Nguyễn Mạnh Quân Đạo đức kinh doanh và Văn hóa công ty NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2012 658.4 Ngữ q

Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạnĐẠO ĐỨC KINH DOANHĐạo đức kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng nhất nhưngđồng thời cũng là điều dễ gây hiểu nhầm nhất trong thế giới kinh doanh ngàynay. Trong vòng hơn 20 năm vừa qua, đạo đức kinh doanh đã trở thành một vấnđề thu hút được nhiều quan tâm. Ngày nay, các doanh nghiệp phải đối mặt vớisức ép của người tiêu dùng về các hành vi đạo đức, các quy định pháp luật cũngđược thiết kế khuyến khích các hành vi tốt của doanh nghiệp - từ hoạt độngmarketing đến bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh tác động đến tất cả cáclĩnh vực của cuộc sống xã hội, nên nhà kinh doanh cũng cần phải có đạo đứcnghề nghiệp và không thể hoạt động ngoài vòng pháp luật mà chỉ có thể kinhdoanh những gì pháp luật xã hội không cấm. Phẩm chất đạo đức kinh doanh củanhà doanh nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của nhà kinhdoanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được nhữngthành công trên thương trường, tồn tại và phát triển bền vững.Mục tiêu của chương:• Tìm hiểu vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc điều chỉnh hành vicủa của chủ thể kinh doanh.• Xem xét các khía cạnh thể hiện và các bài học rút ra từ đạo đức kinhdoanh trong các mối quan hệ khác nhau.• Tìm hiểu phương pháp phân tích vấn đề đạo đức kinh doanh và quytrình xây dựng một chương trình đạo đức hiệu quả trong doanh nghiệp.Những nội dung cơ bản: Khái luận về đạo đức kinh doanh. Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh. Phương pháp phân tích và xây dựng đạo đức kinh doanh. Các vấn đề đạo đức kinh doanh toàn cầu.1Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạn1. KHáI LUậN Về ĐạO ĐứC KINH DOANH1.1Khái niệm đạo đứcTừ "đạo đức" có gốc từ latinh Moralital [luân lý] - bản thân mình cư xử và gốc từHy lạp Ethigos [đạo lý] - người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta muốn họ. ở TrungQuốc, "đạo" có nghĩa là đường đi, đường sống của con người, "đức" có nghĩa là đức tính,nhân đức, các nguyên tắc luân lý.Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh,đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xãhội.Từ giác độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tựnhiên của cái đúng - cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng - cái sai, triết lý vềcái đúng - cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng mộtnghề nghiệp” [từ điển Điện tử American Heritage Dictionary].Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm:- Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương.- Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể.Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theocác chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôithúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục.Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thâncũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xâydựng lối sống, lý tưởng mỗi người.Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan dung, chính trựckhiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phảnbội, bất tín, ác…Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ:+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế màmang tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản pháp quy.2Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạn+ Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, pháp luật chỉđiều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ nhà nước còn đạo đức baoquát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần. Pháp luật chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏnhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành vi đạo lý đúng đắn tồn tại bên trên luật.1.2Khái niệm đạo đức kinh doanh1.2.1Lịch sử đạo đức kinh doanh:Đạo đức kinh doanh xuất phát từ thực tiễn kinh doanh trong các thời kỳ lịch sử:Khoảng 4000 năm trước công nguyên, sự phát triển kinh tế có phân công lao độngđã tạo ra ba nghề: Chăn nuôi, thủ công, buôn bán thương mại. Sản phẩm sản xuất ra trởthành hàng hóa, kinh doanh xuất hiện và đạo đức kinh doanh cũng ra đời. Đây cũng làthời kỳ mới của nhân loại, có mâu thuẫn đối kháng giai cấp, có bộ máy nhà nước, conngười không sống "ngây thơ thuần phác" nữa, quan hệ giữa con người trở nên đa dạng,phức tạp. Kinh doanh thương mại cũng tạo thêm nhiều yêu cầu đạo đức; không đượctrộm cắp, phải sòng phẳng trong giao thiệp "tiền trao cháo múc", phải có chữ tín, biết tôntrọng các cam kết, thoả thuận…ở phương Tây, đạo đức kinh doanh xuất phát từ những tín điều của Tôn giáo: LuậtTiên tri [Law of Moses] lâu đời của phương Tây có những lời khuyên như tới mùa thuhoạch ngoài đồng ruộng, không nên gặt hái hết mà cần chừa một ít hoa màu ở bên đườngcho người nghèo khó. Ngày nghỉ lễ Sabbath hàng tuần thì cả chủ và thợ cũng được nghỉ[truyền thống này trở thành ngày chủ nhật hiện nay]. Sau 50 năm, mọi món nợ sẽ đượchuỷ bỏ. Năm xoá nợ [Year of the Jubiliees] sau này được pháp chế hoá thành thời hiệu 30năm của các món nợ trong Dân luật. Đến thời Trung cổ, Giáo hội La Mã đã có Luật[canon law] đề ra tiêu chuẩn đạo đức trong một số hoạt động kinh doanh như nguyên tắc"tiền nào của ấy" [just wages and just prices], không nên trả lương cho thợ thấp dưới mứccó thể sống được. Luật Hồi giáo cũng ngăn cản việc cho vay lãi, trừ trường hợp bỏ vốnđầu tư phải chịu rủi ro kinh doanh nên được hưởng lời.Về sau, nhiều tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh đã được thể hiện trong pháp luật đểcó thể áp dụng hiệu quả trong thực tế như luật Chống độc quyền kinh doanh [ShermanAct of America 1896], các Luật về tiêu chuẩn chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng, Luậtbảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như hiện nay.3Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạnSang thế kỷ XX:- Trước thập kỷ 60, khởi đầu bằng các vấn đề do các giáo phái đưa ra: Mức lươngcông bằng, lao động, đạo đức chủ nghĩa tư bản. Đạo Thiên chúa giáo quan tâm đến quyềncủa người công nhân, đến mức sinh sống của họ và các giá trị khác của con người.- Những năm 60, sự gia tăng những vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái: ônhiễm, các chất độc hại, quyền bảo vệ người tiêu dùng được gia tăng. Năm 1963, Tổngthống Mỹ J. Kennedy đã đưa ra thông báo đặc biệt bảo vệ người tiêu dùng. Năm 1965,phong trào người tiêu dùng đã chỉ trích ngành ô tô nói chung [nhất là hãng General Motorvì họ nhận thấy hãng này đã đặt lợi nhuận của ô tô cao hơn cả sự an toàn và sự sống củangười sử dụng, họ đã yêu cầu hãng phải lắp dây an toàn, các chốt khóa cẩn thận, chắcchắn. 1968 - đầu 1970, những hoạt động cho phong trào người tiêu dùng đã giúp cho việcthông qua một số luật như Luật về Kiểm tra phóng xạ vì sức khoẻ và sự an toàn; luật vềnước sạch; luật về chất độc hại.- Những năm 70, đạo đức kinh doanh trở thành một lĩnh vực nghiên cứu. Các giáosư bắt đầu giảng dạy và viết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đã đưa ra nhữngnguyên tắc cần được áp dụng vào hoạt động kinh doanh, đã có nhiều cuộc hội thảo vềtrách nhiệm xã hội và người ta đã thành lâp trung tâm nghiên cứu những vấn đề đạo đứckinh doanh. Cuối những năm 70, đã xuất hiện một số vấn đề như hối lộ, quảng cáo lừagạt, an toàn sản phẩm, thông đồng câu kết với nhau để đặt giá cả. Cho nên khái niệm đạođức kinh doanh đã trở thành quen thuộc với các hãng kinh doanh và người tiêu dùng.- Những năm 80 đạo đức kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu và các nhà kinhdoanh thừa nhận là một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Xuất hiện các Trung tâm nghiên cứuđạo đức kinh doanh. Trung tâm nghiên cứu đạo đức kinh doanh ở trường cao đẳngBentley thuộc bang Massachusetts khởi đầu hoạt động năm 1976. Sau đó hơn 30 trungtâm và học viện đã được thành lập hay chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực đạođức kinh doanh. Các khóa học về đạo đức kinh doanh đã được tổ chức ở các trường đạihọc của Mỹ với hơn 500 khóa học và 70.000 sinh viên. Các trung tâm nghiên cứu đạođức kinh doanh công bố những tư liệu, ấn phẩm của mình. Các hãng lớn như Johnson &Johnson, Caterpaller đã quan tâm đến khía cạnh đạo đức trong kinh doanh nhiều hơn. Họ4Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạnthành lập Uỷ ban đạo đức và Chính sách xã hội để giải quyết những vấn đề đạo đức trongcông ty.- Những năm 90: Thể chế hoá đạo đức kinh doanh. Chính quyền Clinton đã ủng hộthương mại tự do, ủng hộ quan điểm cho rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm với việclàm vô đạo đức và thiệt hại do mình gây ra. Tháng 11/1991, quốc hội Mỹ đã thông quachỉ dẫn xử án đối với các tổ chức ghi thành luật, những khuyến khích đối với các doanhnghiệp mà có những biện pháp nhằm tránh những hành vi vô đạo đức.- Từ năm 2000 đến nay, đạo đức kinh doanh trở thành lĩnh vực nghiên cứu đangđược phát triển. Các vấn đề của đạo đức kinh doanh đang được tiếp cận, được xem xét từnhiều góc độ khác nhau: Từ luật pháp, triết học và các khoa học xã hội khác. Đạo đứckinh doanh đã gắn chặt với khái niệm trách nhiệm đạo đức và với việc ra quyết địnhtrong phạm vi công ty. Các hội nghị về đạo đức kinh doanh thường xuyên được tổ chức.1.2.2Khái niệm đạo đức kinh doanhĐạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụngđiều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinhdoanh.Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinh doanh cótính đặc thù của hoạt động kinh doanh - do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợiích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giốngcác hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốtcủa giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế... hoặcsang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ con cái thì đó lại là những thói xấu bịxã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phốibởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:- Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lờihứa, giữ chữ tín trong kinh doanh. Nhất quán trong nói và làm. Trung thực trong chấphành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản5Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạnxuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuầnphong mỹ tục. Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng [giao dịch, đàm phán, ký kết] vàngười tiêu dùng: Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng tráiphép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp. Trung thựcngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, "chiếm công vi tư"- Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọngphẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển củanhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủcạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ- Gắn lợi ích của DN với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắnvới trách nhiệm xã hội- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệtĐối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh: Đó là chủ thể hoạt động kinhdoanh. Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả những ai là chủ thể củacác quan hệ và hành vi kinh doanh:- Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hànhvi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh [hộ gia đình, công ty, xínghiệp, tập đoàn] như Ban giám đốc, các thành viên Hội đồng quản trị, công nhân viênchức. Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong mỗi tổ chứcđó. Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ.- Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động cuả họ đềuxuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ chuđáo. Tâm lý này không khác tâm lý thích "mua rẻ, bán đắt" của giới doanh nhân, do vậycũng cần phải có sự định hướng của đạo đức kinh doanh. Tránh tình trạng khách hàng lợidụng vị thế "Thượng đế" để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xóimòn các chuẩn mực đạo đức. Khẩu hiệu "Bán cái thị trường cần chứ không phải bán cáimình có" chưa hẳn đúng!!Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh.6Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạnĐó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác độngđến hoạt động kinh doanh: Thể chế chính trị [XHCN], chính phủ, công đoàn, nhà cungứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công…1.3Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội1.3.1Khái niệm trách nhiệm xã hộiTrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp [Corporate Social Responsibility hay CSR],theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đónggóp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệmôi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương côngbằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cảdoanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt mộtchứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử [Code of Conduct – COC].Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Cótrách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểucác hậu quả tiêu cực đối với xã hội.1.3.2Các khía cạnh của trách nhiệm xã hộiNhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệplà tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật,trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Điều đó làđúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọngtrong trách nhiệm của một công ty. Mà quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoánđược và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanhnghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực. Đồng thờitrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sựphát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xãhội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệpvừa ích lợi cho phát triển. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cảnăng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nó. Và là doanh nghiệp sản xuất giấy,phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó...7Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạnVì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khíacạnh vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế,pháp lí, đạo đức và lòng bác ái.Hình 3-1 : Tháp trách nhiệm xã hội1.3.2.1 Khía cạnh kinh tếKhía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuấthàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệpấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồncung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ,phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thếnào trong hệ thống xã hộiTrong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vàotăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối vớingười lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thùlao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởngthù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêngtư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanhnghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liênquan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm [quảng8Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạncáo], phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, trách nhiệmkinh tế của doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được uỷ thác.Những giá trị và tài sản này có thể là của xã hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giaophó cho tổ chức, doanh nghiệp - mà đại diện là người quản lý, điều hành - với những điềukiện ràng buộc chính thức. Đối với các bên liên đới khác, nghĩa vụ kinh tế của doanhnghiệp là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ. Nghĩa vụ này được thực hiện bằngviệc cung cấp trực tiếp những lợi ích này cho họ qua hàng hoá, việc làm, giá cả, chấtlượng, lợi nhuận đầu tư, vv..Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở chocác hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đềuđược thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý1.3.2.2 Khía cạnh pháp lýKhía cạnh pháp lí trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệpphải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan.Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môitrường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại nhữnghành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơbản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: [1] điều tiết cạnh tranh; [2] bảo vệ ngườitiêu dùng; [3] bảo vệ môi trường; [4] an toàn và bình đẳng và [5] khuyến khích phát hiệnvà ngăn chặn hành vi sai trái.Thông qua trách nhiệm pháp lí, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hànhvi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện tráchnhiệm pháp lí của mình1.3.2.3 Khía cạnh đạo đứcKhía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hànhvi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định tronghệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tớinhững gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp líkhắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộngđồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thànhluật. Các công ty phải đối xử với các cổ đông và những người có quan tâm trong xã hội9Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạnbằng một cách thức có đạo đức vì làm ăn theo một cách thức phù hợp với các tiêu chuẩncủa xã hội và những chuẩn tắc đạo đức là vô cùng quan trọng. Vì đạo đức là một phầncủa trách nhiệm xã hội nên chiến lược kinh doanh cần phải phản ánh một tầm hiểu biết,tầm nhìn về các giá trị của các thành viên trong tổ chức và các cổ đông và hiểu biết vềbản chất đạo đức của những sự lựa chọn mang tính chiến lược. Khía cạnh đạo đức củamột doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đứcđược tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua cáccông bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hànhđộng của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.Minh họa 3-1: Tầm nhìn của Unilever VietnamMục tiêu của chúng tôi ở Unilever là đáp ứng như cầu hàngngày của con người ở khắp mọi nơi – đoán trước nguyện vọng củakhách hàng và người tiêu dùng của chúng tôi, đáp ứng một cách sángtạ và cạnh tranh với các sản phẩm và dịch vụ có thương hiệu nâng caochất lượng cuộc sống.Gốc rễ sâu của chúng tôi trong văn hoá bản địa và các thịtrường trên toàn thế giới là sự thừa kế không thể sánh kịp của chúngtôi và nền tảng cho phát triển trong tương lai của chúng tôi.Chúng tôi sẽ mang kiến thức và kinh nghiệm quốc tế của mìnhđể phục vụ những người tiêu dùng trong nước - thực sự là một công tyđa quốc gia đa nội địa [a truly multilocal multinational].Thành công dài hạn của chúng tôi cần phải có sự cam kết toànbộ cho các chuẩn mực đặc biệt về kết quả hoạt động và năng suất, vềlàm việc cùng nhau một cách hiệu quả và về mong muốn nắm lấynhững ý tưởng mới và liên tục học hỏi.Chúng tôi tin rằng để thành công cần phải có các chuẩn mựccao của hành vi doanh nghiệp đối với nhân viên, người tiêu dùng, xãhội và thế giới mà chúng ta đang sống.Đây là con đường của Unilever để đi đến phát triển bền vững,sinh lợi cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi và tạo ra giá trị dàihạn cho các cổ đông và nhân viên của mình.1.3.2.4 Khía cạnh nhân văn [lòng bác ái]Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hànhvi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xãhội. Ví dụ như thành lập các tổ chức từ thiện và ủng hộ các dự án cộng đồng là các hìnhthức của lòng bác ái và tinh thần tự nguyện của công ty đó.10Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạnNhững đóng góp có thể trên bốn phương diện: Nâng cao chất lượng cuộc sống,san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và pháttriển nhân cách đạo đức của người lao động.Khía cạnh này liên quan tới những đóng góp về tài chính và nguồn nhân lực chocộng đồng và xã hội lớn hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Khía cạnh nhân ái củatrách nhiệm pháp lí liên quan tới cơ cấu và động lực của xã hội và các vấn đề về chấtlượng cuộc sống mà xã hội quan tâm. Người ta mong đợi các doanh nghiệp đóng góp chocộng đồng và phúc lợi xã hội. Các công ty đã đóng góp những khoản tiền đáng kể chogiáo dục, nghệ thuật, môi trường và cho những người khuyết tật. Các công ty không chỉtrợ giúp các tổ chức từ thiện địa phương và trên cả nước mà họ còn tham gia gánh váctrách nhiệm giúp đào tạo những người thất nghiệp. Lòng nhân ái mang tính chiến lượckết nối khả năng của doanh nghiệp với nhu cầu của cộng đồng và của xã hội.Đõy là thứ trỏch nhiệm được điều chỉnh bởi lương tõm. Chẳng ai cú thể bắt buộccỏc doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xõy nhà tỡnh nghĩa hoặc lớp học tỡnh thương, ngoàinhững thụi thỳc của lương tõm. Tuy nhiờn, thương người như thể thương thõn là đạo lýsống ở đời. Nếu đạo lý đú ràng buộc mọi thành viờn trong xó hội thỡ nú khụng thể khụngràng buộc cỏc doanh nhõn. Ngoài ra, một xó hội nhõn bản và bỏc ỏi là rất quan trọng chohoạt động kinh doanh. Bởi vỡ trong xó hội như vậy, sự giàu cú sẽ được chấp nhận. Thiếuđiều này, động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ.Minh họa 3-2: Các hoạt động hỗ trợ cộng đồng của Unilever Vietnam1. Chăm sóc sức khỏe và và vệ sinh cộng đồng1.1 Chương trình bảo vệ nụ cười Việt Nam của P/S1.2. Dự án “Cho đôi mắt sáng của trẻ thơ”2. Giáo dục2.1 Tăng cường năng lực đào tạo nghề [tổng ngân sách 4,5 tỷ đồng]2.2 Nhà tài trợ xây dựng “Trung tâm đào tạo nghề cho người khuyết tật và mồ côitại thành phố Hồ Chí Minh”3. Bảo vệ môi trường - Dự án “Tự hào Hạ Long”4. Đưa cánh tay trợ giúp những người cần11Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạn4.1 Làng Hy Vọng4.2 Xây dựng ngôi nhà tình nghĩa cho người nghèo do OMO tài trợCông ty cam kết trong giai đoạn 2001-2005 đóng góp 2 triệu đô la [khoảng 30 tỷ đồng] mỗinằm cho phát triển cộng đồng và các hoạt động từ thiện.Dưới đây chúng ta sẽ kiểm định 4 thành tố của trách nhiệm xã hội: Thông quatrách nhiệm pháp lí - cơ sở khởi đầu của mọi hoạt động kinh doanh, xã hội buộc cácthành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâudài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lí của mình. Bước tiếp theo mà các tổ chứccần lưu tâm là trách nhiệm đạo đức. Các công ty phải quyết định những gì họ cho làđúng, chính xác và công bằng theo những yêu cầu nghiêm khắc của xã hội. Nhiều ngườixem pháp luật chính là những đạo đức được hệ thống hoá. Một sự quyết định tại thờiđiểm này có thể sẽ trở thành một luật lệ trong tương lai nhằm cải thiện tư cách công dâncủa tổ chức. Trong việc thực thi trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm xã hội của mình, cáctổ chức cũng phải lưu tâm tới những mối quan tâm về kinh tế của các cổ đông. Thông quahành vi pháp lí và đạo đức thì tư cách công dân tốt sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Bước cuốicùng của trách nhiệm xã hội là trách nhiệm về lòng bác ái. Bằng việc thực thi trách nhiệmvề lòng bác ái, các công ty đóng góp các nguồn lực về tài chính và nhân lực cho cộngđồng để cải thiện chất lượng cuộc sống. Khía cạnh lòng bác ái và kinh tế của trách nhiệmxã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi vì tổ chức càng làm được nhiều lợi nhuậnbao nhiêu thì cơ hội họ đầu tư vào các hoạt động nhân đức càng lớn bấy nhiêu. Mỗi khíacạnh của trách nhiệm xã hội định nghĩa một lĩnh vực mà các công ty phải đưa ra quyếtđịnh biểu thị dưới dạng những hành vi cụ thể sẽ được xã hội đánh giá.1.3.3Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hộiKhái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụnglẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là mộtbiểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toànkhác nhau.Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phảithực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối12Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạnthiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quyđịnh và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Trách nhiệm xã hộiđược xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quyđịnh rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩmchất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy.Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo nhữngquyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của nhữngquyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn,kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳvọng xuất phát từ bên ngoài.Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặtchẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêmchính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ vàquy định. Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinhdoanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận. Ví dụ như một cuộc khảo sát cho thấy ba trongsố bốn khách hàng từ chối mua sản phẩm của một số doanh nghiệp vì đạo đức của doanhnghiệp cũng được coi là lí do quan trọng giải thích tại sao khách hàng tránh không muasản phẩm của doanh nghiệp đó. Một nghiên cứu nhận thấy rằng trách nhiệm xã hội gópphần vào sự tận tuỵ của nhân viên và sự trung thành của khách hàng - những mối quantâm chủ yếu của bất cứ một doanh nghiệp nào để có thể tăng lợi nhuận. Chỉ khi các côngty có những mối quan tâm về đạo đức trong cơ sở và các chiến lược kinh doanh của mìnhthì khi đó trách nhiệm xã hội như một quan niệm mới có thể có mặt trong quá trình đưa raquyết định hàng ngày được.Mặt khác, các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đứcthường được dàn xếp thông qua những hành động pháp lí dân sự. Ví dụ như tổng công tyBausch & Lomb đã phải chịu một vụ thua lỗ khoảng 54% thu nhập sau khi các nhà quảnlí “đùa giỡn và bỏ qua các quy định kế toán và đạo đức”. Một ví dụ khác là công tyPennzoil đã phải chi trả 6,75 $ để dàn xếp vụ kiện về phân biệt chủng tộc, công ty này đãbị quy kết là đã trả lương cho những nhân viên người da đen thấp hơn và cho họ ít cơ hộiđựoc thăng tiến hơn so với những nhân viên da trắng. Với tư cách là một nhân tố không13Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạnthể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hoà lợi íchcủa các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội. Khó khăn trong các quyết địnhquản lý không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần được tôn trọng, mà còn cân đối,hài hoà và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận. Chính vì vậy, khi vậndụng đạo đức vào kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng là đạo đứckinh doanh, và các trách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn, trách nhiệm xã hội.1.4Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệpLợi nhuận là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của một doanh nghiệpvà là cơ sở đánh giá khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên,nếu người quản lý doanh nghiệp hiểu sai bản chất của lợi nhuận và coi đấy là mục tiêuchính và duy nhất của hoạt động kinh doanh thì sự tồn tại của doanh nghiệp có thể bị đedoạ. Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với một tổ chức là một vấn đề gây tranhcãi với rất nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều giám đốc doanh nghiệp coi các chươngtrình đạo đức là một hoạt động xa xỉ mà chỉ mang lại lợi ích cho xã hội chứ không phảidoanh nghiệp. Vai trò của sự quan tâm đến đạo đức trong các mối quan hệ kinh doanhtiếp tục bị hiểu lầm. Chúng ta sẽ xem xét ở các nội dung dưới đây về vai trò của đạo đứckinh doanh trong hoạt động quản trị doanh nghiệp.Hình 3-2: Vai trò của đạo đức tổ chức trong hoạt động kinh doanh14Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạn1.4.1Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vicủa các chủ thể kinh doanhĐạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinhdoanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội. Khôngmột pháp luật nào dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng không thể là chuẩn mực chomọi hành vi của đạo đức kinh doanh. Nó không thể thay thế vai trò của đạo đức kinhdoanh trong việc khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm củadoanh nhân. Bởi vì phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọilĩnh vực của thế giới tinh thần trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quanđến chế độ nhà nước, chế độ xã hội... Mặt khác, pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và đượcthi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, càng hạn chế được sự kiếm lời phipháp đồng thời cũng là hành vi đạo đức: Tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, gian lậnthương mại... khi bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh, lúc này “hiện tượng kiện tụngbuộc người ta phải cư xử có đạo đức”.Các mức độ bổ sung, “dung hoà” đạo đức và pháp luật được khái quát qua các“góc vuông xác định tính chất đạo đức và pháp lý của hành vi”sau:15Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạnSự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sảnphẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu đến từ phong cách kinh doanh của doanhnghiệp. Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tácđộng trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy,trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp. Chẳng phải vô cớmà khoảng 15 năm nay một ngạn ngữ ấn Độ được lưu truyền trong giới doanh nghiệp ởcác nước phát triển: “Gieo tư tưởng gặt hành vi, gieo hành vi gặt thói quen, gieo thóiquen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận”.1.4.2Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanhnghiệpPhần thưởng cho một công ty có quan tâm đến đạo đức là được các nhân viên,khách hàng và công luận công nhận là có đạo đức. Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đứcvà trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạtđộng hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cảithiện, đưa quyết định đúng đắn hơn, sự trung thành của khách hàng, và lợi ích về kinh tếlớn hơn. Các tổ chức phát triển được một môi trường trung thực và công bằng sẽ gâydựng được nguồn lực đáng quý có thể mở rộng cánh cửa dẫn đến thành công.Các tổ chức được xem là có đạo đức thường có nền tảng là các khách hàng trungthành cũng như đội ngũ nhân viên vững mạnh, bởi sự tin tưởng và phụ thuộc lẫn nhau16Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạntrong mối quan hệ. Nếu các nhân viên hài lòng thì khách hàng sẽ hài lòng; và nếu kháchhàng hài lòng thì các nhà đầu tư sẽ hài lòng. Các khách hàng có xu hướng thích mua hàngcủa các công ty liêm chính hơn, đặc biệt là khi giá cả của công ty đó cũng bằng với giácủa các công ty đối thủ. Khi các nhân viên cho rằng tổ chức của mình có một môi trườngđạo đức, họ sẽ tận tâm hơn và hài lòng với công việc của mình hơn. Các công ty cungứng thường muốn làm ăn lâu dài với các công ty mà họ tin tưởng để qua hợp tác họ cóthể xoá bỏ được sự không hiệu quả, các chi phí và những nguy cơ để có thể làm hài lòngkhách hàng. Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội vàuy tín của các công ty mà họ đầu tư, và các công ty quản lí tài sản có thể giúp các nhà đầutư mua cổ phiếu của các công ty có đạo đức. Các nhà đầu tư nhận ra rằng một môi trườngđạo đức là nền tảng cho sự hiệu quả, năng suất, và lợi nhuận. Mặt khác, các nhà đầu tưcũng biết rằng các hình phạt hay công luận tiêu cực cũng có thể làm giảm giá cổ phiếu,giảm sự trung thành của khách hàng và đe doạ hình ảnh lâu dài của công ty. Các vấn đềvề pháp lí và công luận tiêu cực có những tác động rất xấu tới sự thành công của bất cứmột công ty nào.Sự lãnh đạo cũng có thể mang lại các giá trị tổ chức và mạng lưới xã hội ủng hộcác hành vi đạo đức. Các nhà lãnh đạo nhận thức được bản chất của mối quan hệ trongkinh doanh, những vấn đề và mâu thuẫn tiềm ẩn, tìm ra biện pháp quản lý khắc phụcnhững trở ngại có thể dẫn đến bất đồng, tạo dựng bầu không khí làm việc thuận lợi chomọi người hoà đồng, tìm ra được một hướng chung tạo ra sức mạnh tổng hợp của sựđồng thuận, đóng góp cho sự phát triển của tổ chức. Sự lãnh đạo chú trọng vào việc xâydựng các giá trị đạo đức tổ chức vững mạnh cho các nhân viên sẽ tạo ra sự đồng thuận vềchuẩn tắc đạo đức và các đặc điểm của những mối quan hệ chung. Các lãnh đạo ở địa vịcao trong tổ chức đóng một vai trò chủ chốt trong việc truyền bá các tiêu chuẩn đạo đức,các chuẩn tắc và quy định đạo đức nghề nghiệp. Sự cần thiết có sự lãnh đạo có đạo đứcđể cung cấp cơ cấu cho các giá trị của tổ chức và những ngăn cản đối với các hành vi vôđạo đức đã được làm rõ trong nghiên cứu trước. Các nhà lãnh đạo có thể cung cấp cơ cấunày bằng cách thiết lập các chương trình đào tạo đạo đức chính thức và không chính thức,cũng như các hướng dẫn khác, giúp các nhân viên phải lưu tâm đến khía cạnh đạo đứctrong quá trình đưa ra quyết định của mình.17Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạnNhận thức của các nhân viên về công ty của mình là có một môi trường đạo đức sẽmang lại những kết quả tốt đẹp trong hoạt động của tổ chức. Xét về khía cạnh năng suấtvà làm việc theo nhóm, các nhân viên trong các phòng ban khác nhau cũng như giữa cácphòng ban cần thiết có chung một cái nhìn về sự tin tưởng. Mức độ tin tưởng cao hơn cóảnh hưởng lớn nhất lên các mối quan hệ trong nội bộ các phòng ban hay các nhóm làmviệc, nhưng tin tưởng cũng là một nhân tố quan trọng trong các mối quan hệ giữa cácphòng ban trong tổ chức. Bởi vậy, các chương trình tạo ra một môi trường lao động cólòng tin sẽ làm cho các nhân viên sẵn sàng hành động theo các quyết định và hành độngcủa các đồng nghiệp. Trong một môi trường làm việc như thế này, các nhân viên có thểmong muốn được các đồng nghiệp và cấp trên đối xử với mình với một sự tôn trọng vàquan tâm sâu sắc. Các mối quan hệ có lòng tin trong một tổ chức giữa các giám đốc vàcấp dưới của họ và ban quản lí cấp cao góp phần vào hiệu quả của quá trình đưa quyếtđịnh.Hầu hết các công ty đáng ngưỡng mộ nhất trờn thế giới đều chú trọng vào phươngpháp làm việc theo nhóm, quan tâm nhiều đến khách hàng, đề cao việc đối xử công bằngvới nhân viên, và thưởng cho các thành tích tốt, cũng như công cuộc đổi mới.1.4.3Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâmcủa nhân viênSự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương lai của họgắn liền với tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hy sinh cá nhân vì tổchức của mình. Doanh nghiệp càng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thì các nhân viêncàng tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu. Các vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển củamột môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm một môi trường lao động an toàn, thù laothích đáng, và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng với tất cả cácnhân viên. Các chương trình cải thiện môi trường đạo đức có thể là chương trình “giađình và công việc” hoặc chia/bán cổ phần cho nhân viên. Các hoạt động từ thiện hoặc trợgiúp cộng đồng không chỉ tạo ra suy nghĩ tích cực của chính nhân viên về bản thân họ vàdoanh nghiệp mà còn tạo ra sự trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp.Sự cam kết làm các điều thiện và tôn trọng nhân viên thường tăng sự trung thànhcủa nhân viên đối với tổ chức và sự ủng hộ của họ với các mục tiêu của tổ chức. Cácnhân viên sẽ dành hầu hết thời gian của họ tại nơi làm việc chứ không chây ì, “chỉ làm18Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạncho xong công việc mà không có nhiệt huyết” hoặc làm việc “qua ngày đoạn tháng”,không tận tâm đối với những mục tiêu đề ra của tổ chức bởi vì họ cảm thấy mình khôngđược đối xử công bằng.Môi trường đạo đức tổ chức rất quan trọng đối với các nhân viên. Đa số nhân viêntin rằng hình ảnh của một công ty đối với cộng đồng là vô cùng quan trọng, các nhân viênthấy công ty của mình tham gia tích cực vào các công tác cộng đồng sẽ cảm thấy trungthành hơn với cấp trên và cảm thấy tích cực về bản thân họ. Khi các nhân viên cảm thấymôi trường đạo đức trong tổ chức có tiến bộ, họ sẽ tận tâm hơn để đạt được các tiêuchuẩn đạo đức cao trong các hoạt động hàng ngày. Các nhân viên sẵn lòng thảo luận cácvấn đề đạo đức và ủng hộ các ý kiến nâng cao chất lượng trong công ty nếu công ty đócam kết sẽ thực hiện các quy định đạo đức. Thực chất, những người được làm việc trongmột môi trường đạo đức tin rằng họ sẽ phải tôn trọng tất cả các đối tác kinh doanh củamình, không kể những đối tác ấy ở bên trong hay bên ngoài công ty. Họ cần phải cungcấp những giá trị tốt nhất có thể cho tất cả các khách hàng và các cổ đông.Cam kết của nhân viên đối với chất lượng của công ty có tác động tích cực đến vịthế cạnh tranh của công ty nên một môi trường làm việc có đạo đức có tác dụng tích cựcđến các điểm mấu chốt về tài chính. Bởi chất lượng những dịch vụ phục vụ khách hàngtác động đến sự hài lòng của khách hàng, nên những cải thiện trong các dịch vụ phục vụkhách cũng sẽ có tác động trực tiếp lên hình ảnh của công ty, cũng như khả năng thu hútcác khách hàng mới của công ty.Minh họa 3-3: Công ty cà phê Starbucks đối xử với các nhân viên công bằngKinh nghiệm của công ty cà phê Starbucks ủng hộ ý kiến rằng đối xử với các nhân viên côngbằng sẽ nâng cao năng suất và lợi nhuận. Starbucks là công ty đầu tiên nhập khẩu các nông sản đểphát triển những quy định bảo vệ công nhân thu hái hạt cà phê tại các nước như Costa Rica. Starbucksđã đưa ra những lợi ích về y tế tuyệt vời và kế hoạch cổ phần hoá sở hữu cho tất cả các nhân viên,thâm chí ngay cả khi hầu hết họ đều là những công nhân làm việc bán thời gian. Chính sách mang lạilợi ích cho công nhân của Starbucks mở rộng và tốn kém hơn nhiều so với các công ty đối thủ. Cácnhân viên có vẻ đánh giá rất cao những nỗ lực của công ty; kim ngạch hàng năm của công ty là 55% vàdoanh thu, lợi nhuận tăng 50% một năm trong sáu năm liên tục. Một khách hàng mua một tách cà phêcủa Starbucks có thể tin tưởng rằng những người thu hoạch và chế biến cà phê được công ty đối xử rấtcông bằng. Starbucks còn thể hiện sự tận tâm với các nhân viên của mình trong các điều khoản củacông ty “chúng ta nên đối xử với nhau với lòng tôn trọng và danh dự”. Cũng đáng lưu ý là Starbuckscòn cho mỗi công nhân 1 pond cà phê miễn phí mỗi tuần. Công ty này cũng làm rõ với các cổ đông là19Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạncông ty phải tìm ra cách xây dựng các giá trị cho nhân viên của mình.1.4.4Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàngCác nghiên cứu và kinh nghiệm hiện thời của nhiều quốc gia cho thấy mối quan hệchặt chẽ giữa hành vi có đạo đức và sự hài lòng của khách hàng. Các hành vi vô đạo đứccó thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ chuyển sang muahàng của các thương hiệu khác, ngược lại hành vi đạo đức có thể lôi cuốn khách hàng đếnvới sản phẩm của công ty. Các khách hàng thích mua sản phẩm của các công ty có danhtiếng tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội. Khách hàng nói rằng họ ưu tiên nhữngthương hiệu nào làm điều thiện nếu giá cả và chất lượng các thương hiệu như nhau. Cáccông ty có đạo đức luôn đối xử với khách hàng công bằng và liên tục cải tiến chất lượngsản phẩm, cũng như cung cấp cho khách hàng các thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu, sẽ cólợi thế cạnh tranh tốt hơn và dành được nhiều lợi nhuận hơn. Điểm mấu chốt ở đây là chiphí để phát triển một môi trường đạo đức có thể có một phần thưởng là sự trung thànhcủa khách hàng ngày càng tăng.Đối với các doanh nghiệp thành công nhất thu được những lợi nhuận lâu dài thìviệc phát triển mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng nhau với khách hàng làchìa khoá mở cánh cửa thành công. Bằng việc chú trọng vào sự hài lòng của khách hàng,doanh nghiệp đó tiếp tục làm cho sự phụ thuộc của khách hàng vào công ty ngày càngsâu sắc hơn, và khi niềm tin của khách hàng tăng lên thì doanh nghiệp ấy sẽ có tầm hiểubiết sâu hơn về việc làm thế nào phục vụ khách hàng để phát triển mối quan hệ đó. Cácdoanh nghiệp thành công mang lại cho khách hàng các cơ hội góp ý kiến phản hồi, chophép khách hàng được tham gia vào quá trình giải quyết các rắc rối. Một khách hàng cảmthấy vừa lòng sẽ quay lại nhưng một khách hàng không vừa ý sẽ nói cho 10 người khácvề việc họ không hài lòng với một công ty nào đó và bảo bạn bè họ tẩy chay công ty đó.Các khách hàng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì việc khai thác và hoạt độngcủa các công ty không tôn trọng các quyền của con người. Sự công bằng trong dịch vụ làquan điểm của khách hàng về mức độ công bằng trong hành vi của một công ty. Bởi vậy,khi nghe được thông tin tăng giá dịch vụ thêm và không bảo hành thì các khách hàng sẽphản ứng tiêu cực đối với sự bất công này. Phản ứng của khách hàng đối với sự bất công- ví dụ như phàn nàn hoặc từ chối không mua bán với doanh nghiệp đó nữa - có thể đượcthúc đẩy bởi nhu cầu trừng phạt và mong muốn hạn chế sự bất công trong tương lai. Nếu20Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạnkhách hàng phải mua một mặt hàng đắt hơn hẳn thì cảm giác không công bằng sẽ tănglên và có thể bùng nổ thành một sự giận dữ.Một môi trường đạo đức vững mạnh thường chú trọng vào các giá trị cốt lõi đặtcác lợi ích của khách hàng lên trên hết. Đặt lợi ích của khách lên trên hết không có nghĩalà phớt lờ lợi ích của nhân viên, các nhà đầu tư, và cộng đồng địa phương. Tuy nhiên mộtmôi trường đạo đức chú trọng đến khách hàng sẽ kết hợp được những lợi ích của tất cảcác cổ đông trong các quyết định và hoạt động. Những nhân viên được làm việc trongmôi trường đạo đức sẽ ủng hộ và đóng góp vào sự hiểu biết về các yêu cầu và mối quantâm của khách hàng. Các hành động đạo đức hướng tới khách hàng xây dựng được vị thếcạnh tranh vững mạnh có tác dụng tích cực đến thành tích của doanh nghiệp và công tácđổi mới sản phẩm.1.4.5Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanhnghiệpTheo một nghiên cứu tiến hành với 500 tập đoàn lớn nhất ở Mỹ thì những doanhnghiệp cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ các quyđịnh đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tài chính. Sự quan tâmđến đạo đức đang trở thành một bộ phận trong các kế hoạch chiến lược của các doanhnghiệp, đây không còn là một chương trình do các chính phủ yêu cầu mà đạo đức đangdần trở thành một vấn đề quản lý trong nỗ lực để dành lợi thế cạnh tranh.Trách nhiệm công dân của một doanh nghiệp gần đây cũng được đề cập nhiều cóliên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu. Trách nhiệm công dân củadoanh nghiệp là đóng góp của một doanh nghiệp cho xã hội bằng hoạt động kinh doanhchính của mình, đầu tư xã hội, các chương trình mang tính nhân văn và sự cam kết củadoanh nghiệp vào chính sách công, là cách mà doanh nghiệp đó quản lý các mối quan hệkinh tế, xã hội, môi trường và là cách mà doanh nghiệp cam kết với các bên liên đới cótác động trên thành công dài hạn của doanh nghiệp đó.Một doanh nghiệp không thể trở thành một công dân tốt, không thể nuôi dưỡng vàphát triển một môi trường tổ chức có đạo đức, nếu kinh doanh không có lợi nhuận. Cácdoanh nghiệp có nguồn lực lớn hơn, thường có phương tiện để thực thi trách nhiệm côngdân của mình cùng với việc phục vụ khách hàng, tăng giá trị nhân viên, thiết lập lòng tinvới cộng đồng. Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ tích cực giữa trách nhiệm công21Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạndân với thành tích công dân. Các doanh nghiệp tham gia các hoạt động sai trái thườngphải chịu sự giảm lãi trên tài sản hơn là các doanh nghiệp không phạm lỗi. Các nghiêncứu cũng chỉ ra rằng tác động tiêu cực lên doanh thu không xuất hiện trước năm thứ ba từsau khi doanh nghiệp vi phạm lỗi.Hai Giáo sư John Kotter và James Heskett ở trường đào tạo quản lý kinh doanhthuộc Harvard, tác giả cuốn sách "Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích", đã phântích những kết quả khác nhau ở các công ty với những truyền thống đạo đức khác nhau.Công trình nghiên cứu của họ cho thấy, trong vòng 11 năm, những công ty "đạođức cao" đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682% [trong khi những công ty đối thủthường thường bậc trung về chuẩn mực đạo đức chỉ đạt được 36%]. Giá trị cổ phiếu củanhững công ty "đạo đức cao" trên thị trường chứng khoán tăng tới 901% [còn ở các đốithủ "kém tắm" hơn, chỉ số này chỉ là 74%]. Lãi ròng của các công ty "đạo đức cao" ở Mỹtrong 11 năm đã tăng tới 756% [1%].Minh họa 3-4: Hậu quả của các hành vi sai trái trong kinh doanhCó nhiều ví dụ về các công ty phải gánh chịu sự giảm sút tài chính đáng kể sau khi người taphát hiện ra họ không hành động có trách nhiệm với các cổ đông của mình. Columbia/ HCA đã phảichịu một sự giảm sút nghiêm trọng về giá cổ phiếu và doanh thu sau khi bị phát hiện lừa đảo chính phủmột cách hệ thống trong dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Các nhân viên và các khách hàng cũng phàn nànrằng Columbia/ HCA không quan tâm đến lợi ích của họ trong những hoạt động của rmình. Các nhânviên bị buộc phải làm việc vượt quá khả năng của họ, và khách hàng [các bệnh nhân] phải chi trả chocác dịch vụ họ không cần hoặc bị chuyển sang một bệnh viện khác nếu họ không có khả năng chi trả.Khi những hành vi sai trái này của Columbia/ HCA bị đưa ra công luận, danh tiếng của tập đoàn đã bịhuỷ hoại hoàn toàn chỉ trong vài tháng. Công ty Sears cũng phải chịu sự giảm sút này vì các chi nhánhsản xuất ô tô của công ty đã bán những bộ phận không cần thiết trong các cửa hàng sửa chữa củamình. Beech-Nut đã để mất khách sau khi bán một sản phẩm nước quả ép đề ngoài nhãn là 100%nguyên chất những thực ra chỉ là các chất hóa học có mùi táo. Hàng ngày các tờ báo và tạp chí kinhdoanh đưa ra nhiều ví dụ về hậu quả của các hành vi sai trái trong kinh doanh.Như vậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng đạo đức trong tổ chức sẽ mang lại cơ sở cho tấtcả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức cần thiết để thành công. Có nhiềuminh chứng cho thấy việc phát triển các chương trình đạo đức có hiệu quả trong kinhdoanh không chỉ giúp ngăn chặn các hành vi sai trái mà còn mang lại những lợi thế kinhtế. Mặc dù các hành vi đạo đức trong một tổ chức là rất quan trọng xét theo quan điểm xãhội và quan điểm cá nhân, những khía cạnh kinh tế cũng là một nhân tố cũng quan trọngkhông kém. Một trong những khó khăn trong việc dành được sự ủng hộ cho các ý tưởng22Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạnđạo đức trong tổ chức là chi phí cho các chương trình đạo đức không chỉ tốn kém mà cònchẳng mang lại lợi lộc gì cho tổ chức. Chỉ mình đạo đức không thôi sẽ không thể manglại những thành công về tài chính nhưng đạo đức sẽ giúp hình thành và phát triển bềnvững văn hóaá tổ chức phục vụ cho tất cả các cổ đông.1.4.6Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nềnkinh tế quốc giaMột câu hỏi quan trọng và thường được nêu ra là liệu hành động đạo đức trongkinh doanh có tác động đến kinh tế của một quốc gia hay không. Các nhà kinh tế họcthường đặt câu hỏi tại sao một số nền kinh tế thị trường mang lại năng suất cao, công dâncó mức sống cao, trong khi đó các nền kinh tế khác lại không như thế.Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố vôcùng quan trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội. Các nước phát triểnngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinhdoanh, để khuyến khích năng suất. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ hội pháttriển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ cá nhâncũng như phúc lợi xã hội.Niềm tin là cái mà các cá nhân xác định, có cảm giác chia sẻ với những ngườikhác trong xã hội. ở mức độ hẹp nhất ở niềm tin trong xã hội là lòng tin vào chính mình.Rộng hơn nữa là thành viên trong gia đình và họ hàng. Các quốc gia có các thể chế dựavào niềm tin sẽ phát triển môi trường năng suất cao vì có một hệ thống đạo đức giúpgiảm thiếu các chi phí giao dịch, làm cạnh tranh trở nên hiệu quả hơn. Trong hệ thốngdựa vào thị trường có niềm tin lớn như Nhật Bản, Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ, ThuỵĐiển, các doanh nghiệp có thể thành công và phát triển nhờ có một tinh thần hợp tác vàniềm tin.Chúng ta tiến hành so sánh tỷ lệ tham nhũng trong các thể chế xã hội khác nhau,Nigêria và Nga có tỷ lệ tham nhũng cao trong khi đó Canada và Đức có tỷ lệ tham nhũngthấp, ta có thể thấy được điểm khác biệt chính giữa các cấp độ về sự vững mạnh và ổnđịnh kinh tế của các nước này chính là vấn đề đạo đức. Điểm khác biệt giữa sự vữngmạnh và ổn định về kinh tế của các nước này cho ta một minh chứng là đạo đức đóngmột vai trò chủ chốt trong công cuộc phát triển kinh tế. Tiến hành kinh doanh theo một23Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạncách có đạo đức và có trách nhiệm tạo ra niềm tin và dẫn tới các mối quan hệ giúp tăngcường năng suất và đổi mới.Tóm lại, chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của đạo đức kinh doanh đối vớicác cá nhân, đối với doanh nghiệp và đối với xã hội và sự vững mạnh của nền kinh tếquốc gia nói chung. Các cổ đông muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có chương trình đạođức hiệu quả, quan tâm đến xã hội và có danh tiếng tốt. Các nhân viên thích làm việctrong một công ty để họ có thể tin tưởng được và khách hàng đánh giá cao về tính liêmchính trong các mối quan hệ kinh doanh. Môi trường đạo đức của tổ chức vững mạnh sẽđem lại niềm tin cho khách hàng và nhân viên, sự tận tâm của nhân viên và sự hài lòngcủa khách hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tư cách công dân của doanhnghiệp cũng có mối quan hệ tích cực với lợi nhuận mang lại của các khoản đầu tư, tài sảnvà tăng doanh thu của doanh nghiệp. Đạo đức còn đặc biệt quan trọng đối với sự pháttriển và thịnh vượng của một quốc gia. Đạo đức kinh doanh nên được tập thể quan tâmtrong khi lập kế hoạch chiến lược như các lĩnh vực kinh doanh khác, như sản xuất, tàichính, đào tạo nhân viên, và các mối quan hệ với khách hàng2. CáC KHíA CạNH THể HIệN CủA ĐạO ĐứC KINH DOANHHình sau đây sẽ cho thấy các khía cạnh biểu hiện của đạo đức kinh doanhHình 3-3: Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh24Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/Đề thi-NEU luôn đồng hành cựng bạn2.1Xem xét trong các chức năng của doanh nghiệp2.1.1Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lựcVấn đề đạo đức trong quản lý nguồn nhân lực liên quan đến các vấn đề cơ bản sau:- Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động:Trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự sẽ xuất hiện một vấn đề đạo đứckhá nan giải, đó là tình trạng phân biệt đối xử. Phân biệt đối xử là việc không cho phépcủa một người nào đó được hưởng những lợi ích nhất định xuất phát từ định kiến về phânbiệt. Biểu hiện ở phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hoá, tuổitác...Có những trường hợp cụ thể, sự phân biệt đối xử lại là cần thiết và không hoàntoàn sai. Chẳng hạn như một người quản lý không bao giờ để tôn giáo trở thành một cơsở để phân biệt đối xử khi tuyển chọn nhân sự. Tuy nhiên trong trường hợp phải chọnnhân sự cho Nhà thờ đạo Tin lành thì việc để tôn giáo là một cơ sở để lựa chọn là hoàntoàn hợp lý. Tương tự vậy, một nhà quản lý kiên quyết chỉ phỏng vấn những phụ nữ đểtuyển người cho vị trí giám đốc chương trình giáo dục phụ nữ hoặc một người gốc Phicho chương trình giáo dục người Mỹ gốc Phi là hợp lý.Tuy nhiên cũng có những trường hợp người quản lý dựa trên cơ sở phân biệt đốixử để tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự. Quyết định của họ dựa trên cơ sở người lao động25Thư viện tài liệu số và kỳ thi CFA //tailieuso.com/

Video liên quan

Chủ Đề