Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu -- Trưởng Bộ môn Tâm lý học

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu – Trưởng Bộ môn Tâm lý học Ứng dụng, ĐH Sư phạm TPHCM nhận định: “Hành động tự thiêu để câu like là một minh chứng hùng hồn cho trào lưu sống ảo của một bộ phận bạn trẻ ngày nay. Trào lưu xấu xí này đã lên đến đỉnh điểm khi một số bạn bắt đầu bất chấp cả tính mạng để có thể nổi tiếng phút chốc trên mạng xã hội. Nên nhớ, giữa số like và trí tuệ thì trí tuệ mới chính là thứ giúp bạn nổi tiếng hoặc thành công thật sự và lâu dài. Còn mạo hiểm tính mạng, bạn có thể có số like cao nhất thời nhưng nếu gặp sự cố sẽ để lại di chứng cho đến suốt đời. Hành động tương tự như trên nghĩa là bạn tàn phá cơ thể, tàn phá công lao nuôi dưỡng của gia đình, đang tàn phá cả tương lai”. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cũng khuyến cáo thêm: “Cư dân mạng hãy tỉnh táo, đừng bao giờ phí nút like cho những hành động kiểu này, nếu không, chính chúng ta là một kẻ tiếp tay cho những cá nhân “thèm khát nổi tiếng đến mức không thể tin nổi” đưa mình vào vòng nguy hiểm. Ngưng sống ảo, tập trung vào làm việc. Cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nhiều. Ngừng like dạo, chỉ lan truyền những trào lưu đẹp. Cuộc đời quanh bạn sẽ thú vị hơn nhiều”. Câu 1 [0,5 điểm]: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2 [0,5 điểm]: Anh/ chị hiểu thế nào là “thèm khát nổi tiếng đến mức không thể tin nổi”? Câu 3 [1,0 điểm]: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: Ngưng sống ảo, tập trung vào làm việc. Cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nhiều! Câu 4[1,0 điểm]: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Các câu hỏi tương tự

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

[1] Bill Gate [doanh nhân nổi tiếng người Mĩ] nói: “Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng ra khỏi con đường của mình”.

[2] Đối với những người thành đạt trong sự nghiệp, từ chối ỷ lại vào người khác là một thử nghiệm lớn đối với năng lực bản thân. Điều đó có nghĩa là không thể dựa dẫm vào người khác, bởi vì như vậy là đã giao phó vận mệnh của mình vào tay người khác, mất đi quyền tự chủ trong công việc.

 [3] Có một số người mỗi khi gặp phải chuyện gì, việc đầu tiên nghĩ đến là tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, có người là bất luận là có việc hay không, đều thích đi theo người khác cho rằng người khác có thể giải quyết mọi khó khăn của mình. Trong cuộc sống, những người như vậy ở đâu cũng có. Đó là những người có tâm lí ỷ lại. […]

[4] Gặp phải vấn đề là nghĩ ngay đến người khác, đi theo người khác, cầu cứu sự giúp đỡ của người khác; người khác nói sao mình làm vậy, họ bảo mình kinh doanh mình cũng làm theo; không có lòng tự trọng, không dám tin tưởng vào bản thân, không dám làm theo chủ trương của mình, không dám tự mình quyết định; ở nhà thì ỷ lại bố mẹ, ở bên ngoài ỷ lại đồng sự, ỷ lại cấp trên, không dám tự mình sáng tạo, không dám thể hiện mình, sợ phải độc lập – những hành vi trên đều chứng tỏ bạn chưa chín chắn, nhân cách của bạn không kiện toàn, bạn chỉ là một bản sinh vật với một cơ thể và tâm lí lười nhác, được đặt tên là sự ỷ lại.

a.Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích

b.Theo tác giả, vì sao ta không thể dựa dẫm vào người khác

c.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê trong đoạn 4

d.Theo em thông điệp nào có ý nghĩa nhất trong văn bản? Vì sao?

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên

lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. [Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, SGK Ngữ văn lớp 11 tập một, NXB Giáo dục, trang 95 ]1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? [1.0 điểm ]2. Từ gọi trong câu văn có tác dụng gì? Tìm và chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh chiều buông ? [0,5 điểm ]3. Nội dung chính của đoạn văn? [0,5 điểm ]

4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương [1,0 điểm] [trình bày khoảng 5 đến 7 dòng]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Người trẻ chúng ta, đôi khi vì quá non nớt và nông nổi nên chưa bao giờ dành thời gian để nghĩ lại về bản thân mình. Nhiều người đi trước cho rằng thế hệ trẻ hay “ảo tưởng” về bản thân mình. Đúng thật, bởi lẽ được học tập và sinh hoạt trong một môi trường hiện đại, đầy tiện nghi như bây giờ nên chúng ta cứ ngỡ mình là “ngọc trai”, dù không lóng lánh thì cũng phải được không ít người chú ý. Thực ra, mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ trong đại dương bao la mà thôi. Chúng ta cũng giống như biết bao những người khác, nếu muốn khác biệt thì chỉ có một thứ khiến chúng ta nổi bật, đó chính là: nỗ lực. Để làm “thiên nga giữa bầy vịt”, chúng ta chẳng thể ngồi chờ cơ hội đến. Ai chẳng muốn may mắn nhưng không phải cứ muốn là sẽ có. Nhiều người cũng cho rằng thế hệ trẻ ngày nay quá bồng bột, bởi lẽ chỉ một chút xem thường của người khác mà đã giơ tay đầu hàng rút lui, ôm ấm ách khó chịu trong bụng. Chẳng ai hoàn hảo ngay từ đầu cả, phải biết lắng nghe tiếp thu những ý kiến đúng đắn của người khác thì chúng ta mới trưởng thành lên được. Người trẻ mới bước vào xã hội, có quá ít kinh nghiệm sống nên cách để lớn nhanh nhất là chăm chỉ và lắng nghe những lời người đi trước, rèn giũa bản thân và tự vấp ngã, tự đứng dậy. Nếu muốn bản thân trở nên xuất chúng hơn, được người đời thừa nhận thì phải cố gắng để tự mình trở thành một viên ngọc trai. Còn nếu không, hãy chấp nhận là hạt cát bé nhỏ cả đời! [Theo cafebiz.vn] 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ trong đại dương bao la mà thôi. 3. Tại sao người viết khẳng định: Ai chẳng muốn may mắn nhưng không phải cứ muốn là sẽ có.

4. Anh/ chị tâm đắc nhất thông điệp nào của văn bản. Nêu rõ lí do .

GIÚP MÌNH VỚI :

Chủ Đề