để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn để về tim khác, một trong những cách đơn giản nhất là tuân theo một lịch trình ngủ ổn định.

Tin liên quan

07:10, 10/03/2018

Khả năng chịu đựng của con người là có giới hạn. Tuy nhiên, trên thực tế có người đã vượt qua ngưỡng giới hạn, có khả năng thức trắng tới hàng chục ngày mà khoa học hiện đại vẫn chưa lý giải được. Vậy khả năng không ngủ của con người trong thực tế có thể kéo dài được bao lâu ?

Những kỷ lục đáng nể về không ngủ

Theo trang tin Grunge.com [GC], năm 1965 tại Califfornia [Mỹ] có một người đã tự thử nghiệm khả năng thức trắng của bản thân, đó là ông Randy Gardner với kỷ lục thức liên tục 11 ngày. Đây là một thử nghiệm hoàn toàn tự nguyện, lúc đầu mọi thứ đều ổn nhưng càng gần cuối Gardner càng chậm chạp do kiệt sức,   buồn nôn và giảm chức năng nhận thức. Theo kết quả được công bố trên tạp chí Psychiatric Times, Gardner cho hay, càng thức lâu ông càng xuất hiện nhiều trạng thái rất khó tả như tâm trạng thay đổi liên tục, buồn nôn, phát sinh ảo giác mỗi khi nhìn thấy đồ vật hay người thân. Từ ngày thứ tư, các dấu hiệu nhầm lẫn bắt đầu xuất hiện dù Gardner là một cựu cầu thủ bóng đá người Mỹ gốc Phi có sức khỏe rất tốt.  Sang ngày thứ 11, sức khỏe của ông thực sự nguy kịch, xuất hiện tình trạng hoang tưởng, gần như không thể nhớ những gì đã làm và  những gì vừa mới xảy ra.

Mất ngủ là thủ phạm gây ra nhiều bệnh nan y. [Ảnh minh họa]

Sau khi lập được kỷ lục thế giới, Gardner đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu và ngay lập tức là ngủ bù. Nhưng câu chuyện không dừng ở đây. Vào tháng 12-2017, khi đã ở tuổi 71, Gardner mới chính thức tiết lộ những tác động lâu dài của việc lập kỷ lục nói trên. Gardner đã mắc chứng mất ngủ trầm trọng, dù được chữa trị và tập luyện thì ông cũng chỉ ngủ được không quá 6 tiếng mỗi đêm. Hiện Gardner vẫn đang giữ Kỷ lục Guinness thế giới cho nội dung người còn sống có khả năng thức lâu nhất. Tuy nhiên, Tổ chức công nhận kỷ lục Guinness thế giới [GWR] đã ban hành quy định cấm các cuộc thi lập kỷ lục liên quan đến giấc ngủ vì nó quá nguy hiểm đến tính mạng con người.

Con người có thể thức được bao lâu ?

Theo BBC, nếu một người thọ 78 tuổi thì cả cuộc đời dành 9 năm xem ti vi, 4 năm lái xe, 92 ngày trong toilet, 48 ngày quan hệ tình dục và có tới 25 năm để ngủ. 25 năm là tổng thời gian ngủ trong cả đời cộng lại, còn khả năng thức liên tục của mỗi người khoảng bao lâu và mất ngủ liên tục sẽ gặp hậu quả gì thì khoa học vẫn đang kiểm chứng.

Theo một nhóm nghiên cứu ở Đại học Chicago, thời gian ngủ trong cả cuộc đời rất lớn, chức năng chính xác của việc ngủ đến nay khoa học vẫn chưa hiểu hết. Các nghiên cứu đều cho thấy, giấc ngủ thường xuyên và đầy đặn có tác dụng giúp hạn chế bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, giúp trao đổi chất hợp lý và nhiều lợi ích khác. Có thể thấy điều này qua thực tế là con người thường phục hồi nhanh, khỏe mạnh sau một giấc ngủ sâu. Ngược lại, thiếu ngủ có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì, trầm cảm và nhiều chứng bệnh nan y khác. Ngoài ra, thiếu ngủ còn gây ra nhiều hệ lụy như thiếu năng lượng, mất thăng bằng, choáng váng, đau nhức toàn thân, da sạm, chóng già... Các tài xế xe tải đường dài hoặc phi công nếu mất ngủ sẽ gia tăng tai nạn...

Nhiều công trình nghiên cứu phát hiện thấy bệnh mất ngủ rất phức tạp, có nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố ăn uống, do môi trường, do thuốc chữa bệnh và cả yếu tố di truyền. Ví dụ, chứng mất ngủ di truyền có tên Fatal Familial Insomnia [FFI] là căn bệnh làm cho người ta mất ngủ triền miên. Theo thống kê, trên thế giới hiện có khoảng 40 gia đình mắc phải căn bệnh này. Bệnh do một gen bị khiếm khuyết gây ra khiến các protein trong hệ thần kinh biến thành các prion và bị mất các chức năng vốn có. “Prion là các protein có những hình dạng ngộ nghĩnh khiến cho người bệnh mất ngủ triền miên. Các prion này dồn ứ trong  mô thần kinh, triệt tiêu mô và tạo ra những lỗ  xốp trong não, giống như người mắc bệnh bò điên. Một bộ phận đặc biệt bị tổn thương nặng nề nhất ở bệnh nhân FFI là vùng đồi [thalamus], vị trí nằm sâu trong não làm nhiệm vụ kiểm soát giấc ngủ”, nhà nghiên cứu Erin Hanlon cho hay.

Những người mắc chứng mất ngủ FFI thường có những triệu chứng kỳ lạ như đồng tử co lại,  liên tục ra mồ hôi... Sau một thời gian, bệnh nhân FFI rơi vào tình trạng mê tỉnh, thường xuất hiện mộng du hay những động tác cơ không chủ ý, sút cân, suy giảm trí nhớ, nếu trầm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Các thí nghiệm về giấc ngủ ở động vật cũng đã cho thấy, việc mất ngủ tự thân nó không dẫn đến tử vong mà nguyên nhân gây ra mất ngủ mới chính là thủ phạm. Qua thử nghiệm trên chuột do các chuyên gia ở Đại học Chicago thực hiện cho thấy, tất cả các con chuột được thí nghiệm đều chết sau một tháng liên tục không ngủ dù nguyên nhân không rõ ràng. Điều này tương tự ở con người, tuy nhiên câu hỏi liệu con người có thể thức được bao lâu vẫn là điều nhiều người muốn biết. Ông Randy Gardner đã được Sách Guinness thế giới công nhận. Tuy nhiên, theo các phương tiện thông tin đại chúng, ở Việt  Nam cũng có trường hợp không ngủ trong thời gian rất dài, đó là ông Thái Ngọc [75 tuổi] ở thung lũng Nà Trăng heo hút thuộc huyện Quế Sơn [Quảng Nam] có đến 45 năm không ngủ [tính đến năm 2015]. Hiện tượng kỳ lạ này đến nay khoa học vẫn chưa giải mã được.

Nguyễn Khắc Nam

 [Dịch từ Net/BBC/GC- 12/2017]

Con người có thể sống trên những ngọn núi cao cũng như trong môi trường sa mạc đầy khắc nghiệt, miễn là chúng ta có đủ nguồn thức ăn, nước uống, và cả giấc ngủ. Nhưng ta sẽ tồn tại được bao lâu nếu không có những thứ cơ bản trong cuộc sống đó?

Thời gian sống sót sẽ khác nhau tùy vào cơ thể mỗi người và tình huống mà họ đang mắc phải, nhưng nhìn chung ta có thể tuân theo “quy tắc số ba” để xác định thời gian mà con người có thể sống trong điều kiện trên: ba phút không có không khí, ba ngày không có nước, ba tuần không có thức ăn.

Nhưng có những người đã phá vỡ “quy tắc” đó và đẩy khả năng tồn tại của con người lên đến giới hạn. Dưới đây là những kỷ lục mà con người đã tạo ra khi sống mà không cần không khí, nước, thức ăn, ánh sáng và giấc ngủ.

Chú ý: Đừng thử phá kỷ lục nhé, bạn có thể chết đấy.

Quy tắc nín thở không trên ba phút không hề sai, bạn chỉ cần nín thở lâu hơn một chút thì não sẽ bị chấn thương.

Nhưng có những người có thể nín thở lâu hơn rất nhiều, ví dụ như các thợ lặn tự do không cần bình dưỡng khí.

Kỷ lục của khả năng nín thở tĩnh, hay nín thở dưới nước mà không chuyển động là 11 phút 35 giây, được lập bởi Stéphane Mifsud vào năm 2009.

Nếu cho phép hít một hơi oxy tinh khiết thì ta có thể nín thở lâu hơn rất nhiều. Kỷ lục hiện tại là do Tom Sietas lập vào năm 2012 khi nín thở được đến 22 phút 22 giây.

Chúng ta có thể nín thở dưới nước lâu hơn trên mặt đất vì một chức năng bí ẩn của cơ thể gọi là phản ứng lặn của động vật có vú. Nó cho phép chúng ta chống lại phản xạ buộc ta phải thở và chìm.

Còn nước thì sao? Chúng ta có thể sống mà không cần thứ chất lỏng chiếm 2/3 cơ thể trong bao lâu?

Nếu muốn sống thì bạn hãy tìm trong nguồn nước trong vòng 3 ngày.

Nhưng thời gian thực tế có thể rất khác nhau giữa mỗi người, chủ yếu là vì cơ thể chúng ta phải duy trì cân bằng lượng nước và phải được bổ sung khi ta ra mồ hôi, đi tiểu và thở ra.

Trong một số điều kiện khắc nghiệt, ví dụ như hoạt động thể dục dưới trời nóng, cơ thể có thể tiết ra 1,5 lít nước/giờ qua đường mồ hôi. Nếu không cấp lại nước cho cơ thể thì sẽ dẫn đến việc lượng máu bị giảm, tuyến mồ hôi dừng hoạt động, cơ thể chúng ta sẽ nóng hơn và ngày càng mất nước hơn, ra sẽ chết chỉ trong một giờ.

Tuy nhiên, trong môi trường ổn định, một người trưởng thành có thể sống không có nước được khoảng 1 tuần hoặc hơn.

Andreas Mihavecz, một chàng trai Úc 18 tuổi được cho là người có thể sống lâu nhất mà không có nước. Vào năm 1979, cảnh sát vô tình bỏ rơi anh trong một phòng giam đến 18 ngày. Tuy nhiên, kỷ lục này của Mihavecz cũng không chắc chắn lắm vì nhiều người cho rằng anh đã liếm nước đọng trên tường của nhà tù để tồn tại.

Giới hạn tồn tại mà không có thức ăn của con người còn khó xác định hơn nữa. Con người đã tiến hóa để phù hợp với việc đi săn, vì vậy cơ thể chúng ta chịu đói khá tốt.

Về mặt đạo đức, ta khó có thể tổ chức các cuộc thử nghiệm tuyệt thực. Nhưng các cuộc tuyệt thực tự nguyện đã cho ta một ít bằng chứng về khả năng nhịn đói của loài người. Cuộc tuyệt thực dài nhất của Mahatma Gandhi kéo dài đến 21 ngày.

Nhưng kỷ lục sống mà không có thức ăn lâu nhất thuộc về một người tù chính trị Irish, Terence MacSwiney. Người này đã nhịn đói 74 ngày trước khi chết vào năm 1920.

Trong cơn đói, cơ thể chúng ta sẽ sử dụng glycogen trong gan và cơ bắp để sản xuất ra đường glucose và tiếp theo là một số axit amin. Sau đó, cơ thể sẽ bắt đầu tiêu thụ lượng chất béo trong cơ thể và tiếp theo là lượng protein của chính nó.

Nếu giai đoạn đói kết thúc, và lượng thức ăn của bệnh nhân không được theo dõi cẩn thận thì cơ thể sẽ giữ lại quá nhiều natri và có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng nguy hiểm dẫn đến suy tim.

Còn ánh sáng thì sao? Con người có thể sống hoàn toàn trong bóng đêm không?

Không may là chúng ta lại có câu trả lời cho chuyện này từ một nhóm trẻ Hồi giáo bị giam trong hầm tối bởi nhóm tôn giáo người Nga ở Kazan, Tartarstan cho đến tận năm 2012 mới được giải cứu. Nhiều trẻ từ nhỏ cho đến lớn chưa bao giờ được thấy ánh mặt trời.

Chỉ cần bạn có đủ Vitamin D, bạn có thể sống mà không cần ánh mặt trời. Nhưng nồng độ serotonin trong cơ thể bạn sẽ bị rối loạn, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng.

Giấc ngủ cũng là một điều vô cùng quan trọng với cơ thể, mất ngủ quá lâu sẽ khiến não bị tổn thương. Randy Gardner, một học sinh 17 tuổi được xem như người có thể thức lâu nhất, lên đến 264 tiếng [11 ngày] trong một hội chợ khoa học vào năm 1965.

Những người mất ngủ quá lâu có thể đã bị chứng bệnh mất ngủ xảy ra do lỗi gen [Fatal Familial Insomnia] có thể gây mất ngủ hàng tháng và dẫn đến suy thoái não và tử vong.

Các nhà khoa học vẫn chưa rõ tại sao cơ thể lại cần ngủ. Có thể là để đẩy độc tố ra khỏi não bộ, hoặc cho phép chúng ta sắp xếp lại ý nghĩ thành ký ức và kiến thức. Nhưng có một điều chắc chắn là mất ngủ không hề tốt cho bạn.

Tham khảo: TechInsider

El Nino gây ra cái chết của 25 người rồi khiến sa mạc nở hoa

Video liên quan

Chủ Đề